Năm 2027 phải đưa Dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô vào vận hành khai thác
Sáng 16/6, với 95,18% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội. Trước đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về chủ trương này.
Năm 2027 cần thiết phải đưa Dự án đường Vành đai 4 vào vận hành
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, một số ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá tác động về kinh tế - xã hội của Dự án đối với thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận; đề nghị báo cáo làm rõ tình hình thực hiện các tuyến đường Vành đai của Thành phố Hà Nội.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Dự án với vai trò liên kết vùng, giúp tái cấu trúc đô thị của các địa phương trong vùng, khai thác hiệu quả các đô thị vệ tinh góp phần giãn mật độ dân cư khu vực nội đô; tách giao thông liên tỉnh với giao thông nội đô, giảm thiểu ùn tắc giao thông; thúc đẩy phát triển đô thị hóa, phát triển các hành lang kinh tế và thu hút đầu tư, tạo nguồn lực đầu tư phát triển cho các địa phương trong vùng.
Các tuyến vành đai nằm trong khu vực đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện. Tuy nhiên, theo kết quả dự báo nhu cầu vận tải, hệ thống hạ tầng nội đô chưa đáp ứng được yêu cầu vận tải, đến năm 2027 cần thiết phải đưa Dự án đường Vành đai 4 vào vận hành khai thác. Việc sớm đầu tư tuyến Vành đai 4 sẽ giúp khai thác đồng bộ với các tuyến đường vành đai khác để bảo đảm các mục tiêu phát triển của Thành phố và Vùng Thủ đô.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo. |
Về ý kiến đề nghị làm rõ việc lập Dự án phải bảo đảm tầm nhìn dài hạn; đề nghị các địa phương cần cập nhập Dự án trong quá trình lập quy hoạch tỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Dự án được lập trên cơ sở xem xét sự phù hợp với các quy hoạch có liên quan để bảo đảm tầm nhìn dài hạn và phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai bao gồm quy hoạch mạng lưới đường bộ, mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô; quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội...
Trên cơ sở đó, Dự án được lập với mặt cắt ngang quy hoạch có bề rộng nền đường 90 - 130 m (gồm 06 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành). Chính phủ đã chỉ đạo triển khai đồng thời 05 quy hoạch (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không) là điều kiện thuận lợi để hoàn thành ý tưởng quy hoạch một hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại, bảo đảm kết nối hiệu quả, nâng cao chất lượng vận tải và giảm chi phí logistics.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương cập nhập Dự án trong quá trình lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống quy hoạch.
Dự kiến các điểm dừng xe khẩn cấp sẽ được bố trí hợp lý
Về ý kiến đề nghị làm rõ hơn phạm vi, quy mô đầu tư Dự án, trong đó làm rõ sự cần thiết phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tuyến đường sắt vành đai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo quy hoạch đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội có quy mô hoàn chỉnh gồm 06 làn xe cao tốc và hệ thống đường đô thị song hành hai bên, các công trình hạ tầng kỹ thuật và dự trữ cho đường sắt vành đai.
Các đại biểu đoàn Hà Nội biểu quyết tại phiên họp. |
Để phù hợp với số liệu dự báo nhu cầu vận tải và khả năng cân đối vốn, Dự án được nghiên cứu phân kỳ đầu tư theo quy mô 17m, tương tự như tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Đối với việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho phạm vi đường sắt vành đai sẽ giúp làm giảm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư về sau, đồng thời sớm có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giúp cuộc sống của người dân trong phạm vi Dự án được ổn định, ít bị ảnh hưởng.
Về ý kiến đề nghị làm rõ tính khả thi đầu tư theo phương thức PPP đối với dự án thành phần 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo báo cáo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã nhận được đề xuất của các nhà đầu tư tiềm năng mong muốn được tham gia thực hiện Dự án.
Các nhà đầu tư đều có cam kết đối với việc huy động vốn trên thị trường và khẳng định tính khả thi của Dự án. Việc đánh giá cụ thể năng lực tài chính của nhà đầu tư sẽ được tiếp tục thực hiện tại bước đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án.
Đồng thời, qua kết quả tính toán sơ bộ về phương án tài chính có các thông số bảo đảm khả thi, thời gian hoàn vốn 21 năm, do đó, việc áp dụng phương thức đầu tư PPP là có cơ sở. Về phương án tài chính sẽ được tính toán, quyết định cụ thể theo quy định của pháp luật và kết quả đấu thầu khi thực hiện Dự án.
Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, để bảo đảm an toàn giao thông trong khai thác, dự kiến các điểm dừng xe khẩn cấp sẽ được bố trí hợp lý, kết hợp với việc vận hành đường bộ cao tốc thông qua hệ thống giao thông thông minh nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các tình huống cấp bách để bảo đảm giao thông được thông suốt. Thực tế, việc đầu tư theo quy mô mặt đường 17 m đã được áp dụng tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản; tại Việt Nam cũng đã áp dụng cho một số tuyến như Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cao tốc Bắc – Nam phía Đông...
Ảnh minh họa. |
Thời gian dự kiến thu phí 21 năm là phù hợp
Về ý kiến đề nghị làm rõ sơ bộ tổng mức đầu tư trong đó cần tính đến các yếu tố lạm phát biến động giá nguyên vật liệu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết theo báo cáo Chính phủ, phương pháp xác định sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là phù hợp với khối lượng thiết kế sơ bộ và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trong bước nghiên cứu khả thi chỉ đạo các cơ quan liên quan khảo sát chi tiết về địa hình, địa chất... xây dựng chi tiết, chuẩn xác về các giải pháp thiết kế, biện pháp thi công, tính toán khối lượng, đơn giá chi tiết để lập dự toán xây dựng công trình, làm cơ sở để xây dựng giá gói thầu lựa chọn nhà thầu thi công.
Về ý kiến đề nghị xem lại phương án hoàn vốn trong 21 năm là ngắn quá dẫn tới giá phí cao, đề nghị kéo dài thời gian thu phí để giảm mức phí, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đối với dự án thành phần 3 đầu tư theo phương thức PPP, phương án tài chính của Dự án đã thể hiện các thông số bảo đảm tính hiệu quả về mặt tài chính với khung giá phí áp dụng phù hợp với quy định, thời gian thu phí 21 năm.
“Thực tế trên cơ sở kết quả tổng kết triển khai, các Dự án BOT giao thông có thời gian thu phí trên 26 năm không có nhà đầu tư quan tâm, nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng là không khả thi do thời gian thu phí dài. Do đó, thời gian dự kiến thu phí 21 năm là phù hợp để bảo đảm tính khả thi cho phương thức đầu tư này”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59