Mỹ Đức đổi thay sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô
Mỹ Đức là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Tây Nam Thành phố, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 50 km. Phía Đông giáp huyện Ứng Hoà, phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ, phía Tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 22.625,08ha; dân số toàn huyện trên 20,5 vạn người, có 22 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Đại Nghĩa và 21 xã (trong đó có 1 xã miền núi là xã An Phú với dân tộc Mường chiếm 67% tổng dân số của xã). Trên địa bàn huyện có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Huyện có khu di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Hương và khu du lịch Hồ Quan Sơn hàng năm đón trung bình trên 1,4 triệu lượt du khách về tham quan, trẩy hội.
Huyện Mỹ Đức nằm giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi, có dãy núi đá vôi chạy dọc ở phía Tây, là huyện thuần nông, có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, chưa có cụm công nghiệp nên ít bị ảnh hưởng tác động của ô nhiễm môi trường đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
Với đặc điểm tự nhiên - xã hội như trên, huyện Mỹ Đức có nhiều lợi thế phát triển kinh tế toàn diện về kinh tế nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - du lịch. Tuy nhiên, huyện Mỹ Đức còn nhiều khó khăn: Là huyện xa trung tâm, cơ sở hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp so với các quận, huyện trong nội thành, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống người dân chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, nguồn lực đầu tư còn hạn chế… nên chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn vào đầu tư phát triển thương mại, du lịch tại địa phương.
Bộ mặt nông thôn mới huyện Mỹ Đức có nhiều đổi thay tích cực (Ảnh: H.D) |
Qua ghi nhận thực tế trong suốt nhiều năm qua, những khó khăn tồn tại có phần ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, song thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện đã vận dụng các Nghị quyết của Trung ương, Thành phố vào thực tiễn địa phương, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn đã phấn đấu đạt được nhiều kết quả trên lĩnh vực xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, hệ thống đường giao thông của huyện có 115,7/115,7km đường trục xã, liên xã; có 369,9/369,9km đường trục thôn, liên thôn; 452,1km đường ngõ xóm được nhựa hóa, bê tông hóa, đạt 100%; có 350,94km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đạt 100%.
100% số xã, thị trấn trên địa bàn huyện có đường ô tô kết nối với đường huyện và các trung tâm hành chính, đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm; số km Kênh tưới cấp 3 đã kiên cố hoá 515,34/1.716,1km, đạt 30,03%; kênh tưới cấp 2 đã kiên cố được 14,5km bằng 14,4%.
Hệ thống đê, kè, trạm bơm cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai; điện nông thôn đến nay có 21/21 xã trên địa bàn huyện có 100% tỉ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn; có 58/80 trường đạt chuẩn quốc gia bằng 72,5%; có 125/129 thôn, tổ dân phố có nhà văn hoá đạt 96,89%; số làng đạt danh hiệu “Làng văn hóa” là 119/129 làng đạt 92,28%.
Đến nay, các xã đều có chợ, các điểm mua bán đảm bảo đúng quy hoạch và đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương; có 21/21 điểm phục vụ bưu chính viễn thông đến xã đạt 100% số xã; nhà ở dân cư không có nhà dột nát; số nhà đạt chuẩn là 59.426/59.426 đạt 100%; 22/22 xã, thị trấn đều có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
Đời sống nông dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người là 58 triệu đồng/người/năm; tỉ lệ hộ nghèo còn 0,33%; tỉ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 100; tỷ lệ dân cư được dùng nước sạch tập trung 44,5%; tỉ lệ hộ dân có 3 công trình nhà tắm, nhà tiêu, bể chứa nước sinh hoạt đảm bảo hợp vệ sinh 100%; 100% các trạm y tế xã đã có bác sĩ nên công tác khám chữa bệnh cho nông dân được nâng lên. Tỉ lệ lao động qua đào tạo 83,09%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nông dân...
Trong thời gian tới, huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục huy động mọi nguồn lực xã hội, toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới, xây dựng một số đơn vị đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; Trong năm 2023 hoàn thành huyện đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới. Tham mưu các giải pháp hiện đại hóa và phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn; Phát triển nông thôn mới gắn với định hướng đô thị hóa, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển nông thôn mới đồng thời duy trì, giữ vững tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; Tăng cường chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, gắn với thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với nông dân. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị.
Huyện Mỹ Đức cũng sẽ thực hiện các giải pháp giải quyết các vấn đề an ninh ở nông thôn, tăng cường công tác điều tra, nắm tình hình các vụ việc tại các xã, chủ động có phương án xử lý, giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp xảy ra trên địa bàn, không để phát sinh, hình thành điểm nóng.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng trường đảm bảo các chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và mức độ 2 gắn liền với xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Đồng thời, thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế, chính sách dân số, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số; khuyến khích nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế. Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Tăng cường công tác quản lý trật tự, thực hiện xây dựng nông thôn mới theo các đồ án quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Đối thoại giữa Đảng ủy, Ban Chỉ huy Công an quận Thanh Xuân và Công an phường
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề cần làm ngay với ngành Giáo dục
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Văn phòng hạng A khu vực trung tâm hút khách thuê
Tin khác
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 13:59
Văn phòng UBND TP. Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính
Nhịp sống Thủ đô 16/11/2024 14:40
“Về miền di sản” - hành trình khám phá và tôn vinh vẻ đẹp di sản Việt Nam qua tà áo dài
Nhịp sống Thủ đô 16/11/2024 06:31
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 13:42
Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 06:23
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Emagazine 14/11/2024 22:51
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Góp phần bảo tồn, quảng bá tranh dân gian Hàng Trống
Nhịp sống Thủ đô 14/11/2024 16:16