Muốn thoát kịch bản “xấu” về kinh tế nhanh thì phải chống dịch tốt

(LĐTĐ) Đã gần 2 năm, Việt Nam chịu tác động và ứng phó với đại dịch Covid-19. Song, với những gì đã và đang trải qua, đại dịch cho thấy những ảnh hưởng phức tạp, sâu rộng và có thể còn kéo dài. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, muốn thoát kịch bản “xấu” về kinh tế nhanh chóng thì phải chống dịch tốt.
Thủ tướng Chính phủ: Dứt khoát không để khủng hoảng y tế và kinh tế - xã hội Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 4.500 tỷ USD nếu không giúp các nước nghèo chống Covid Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ thực hiện “mục tiêu kép”

Những điểm “sáng, tối”

Trên thế giới, nhiều nền kinh tế lớn cho thấy đã hồi phục nửa đầu năm 2021 nhưng tính bền vững còn những hoài nghi. Một số ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã manh nha hướng hạn chế chính sách nới lỏng. Áp lực lạm phát nổi lên với giá cả nhiều loại hàng hóa, nguyên vật liệu, xăng dầu, chi phí vận tải… trở thành vấn đề của toàn cầu. Đối với nền kinh tế Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, sự vận động của thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… nằm trong tổng hòa những tác động bên trong và bên ngoài đó.

Bối cảnh với những tác động phức tạp khiến triển vọng kinh tế Việt Nam trở nên khó dự báo hơn, dù chỉ ngắn hạn đến cuối năm 2021. Và hơn hết là ứng xử của chính sách, của doanh nghiệp và nhà đầu tư nên và cần như thế nào.

Tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Điểm đến kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2021”, phân tích về những điểm “sáng, tối” về kinh tế trong những tháng đầu năm, tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia tài chính - ngân hàng cho biết: Thứ nhất, mặc dù dịch bệnh thế giới và Việt Nam diễn biến rất phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Chúng ta không trong bối cảnh như Indonesia, Ấn Độ hay nhiều nước khác. Chính sách tiêm vắc xin Covid-19 được Chính phủ và Quốc hội quan tâm nhiều hơn và đang đẩy mạnh triển khai.

Thứ hai, về vấn đề lạm phát, trong bối cảnh thế giới, giá cả hàng hóa tăng tương đối nhanh nhưng lạm phát vẫn được kiềm chế tốt so với trước. 6 tháng đầu năm tăng 1,64% so với cùng kỳ. Theo đà này, có thể dự báo cả năm nay, lạm phát bình quân sẽ ở mức khoảng 3%. Giá cả thế giới tăng nhanh nhưng lực cầu yếu, vòng quay đồng tiền còn tương đối chậm.

Muốn thoát kịch bản “xấu” nhanh thì phải chống dịch tốt
Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản nằm trong sự tác động của dịch Covid-19

Về thương mại, xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng tương đối tốt. Xuất khẩu tháng 7 giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng tính 7 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 26%, nhập khẩu tăng 35%. Về vấn đề tỷ giá và lãi suất, tỷ giá rất ổn định, lãi suất đang trên đà giảm tương đối tích cực; tuy nhiên không thể nới lỏng quá mức vì còn liên quan đến dịch chuyển kênh đầu tư và kiềm chế lạm phát.

Cuối cùng, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, trong 6 tháng đầu năm, 3 tổ chức quốc tế nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam từ tiêu cực lên ổn định, tích cực. Ngoài ra, qua kênh ngoại giao Việt Nam đang có những bước tiến tích cực về vắc xin Covid-19. Tuy nhiên cùng lúc đó, Việt Nam vẫn đương đầu với nhiều thách thức về dịch bệnh, chiến tranh thương mại, rủi ro về thiên tai, lũ lụt. Ngoài ra là rủi ro về bong bóng bất động sản, bất ổn tài chính toàn cầu. Có thể nói là những rủi ro bên ngoài cần nhận diện để kiểm soát.

“Trong nước có những thách thức dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, chưa biết đỉnh dịch khi nào sẽ đến. Một kịch bản cơ sở mà chúng tôi đưa ra là may ra trong tháng 8 mới có thể kiểm soát được dịch bệnh”, ông Cấn Văn Lực nhận định.

Cũng theo ông Lực phân tích, lĩnh vực tiêu dùng đang bị ảnh hưởng vô cùng tiêu cực. Tiêu dùng tháng 7 giảm 8,3% so với tháng trước, giảm gần 20% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ chỉ tăng 0,7%. Trước dịch, tổng mức bán lẻ tăng từ 8-10% bởi sức cầu rất yếu. Sản xuất công ngiệp tăng trưởng rất chậm, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng chỉ 2,2% so với cùng kỳ. Trước đây, mức này thông thường tăng 9-10%. Mô hình sản xuất “3 tại chỗ” đang gặp rất nhiều trục trặc và trở ngại.

Về vốn FDI, Việt Nam có hy vọng về dịch chuyển vốn đầu tư, nhưng vốn FDI 7 tháng đăng ký giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, trong khi vốn thực hiện tăng gần 4%. Nhìn vào số liệu dịch chuyển từ Trung Quốc, Hồng Kông sang Việt Nam, năm ngoái tăng nhưng sang đến năm nay sự dịch chuyển dòng vốn này đang giảm gần 50%. Trong khi đó, giải ngân đầu tư công chậm rất rõ rệt. Số lượng doanh nghiệp mới tháng 7 chỉ tăng 0,7%, còn số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động rất đáng chú ý. Và vì dịch bệnh nên tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế rất chậm chạp, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng lên.

“Trong bối cảnh đó, chúng tôi cũng đã xây dựng kịch bản: GDP nay đến cuối năm có thể tăng trưởng 5,3-5,5%, lạm phát được dự báo ở mức đâu đó khoảng 3%, lực cầu của chúng ta còn rất yếu. Từ đó chúng tôi đưa ra một số đề xuất: cần phải nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh và đẩy nhanh quá trình tiêm vắc xin Covid-19, Nghị quyết 52 của Chính phủ về giãn hoãn thuế, ngoài ra cần nghiên cứu về gói hỗ trợ mới. Trong lĩnh vực hàng không, cũng cần phải hỗ trợ Bamboo Airways hay Vietjet.

Ngoài ra, không thể chủ quan với lạm phát nhưng cùng lúc không nên bóp nghẹt quá. Cuối cùng cũng cần phải lưu ý đến bong bóng. Các hiện tượng nóng gần đây liên quan đến bất động sản, chứng khoán và vẫn theo dõi các động thái của quốc tế về các gói nới lỏng định lượng, nâng lãi suất.

Từ nay đến cuối năm, điểm sáng là thế giới phục hồi tương đối tốt, chính vì vậy xuất khẩu của Việt Nam mới tăng trưởng được gần 30%. Trong nước, nếu tiến trình tiêm vắc xin Covid-19 được đẩy nhanh hơn trong quý 3 thì đến quý 4 sẽ có sự phục hồi”, ông Cấn Văn Lực dự báo.

Quá trình phục hồi đang yếu đi

Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương) nhìn nhận kinh tế thế giới đang có quá nhiều vấn đề, có những yếu tố bất trắc rủi ro đã qua và những bất trắc rủi ro vẫn đang ở phía trước. Trong nước, chính sách kinh tế vĩ mô, triển vọng phục hồi tiếp theo ra sao trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? bức tranh của các thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán,... đang là mối quan tâm lớn hiện nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Muốn thoát kịch bản “xấu” nhanh thì phải chống dịch tốt
Muốn thoát kịch bản “xấu” kinh tế nhanh chóng thì phải chống dịch tốt.

Tiến trình phục hồi vẫn đang diễn ra nhưng tốc độ có vẻ chậm lại ở tất cả các chỉ số bao gồm: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tiêu dùng, tổng mức bán lẻ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, câu chuyện gia nhập, rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp. Nền kinh tế đang đi xuống theo nghĩa “phần không mong muốn” đang diễn ra nhiều hơn.

Một điểm nữa, rất nhiều dự báo cho thấy quá trình phục hồi yếu đi. Vào đầu năm, phần lớn các tổ chức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo kịch bản cơ sở ở mức trên 6%. Đến thời điểm này, kịch bản cơ sở mà các tổ chức này đưa ra đa phần tăng trưởng GDP đều ở mức 5 đến 5,5%. Số liệu 7 tháng và riêng tháng 7/2021 đều cho thấy “sức khoẻ” của doanh nghiệp yếu đi, thể hiện qua số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút đi khỏi thị trường.

Với kịch bản tiêu cực, trước kia các tổ chức dự báo xấu nhất tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn phải trên 5% nhưng giờ xấu nhất chỉ trên 4%. Tuy nhiên, chuẩn bị cho kịch bản xấu cũng là một cách tốt để gắn liền với các kiến nghị mà chuyên gia Cấn Văn Lực đưa ra ở trên, trong đó, thứ nhất, muốn thoát “xấu” nhanh thì phải chống dịch tốt; hai là cần phải có cách thức hỗ trợ mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn; ba là kiểm soát kinh tế vĩ mô phải gắn với chính sách một cách khéo léo, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, vừa giúp thị trường, doanh nghiệp vượt khó.

Nhìn nhận về bức tranh của doanh nghiệp Việt Nam những tháng đầu năm, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng tình với ông Cấn Văn Lực về dự báo thời gian tới hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng vẫn phụ thuộc vào công tác chống dịch. Ông cho biết, 7 tháng đầu năm nay khác với năm 2020. Nếu như năm 2020 tác động của dịch đến các doanh nghiệp cũng rất lớn nhưng chủ yếu là doanh nghiệp du lịch, hàng không, dịch vụ, ăn uống… Khảo sát của VCCI cho thấy, 87% doanh nghiệp cho rằng dịch đã tác động tiêu cực, hoặc rất tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, tình trạng sa thải người lao động cũng khá phổ biến.

“Ngày 29/7 vừa qua, Chính phủ đã có văn bản để tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông. Hy vọng điều này sẽ giúp giải tỏa tắc nghẽn trong lưu thông hang hóa và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Tuấn hy vọng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

(LĐTĐ) Chiều 29/3, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI xem xét, quyết nghị nội dung về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.

Tin khác

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động