Một giờ với tác giả kịch bản phim "Bão ngầm"
Nghệ sĩ ưu tú Đức Lưu: Một hành trình không mệt mỏi | |
Người thương binh viết sách |
“Văn võ song toàn”
Trung tá Đào Trung Hiếu được nhiều người biết đến bởi anh thường xuyên xuất hiện trên sóng truyền hình để phân tích tâm lý tội phạm và tư vấn phòng ngừa. Tôi gặp anh bên ngoài Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, khi anh chuẩn bị cho buổi Talk trực tiếp trên sóng VTC14. Gương mặt thanh thoát, hiền lành, trên môi luôn thường trực nụ cười hóm hỉnh, hòa đồng…khiến anh khác xa so với hình dung của tôi. Tôi hỏi: “Anh quá nhiều “nhà”, giờ anh thích được gọi là “nhà” gì nhất?”. Anh cười: “Nhà gì thì cũng vẫn là tôi, nhưng gọi là nhà văn cho thân thiện và đúng với chất của mình”.
Trung tá Đào Trung Hiếu vừa là nhà văn, vừa là một võ sư |
Dường như, Trung tá Hiếu theo nghiệp văn như một sắp xếp tiền định, bởi anh vốn là hậu duệ của một dòng dõi văn chương. Thời phổ thông, anh là học sinh chuyên Văn, từng giật các giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi Văn. Hiện nay, anh là hội viên Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà văn Hà Nội, Phó chủ tịch CLB Văn học trẻ Hà Nội.
Nghiệp văn chương “đeo bám” anh ngay từ lúc rời ghế nhà trường phổ thông vào đại học. Dù theo ngành Luật, nhưng anh là cộng tác viên “ruột” của khá nhiều tờ báo lớn. Trở thành một trinh sát hình sự thì anh vẫn viết như bị “giời đầy”. Anh bảo: “Tôi viết vì sự thúc đẩy bên trong, viết để cân bằng lại sau bao nhọc nhằn vất vả của đời lính hình sự, cũng là để giãi bày, hàm mong xã hội hiểu hơn về nghề của chúng tôi, để có cái nhìn thiện cảm, ủng hộ, tin yêu”. Những sáng tác của anh gửi đều đặn cho các tờ Văn nghệ Công an, An ninh Thủ đô cuối tuần, Tin Tức, Pháp luật, Đại Đoàn kết…đã mang về cho anh một giải thưởng Truyện ngắn vào năm 2010.
Có khéo đoán đến mấy, cũng không thể ngờ Trung tá Hiếu còn là một võ sư, HLV trưởng, chủ nhiệm các CLB Nhất Nam Yên Hòa, Nhất Nam Việt Hưng (Hà Nội), bởi sự cương mãnh của dân võ đã bị cái vẻ hiền lành, nho nhã của anh che khuất. Anh học võ Nhất Nam từ hồi 12 tuổi ở ngay ngôi nhà của mình, từ chính người anh trai - Võ sư Đào Hoàng Long.
“Anh tôi là cao đồ của Giáo sư, Viện sĩ, Võ sư Chưởng môn Ngô Xuân Bính. Trở về quê làm giáo viên, anh tôi có mở lò võ ngay tại nhà và tôi trở thành môn sinh đầu tiên. Vì luyện võ, nên cả 2 anh em rất yêu mến ngành Công an, muốn được mang sở học để đi bắt tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân. Nguyện vọng vào Cảnh sát hình sự của tôi được huynh trưởng ủng hộ nhiệt liệt. Quá trình làm nghề sau này, tôi đã nhiều lần dùng võ Nhất Nam khi tiếp cận, đánh bắt tội phạm” – Võ sư Hiếu kể.
Được biết, mặc dù rất bận bịu công việc, nhưng anh vẫn dành nhiều thời gian, năng lượng cho việc phát triển phong trào luyện võ Nhất Nam tại Hà Nội. Trung tá Hiếu dạy võ miễn phí cho đông đảo thanh thiếu niên, như một cách để anh báo hiếu những người đã dạy dỗ mình.
Duyên “rẽ ngang” sang nghề văn, nghề báo của Trung tá Hiếu đến thực sự tình cờ, trong sự ngỡ ngàng của chính anh và đồng đội. Anh kể: “Một ngày cuối năm 2013, khi tiếp chuyện Trung tướng, Nhà văn Hữu Ước – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL, Tổng biên tập báo Công an nhân dân, được biết ông cần chất liệu cho việc sáng tác một kịch bản phim, tôi đã kính tặng ông cuốn sách “Chuyện ngoài hồ sơ” để tham khảo những câu chuyện đánh án của chúng tôi.
Nào ngờ đó chính là “định mệnh” thú vị để tôi chuyển nghề. Vài tuần sau khi tặng sách, ông gặp lại và khen tôi viết khá. Và rồi với “cặp mắt xanh” của nhà tổ chức, ông mời tôi “đầu quân” cho báo Công an nhân dân. Niềm đam mê con chữ của tôi luôn thường trực, tôi quyết ngay trong sự ngỡ ngàng của anh em lính tráng. Sang môi trường mới, chuyên nghiệp, tôi được thỏa sức với đam mê của mình”.
Được biết, năm 2013 anh tiếp tục xuất bản cuốn “Tiếng súng lạc bầy”, năm 2015 anh viết tiểu thuyết “Bão ngầm” và đoạt giải A với tác phẩm này tại cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”, do Bộ Công an và Hội nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức giai đoạn 2012-2015. Cùng năm nay, anh bắt tay vào chuyển thể cuốn tiểu thuyết Bão ngầm sang kịch bản phim truyền hình. Đến năm 2017 anh xuất bản tiếp cuốn “Phía sau vụ án”, đồng thời hoàn thành kịch bản phim “Bão ngầm”, gồm 45 tập với 2250 trang viết. Năm 2019 anh lại cho ra tập 1 sách “Tội phạm – đọc vị và ứng phó”.
Không ngại dấn thân
Nếu biết Trung tá Hiếu đang “ôm” nhiều việc khác, mới thấy sức làm việc, sáng tạo của anh thật đáng nể. Hiện anh vẫn thường xuyên lên sóng nhiều đài truyền hình để phân tích tội phạm và tư vấn phòng ngừa; dạy luật hình sự và phương pháp điều tra tội phạm cho Trường Đại học Kiểm sát, Đại học Mở Hà Nội và các đơn vị thuộc ngành Kiểm sát; dạy kỹ năng phòng chống tội phạm cho học sinh, sinh viên các trường phổ thông và đại học; dạy kỹ năng chống bạo lực cho ngành Y tế; kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông, kỹ năng viết tin bài trang thông tin điện tử cho ngành Giáo dục…Anh làm tất cả những công việc này trong lúc đang viết luận án tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học.
Tác giả kịch bản phim "Bão ngầm" |
Kể về quá trình viết kịch bản phim, Trung tá Hiếu nói: “Với lợi thế sở hữu kho chất liệu ngồn ngộn trong gần 20 năm chiến đấu với tội phạm, nên tôi cứ ngồi vào bàn viết là chữ gọi chữ, câu gọi câu, nhiều khi chữ tuôn chảy không kịp gõ. Chính lôgic câu chuyển thúc đẩy mạch văn. Tôi viết như là bị lôi đi, kéo đi, chứ không phải chủ ý viết thế. Đây là hiện tượng dân viết lách hay gặp khi có sự tập trung cao độ cho công việc sáng tạo. Tôi viết phim trong âm hưởng của cảm xúc tự hào và tri ân đồng đội, mong muốn kể bằng ngôn ngữ điện ảnh về cuộc sống, chiến đấu, hy sinh của họ, để người dân hiểu họ, tin yêu và ủng hộ những người lính”.
Tuy nhiên kịch bản phim Bão ngầm không chỉ có ngợi ca người lính theo lối sử thi truyền thống, Biên kịch Đào Trung Hiếu đã phản ánh họ một cách đa diện, đa sắc thái. Bằng bút pháp hiện thực, anh xây dựng hình tượng người chiến sĩ Công an ở cả 2 tuyến chính diện và phản diện. Câu chuyện được kể ở 3 phía cạnh, đó là cuộc đấu tranh với tội phạm, đấu tranh nội tâm trong mỗi người lính và cuộc đấu tranh với tiêu cực để làm trong sạch lực lượng.
Anh nói: “Người lính trinh sát trong phim sẽ hiện ra đúng như họ trong đời sống thật. Tức là, họ cũng chỉ là những con người bình thường, không phải cái máy, chỉ biết đến công việc và pháp luật. Người lính trong phim Bão ngầm có đầy đủ nhu cầu, tình cảm như bất kỳ ai. Sự cao cả nằm ở chỗ họ dám hy sinh lợi ích, nhu cầu chính đáng của mình, dám vượt lên nỗi sợ hãi khi đối diện hiểm nguy, dám vượt qua ngọt ngào cám dỗ… để làm việc công, xả thân vì bình yên cuộc sống của người dân.
Họ không phải là thánh nhưng làm những việc của thánh thần, khi đem tính mạng của mình ra để bảo vệ người dân khỏi những hiểm nguy đến từ tội phạm. Tất nhiên trong hành trình đó, cũng có người vì tham vọng tiền, quyền mà tha hóa, thậm chí cản trở hành trình truy lùng tội phạm của đồng đội. Tôi mô tả chân thực những điều đã và đang xảy ra trong đời sống, không né tránh hiện thực. Bởi vì chủ trương của Đảng ta là “không có vùng cấm” trong cuộc đấu tranh làm trong sạch bộ máy”.
Khi cuộc trò chuyện của chúng tôi diễn ra, cũng là lúc Trung tá Hiếu đang làm Phó đạo diễn cho series phim Bão ngầm của mình, đồng thời anh đã tham gia một vai diễn phụ trong phim. Được biết bộ phim Bão ngầm do Hãng phim Phương Sáng (TP Hồ Chí Minh) sản xuất, với sự đầu tư kinh phí rất lớn của Công ty Hoàng Trà My - tỉnh Bình Dương. Phim đã khởi quay ngày 17-6-2019 trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố từ Nam ra Bắc.
Dù làm nhiều việc cùng một lúc, nhưng Đào Trung Hiếu cũng đã gặt hái được những thành công quan trọng trong các lĩnh vực mà anh tham gia. Chia sẻ “bí quyết” đó, anh nói: “Ta không thể biết ta có thể làm gì, cho đến khi ta thử. Năng lực còn tiềm ẩn trong mỗi con người rất lớn. Cần đánh thức chúng. Tôi chẳng có bí quyết gì cả, ngoài niềm đam mê công việc cùng mong muốn làm được những điều tử tế, có ích cho cuộc đời”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29