Mỗi năm Việt Nam thu được 3,5 - 4 tỷ USD kiều hối từ hoạt động xuất khẩu lao động

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (xuất khẩu lao động) là hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước; góp phần tăng cường quan hệ hợp tác về nhiều mặt giữa Việt Nam với những nước sử dụng lao động.
Đại biểu Quốc hội: Có hiện tượng cán bộ cấp xã ở miền núi phải nghỉ việc vì lương không đủ sống Công đoàn cần bảo vệ tốt hơn quyền lợi lao động đi làm việc ở nước ngoài Kết nối việc làm cho lao động từng đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, Nhật Bản

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Nguyễn Bá Hoan tại hội thảo: "Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước" do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 27/12 tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Theo ông Nguyễn Bá Hoan, những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Bộ LĐTB&XH, hàng trăm doanh nghiệp dịch vụ được cấp phép để đưa người lao động đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ làm việc. Từ năm 2010 đến nay, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn là hơn 1,4 triệu người, mỗi năm gửi về khoảng 3,5 - 4 tỷ USD kiều hối.

Mỗi năm Việt Nam thu được 3,5 - 4 tỷ USD kiều hối từ hoạt động xuất khẩu lao động
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Bá Hoan phát biểu tại hội thảo. Ảnh: BTC

"Những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn. Người lao động đã góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, văn hoá, con người Việt Nam đến quốc tế; đồng thời năng cao kỹ năng, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước", ông Hoan cho biết.

Cũng theo ông Hoan, tại những địa phương có nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài, người lao động không chỉ thoát nghèo mà diện mạo quê hương có nhiều thay đổi với nhà cửa khang trang, hiện đại, an sinh xã hội ngày càng được bảo đảm. Có được thành quả như trên, ngoài nỗ lực của ngành LĐTB&XH thì vai trò của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đại diện Bộ LĐTB&XH cũng nhận định việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, một số cơ chế, chính sách ban hành chậm, thiếu đồng bộ; chi phí đi làm việc ở nước ngoài cao, tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật của nước sở tại, bỏ hợp đồng, hoặc khi hết hạn hợp đồng không về nước chậm được khắc phục...

Mỗi năm Việt Nam thu được 3,5 - 4 tỷ USD kiều hối từ hoạt động xuất khẩu lao động
Ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động phát biểu tại hội thảo. Ảnh: BTC

Tại hội thảo, ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động cho biết, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng là một chủ trương hết sức đúng đắn, tốt đẹp của Đảng và Nhà nước, đồng thời là một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 1991, Chính phủ ban hành Nghị định 370/HĐBT về quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đồng thời cho phép các tổ chức kinh tế được thành lập và cấp giấy hoạt động xuất khẩu lao động.

"32 năm qua, đã có hàng trăm ngàn lượt người lao động đến nhiều nước để làm việc, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống gia đình, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Những thành quả về hoạt động xuất khẩu lao động là nhờ Việt Nam biết nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các chương trình hợp tác lao động với các nước có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam", ông Tuân cho biết.

Mỗi năm Việt Nam thu được 3,5 - 4 tỷ USD kiều hối từ hoạt động xuất khẩu lao động

Kiều hối từ xuất khẩu lao động đạt 3,5-4 tỷ USD/năm. Ảnh: BTC

Trong khi đó, theo ông Phạm Anh Thắng, Phó Chánh Văn phòng Bộ LĐTB&XH, Trưởng cơ quan đại diện Văn phòng Bộ LĐTB&XH tại TP.HCM, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thời gian qua vẫn tồn tại một số hạn chế. Đó là chưa thống nhất trong sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề. Hiện nay, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước địa phương chủ yếu do doanh nghiệp làm, trong khi đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

Ngoài ra công tác liên kết đào tạo nghề chưa đạt. Theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải có cơ sở đào tạo hoặc liên kết đào tạo, nhưng hiện nay việc ký hợp đồng liên kết đào tạo của doanh nghiệp chủ yếu mang tính chất đối phó nhằm chứng minh có cơ sở đào tạo, chứ không thực hiện công tác đào tạo trên thực tế. Bên cạnh đó vẫn có rào cản từ cơ quan quản lý, đặc biệt là ở cấp huyện, xã, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện tư vấn, triển khai chính sách đến người lao động.

Về phía doanh nghiệp, ông Lê Long Sơn, Tổng Giám đốc ESUHAI Group cho biết, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng khi đạt 100 triệu dân với 22,1 triệu lao động trong độ tuổi 16-30. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê dự báo, giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng 20 năm nữa, tức vào khoảng năm 2034 nước ta sẽ bước vào giai đoạn dân số già. Vì vậy lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cần được phát triển thành một chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng lao động và chuyên gia một cách bền vững. Có như vậy Việt Nam mới có thể tận dụng cơ hội dân số vàng để nâng tầm giá trị.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo cáo chính thức về việc nhóm học sinh của Trường Trung học cơ sở (THCS) Thái Văn Lung đánh nhau ngoài nhà trường gây xôn xao dư luận.
Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Ngày 13/4/ thực hiện chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với LĐLĐ huyện Yên Thành tổ chức chương trình truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động.
Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh

Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Công điện số 36/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Tin khác

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Ngày 11/4, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết, đang phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn.
Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật (27/4/2025) tại Khu công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tham gia Ngày hội việc làm năm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có 50 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 68%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Sản xuất, nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin… với gần 2.200 chỉ tiêu tuyển dụng.
Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức

Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi mới nhất được Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Dự thảo Luật sửa đổi gồm 8 Chương, 54 Điều dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới đây.
Tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành công nghiệp gốc

Tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành công nghiệp gốc

Mới đây, Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) đã thông báo tuyển chọn lao động đi làm việc trong ngành công nghiệp gốc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS) năm 2025.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.
Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông

Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông

Trong hai ngày 31/3 và 1/4/2025, hàng nghìn lao động đã có mặt từ sớm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An để hoàn tất thủ tục đăng ký dự thi tiếng Hàn theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài sang làm việc tại Hàn Quốc (EPS) đợt 1 năm 2025.
Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ) và Hiệp hội Phi lợi nhuận We Are Asian (WAA) về việc tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trong ngành Hộ lý tại Nhật Bản, Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab, thuộc Bộ Nội vụ) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn ứng viên năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động