Mở cửa kinh doanh tại các địa phương “vùng xanh”: Quyết không lơ là công tác phòng, chống dịch

Từ 12h ngày 16/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội cho phép một số loại hình kinh doanh dịch vụ tại 19 quận, huyện, thị xã được mở cửa trở lại. Mặc dù rất vui mừng trước quyết định này nhưng chính quyền các địa phương cũng như người dân tại đây đều khẳng định, việc mở cửa kinh doanh trở lại sẽ được thực hiện một cách cẩn trọng và đặt yếu tố an toàn phòng, chống dịch lên hàng đầu.
Ngày đầu nới lỏng giãn cách: Hàng quán dè dặt mở cửa, có nơi chưa thực hiện dán mã QR Người dân "vùng xanh" vui mừng được kinh doanh nhưng không lơ là phòng dịch

Trang bị mã QR Code, sẵn sàn bán hàng trở lại

Theo Văn bản số 3084/UBND-KGVX ngày 15/9/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố, từ 12h ngày 16/9, Thành phố cho phép mở cửa trở lại một số loại hình kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố).

Theo đó các loại hình được hoạt động trở lại gồm: Cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Mở cửa kinh doanh tại các địa phương “vùng xanh”: Quyết không lơ là công tác phòng, chống dịch
Nhiều cửa hàng ăn uống mở cửa bán hàng mang về.

Ghi nhận của phóng viên tại các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình… trong buổi chiều đầu tiên mở cửa trở lại cho thấy, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh đều chú trọng tới quy định phòng, chống dịch như bố trí nước sát khuẩn, đo thân nhiệt, yêu cầu khách hàng xếp hàng giãn cách… Đặc biệt, nhiều cửa hàng ăn uống đã trang bị sẵn mã QR khổ lớn để khách hàng đến mua đồ mang về có thể khai báo y tế.

Chị Đào Thị Xuân, chủ một cửa hàng bún chả tại phố Doãn Kế Thiện (quận Cầu Giấy) cho biết, sau khi có thông tin được mở cửa bán hàng mang về, ngay trong đêm 15/9, chị và các thành viên trong gia đình đã bắt tay vào việc dọn dẹp, khử khuẩn bàn ghế, dụng cụ nấu nướng và đăng thông báo lên Facebook để khách hàng thân thiết nắm được thông tin.

“Sau 2 tháng ngừng bán hàng, nay được hoạt động trở lại chúng tôi vui lắm, thao thức suốt cả đêm. Để được bán hàng trở lại chúng tôi cũng đã ký cam kết với phường sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, chỉ bán hàng mang về và không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người…”, chị Xuân cho biết.

Mở cửa kinh doanh tại các địa phương “vùng xanh”: Quyết không lơ là công tác phòng, chống dịch
Nhiều người mang xe máy đi sửa do để lâu dẫn đến tình trạng hỏng hóc, không nổ được máy.

Cùng chung với chị Xuân, anh Hoàng Mạnh Thắng, chủ cửa hàng bán lòng ở Thụy Khuê (quận Tây Hồ) cho hay, sau khi được chính quyền địa phương phổ biến về những điều kiện để được bán hàng trở lại, gia đình đã khẩn trương chuẩn bị đầy đủ nước khử khuẩn, mã QR, bố trí riêng một nhân viên nhắc nhở khách khi tới mua hàng mang về phải giữ khoảng cách đúng quy định, đeo khẩu trang và không trò chuyện, giao tiếp quá nhiều.

“Ngày đầu mở cửa lại tuy chưa quá đông khách như trước nhưng để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, chúng tôi thống nhất sẽ chuẩn bị thật kỹ và làm nghiêm túc ngay từ đầu”, anh Thắng chia sẻ.

Cùng với các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, từ trưa 16/9, các cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm, mực in, sửa chữa điện tử, máy tính... cũng đã mở cửa đón khách trở lại.

Quản lý cửa hàng sửa xe Sài Gòn Motor phố Nguyễn Phong Sắc (quận Cầu Giấy) cho biết, một số người phải làm việc tại nhà trong thời gian dài, hạn chế đi lại nên xe máy để lâu bị hỏng hóc, có nhu cầu sửa chữa, bảo trì. Do đó, cửa hàng đã huy động nhân viên đến từ sớm để sẵn sàng phục vụ khách khi mở cửa trở lại. Thời điểm mở cửa lại, cửa hàng cũng lưu ý thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch mà Thành phố quy định.

Siết chặt quản lý

Việc được mở cửa kinh doanh trở lại sẽ tạo điều kiện cho người dân từng bước bình thường hóa cuộc sống. Tuy nhiên, theo lãnh đạo các địa phương, song song với việc bán hàng, các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch.

Chia sẻ với phóng viên, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm cho biết, quận đã yêu cầu các phường phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với các cơ sở kinh doanh khi mở cửa trở lại. Theo đó, các cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại phải theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của UBND phường, được phép hoạt động khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện như: Có phương án phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của quận sau đó gửi UBND phường sở tại để phê duyệt, thực hiện theo đúng quy định. Chủ cơ sở kinh doanh, dịch vụ và nhân viên bán hàng, giao hàng tại cơ sở phải được tiêm vắc xin phòng Covid-19; thực hiện 5K; khai báo y tế bắt buộc hàng ngày đổi với tất cả nhân viên; quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng (người dân trên địa bàn phường); thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Mở cửa kinh doanh tại các địa phương “vùng xanh”: Quyết không lơ là công tác phòng, chống dịch
Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, các cửa hàng đã chủ động trang bị mã QR.

Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và thực hiện các quy định phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. Sau khi các chủ cơ sở thực hiện được đầy đủ các nội dung trên thì mới được phép bán hàng trở lại chứ không phải cứ đến giờ là được bán.

Cũng đặt vấn đề phòng, chống dịch lên hàng đầu, bà Phan Thị Hải Yến - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Hòa chia sẻ: “Ngay trong sáng 16/9, để tạo điều kiện cho người dân có thể kinh doanh trở lại, phường Trung Hòa đã yêu cầu lực lượng cảnh sát khu vực kiểm tra kỹ các cửa hàng kinh doanh xem có đầy đủ điều kiện được mở cửa hay không. Đồng thời, phường cũng đề nghị các chủ cửa hàng phải ký cam kết về việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định”.

Mở cửa kinh doanh tại các địa phương “vùng xanh”: Quyết không lơ là công tác phòng, chống dịch
Một số cửa hàng vẫn chưa mở cửa trở lại.

Còn Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết, quận đã chỉ đạo các phường thực hiện quản lý, giám sát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động; yêu cầu các cơ sở thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, bắt buộc khai báo y tế với nhân viên, tuân thủ nghiêm 5K, quét mã QR đối với khách đến mua hàng; thường xuyên vệ sinh khử khuẩn tại cơ sở, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp.

Bên cạnh đó, chủ cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. “Quận cũng yêu cầu các phường tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ sở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch. UBND các phường chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu để cơ sở vi phạm quy định phòng, chống dịch hoạt động” - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến nhấn mạnh.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người học đưa ra những lựa chọn đúng đắn về ngành nghề và con đường học tập. Việc tư vấn, hướng nghiệp đúng, trúng và hiệu quả sẽ tạo tiền đề cho việc đào tạo được nguồn nhân lực, nhân tài, góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có năng lực chuyên môn, tay nghề cao, từ đó thực hiện hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo cáo chính thức về việc nhóm học sinh của Trường Trung học cơ sở (THCS) Thái Văn Lung đánh nhau ngoài nhà trường gây xôn xao dư luận.
Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Ngày 13/4/ thực hiện chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với LĐLĐ huyện Yên Thành tổ chức chương trình truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động.

Tin khác

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Nhiều công trình giao thông trọng điểm được Thành phố dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 5/2025 như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, Hà Nội dự kiến khởi công dự án thành phần 3 thuộc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô khởi công trong quý II/2025.
Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Những năm qua, lễ hội chùa Tây Phương diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch, văn hóa, lịch sử Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động