Mất bao lâu để bạn tiêu hóa thực phẩm bạn ăn?

Tùy thuộc vào giới tính, sức khỏe và thực phẩm bạn ăn, mà thời gian tiêu hóa thực phẩm sẽ khác nhau.
mat bao lau de ban tieu hoa thuc pham ban an Cần làm gì khi bé bị nôn?
mat bao lau de ban tieu hoa thuc pham ban an Nguy cơ ung thư đại tràng từ việc ăn thực phẩm ít chất xơ

Nói chung, thức ăn mất từ 24 đến 72 giờ để di chuyển qua đường tiêu hóa của bạn. Thời gian chính xác tùy thuộc vào số lượng và loại thực phẩm mà chúng ta đã tiêu thụ. Tỷ lệ này cũng dựa trên các yếu tố như giới tính, chuyển hóa và các vấn đề liên quan tới sức khỏe đường tiêu hóa, để quá trình này diễn ra nhanh hay chậm.

mat bao lau de ban tieu hoa thuc pham ban an

Theo Healthline, lúc đầu, thức ăn di chuyển khá nhanh qua hệ tiêu hóa. Trong vòng sáu đến tám giờ, thức ăn đã di chuyển qua dạ dày, ruột non. Thức ăn sau đó đi vào ruột già của bạn (đại tràng) để tiêu hóa thêm, hấp thụ nước và cuối cùng, loại bỏ thức ăn không tiêu hóa.

Một nghiên cứu của Mayo Clinic đã phát hiện ra rằng thời gian trung bình của thực phẩm dành cho ruột già thay đổi theo giới tính: 33 giờ đối với nam và 47 giờ đối với nữ.

mat bao lau de ban tieu hoa thuc pham ban an
Tùy vào từng loại thức ăn mà thời gian tiêu hóa của cơ thể sẽ khác nhau. Ảnh: Internet

Tỷ lệ tiêu hóa của bạn cũng dựa trên những gì bạn đã ăn. Thịt và cá có thể mất đến hai ngày để tiêu hóa hoàn toàn. Vì các protein và chất béo trong chúng, là các phân tử phức tạp phải mất nhiều thời gian hơn để cơ thể tách ra và tiêu hóa.

Ngược lại, trái cây và rau quả có nhiều chất xơ, di chuyển qua hệ thống của bạn trong vòng chưa đầy một ngày. Thực tế, những loại thực phẩm giàu chất xơ này giúp đường tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Một vài ví dụ như dưa hấu mất 20 phút, cà chua mất 30 phút.., theo 7-Second Riddles.

Thực phẩm được tiêu hóa nhanh nhất là các đồ ăn vặt có đường, như kẹo. Cơ thể bạn sẽ "xử lý" chúng chỉ trong vài giờ và đồng nghĩa với việc bạn sẽ đói ngay sau đó.

Điều gì xảy ra trong quá trình tiêu hóa

Tiêu hóa là quá trình mà cơ thể của bạn phá vỡ thức ăn và rút ra các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Còn lại những thứ không tiêu hóa được sẽ được cơ thể bạn loại bỏ ra.

Hệ thống tiêu hóa của bạn được tạo thành từ năm phần chính: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

Healthline đã liệt kê ra những gì xảy ra khi bạn tiêu hóa thức ăn:

Khi nhai, các tuyến nước bọt giải phóng trong miệng. Chất lỏng này chứa các enzym phá vỡ tinh bột trong thức ăn của bạn. Kết quả là tạo ra một khối lượng đồ ăn mềm giúp bạn dễ nuốt hơn.

Khi bạn nuốt, thức ăn di chuyển xuống thực quản. Sau đó các cơ vòng thực quản dưới sẽ mở ra để cho thức ăn di chuyển vào dạ dày của bạn.

Axit trong dạ dày phá vỡ thức ăn nhiều hơn. Tạo nên một khối thức ăn rất mềm, và chúng được tiêu hóa một phần gọi là nhũ chấp. Hỗn hợp này chuyển sang ruột non của bạn.

Trong ruột non của bạn, tuyến tụy và gan tiết ra các dịch vào hỗn hợp. Dịch của tụy phân hủy carbohydrate, chất béo và protein. Mật từ gan hòa tan chất béo. Vitamin, các chất dinh dưỡng khác và nước di chuyển qua thành ruột non vào máu. Phần không tiêu hóa vẫn còn di chuyển đến ruột già của bạn. Ruột già hấp thụ bất kỳ chất dinh dưỡng nào còn dư từ thức ăn. Phần còn lại trở thành chất thải rắn, được gọi là phân. Trực tràng của bạn lưu trữ phân cho đến khi bạn sẵn sàng đi cầu.

Mẹo để bạn tiêu hóa tốt hơn

Để thực phẩm di chuyển suôn sẻ qua hệ thống tiêu hóa của bạn và ngăn ngừa các vấn đề như tiêu chảy và táo bón, hãy thử các mẹo sau:

Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt

mat bao lau de ban tieu hoa thuc pham ban an
Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Ảnh: Internet

Rau, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt là tất cả các nguồn chất xơ phong phú. Chất xơ giúp thực phẩm di chuyển qua hệ tiêu hóa của bạn dễ dàng hơn.

Hạn chế thịt đỏ và thực phẩm chế biến

Thịt mất nhiều thời gian hơn để đường tiêu hóa có thể phá vỡ các chất trong chúng. Thêm vào đó, nó tạo ra các hóa chất có thể làm hỏng đường tiêu hóa của bạn.

Thêm chế phẩm sinh học vào chế độ ăn uống của bạn

Những vi khuẩn có lợi này giúp loại bỏ các côn trùng có hại trong đường tiêu hóa của bạn. Bạn sẽ tìm thấy chúng trong các loại thực phẩm như sữa chua và nấm sữa kefir, và các thuốc bổ sung (theo chỉ định của bác sĩ).

Tập thể dục hàng ngày

Vận động cơ thể sẽ giữ cho đường tiêu hóa được tốt hơn. Đi bộ sau bữa ăn có thể ngăn ngừa chướng khí và đầy hơi. Tập thể dục cũng giữ cho trọng lượng của bạn ở mức vừa phải, làm giảm nguy cơ đối mặt với các căn bệnh ung thư, tiêu hóa khác...

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ có liên quan đến béo phì, góp phần gây ra vấn đề với hệ tiêu hóa của bạn.

Quản lý căng thẳng

Căng thẳng quá mức có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng tiêu hóa như ợ nóng. Việc ngồi thiền và yoga hay trò chuyện, dạo chơi... có thể giúp bạn bình tĩnh sau những căng thẳng.

Theo Thu Hà/ plo.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Quận ủy Bắc Từ Liêm, các cấp Công đoàn quận đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.
Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân, qua các đợt thi đua, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong quận đã đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo, làm lợi hàng nghìn tỷ đồng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tôn vinh công nhân lao động bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có thực hiện các diễn đàn đối thoại với công nhân lao động, tổ chức tốt các hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi nhằm động viên tinh thần cho đoàn viên, người lao động…
Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

(LĐTĐ) Tối 26/4, tại Công viên Thống nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”.
Công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật, quận Long Biên

Công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật, quận Long Biên

(LĐTĐ) Tối 26/4, tại quận Long Biên (Hà Nội), đã diễn ra Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng; khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thương mại - Làng nghề gắn với Lễ hội truyền thống đình làng Lệ Mật, thiết thực chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tin khác

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2045/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động