“Lũy thép” chống dịch
Trong không khí Tết đến, Xuân về, người dân Thủ đô tất bật chuẩn bị cho năm mới Tân Sửu 2021 với hi vọng và những thành công mới. Nhịp sống đã trở lại bình thường, nhộn nhịp sau những đảo lộn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Có lẽ, với nhiều người, ký ức về Hà Nội vắng lặng trong những ngày cách ly toàn xã hội hay không khí sôi sục của những ca bệnh trở về từ Đà Nẵng sẽ không bao giờ quên được.
Từ các tuyến phố, đến đường làng, ngõ xóm thưa vắng người qua lại, khẩu hiệu “mỗi người dân là một chiến sĩ” phòng dịch Covid-19 đã biến thành hành động cụ thể. Đa số nhân dân đều tự giác chấp hành thực hiện giãn cách, khai báo y tế khi trở về từ vùng có dịch và đeo khẩu trang tại nơi công cộng…
Hơn lúc nào hết, đánh thắng “giặc” Covid-19 là niềm mong mỏi bậc nhất của tất cả người dân. Niềm tin chiến thắng của người Hà Nội trong cuộc chiến này hóa thành sự chung sức, đồng lòng. Những ngày đầu bộn bề nỗi lo chưa “biết địch, biết ta”, hầu hết mọi người đã “đứng yên” khi Tổ quốc cần và có những giải pháp tự phòng tránh bệnh hữu hiệu.
Những chốt kiểm tra y tế ngay từ “cửa ngõ” tại các phố, thôn, xóm… |
Có những cặp vợ chồng đã chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng tư, hoãn cưới mặc dù đã gửi thiệp mời đến tận tay họ hàng, bạn bè. Trong tình huống ngặt nghèo, các đám tang cũng giảm tối đa người đến viếng. Hơn ai hết, họ hiểu rằng, trong các cuộc tiếp xúc đông người ấy, nếu chỉ một người bị nhiễm là ảnh hưởng đến nỗ lực của cả cộng đồng cùng chống dịch. Chính vì thế, mỗi hành động tự giác nâng cao trách nhiệm ấy là thể hiện tinh thần yêu trước, tinh thần của một người chiến sĩ trên mặt trận chống dịch.
Ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Khi đợt dịch thứ 2 có nguy cơ bùng phát, thành phố Hà Nội đã nhanh chóng bắt tay vào triển khai các hoạt động phòng, chống dịch. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp như: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng; thực hiện khai báo y tế theo quy định; thực hiện giãn cách đối với nhà hàng ăn uống, quán cafe; cài đặt ứng dụng Bluezone…
Sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ nội thành đến ngoại thành khiến tinh thần chủ động phòng, chống dịch bệnh lan tỏa tới từng ngõ ngách… Các thôn, xóm, tổ dân phố trở thành “pháo đài” vững chắc chống dịch ngay từ cơ sở. Đến bất cứ địa phương nào, không khó để bắt gặp những chốt kiểm tra y tế ngay từ “cửa ngõ”.
Nhiệm vụ của chốt là kiểm soát chặt chẽ công dân ra, vào; nắm bắt những biến động nhân khẩu; kiểm tra y tế (đo thân nhiệt); giám sát y tế tất cả nhân khẩu để kịp thời phát hiện, thông báo dấu hiệu bất thường đến chính quyền và cơ quan y tế địa phương; tổ chức kí cam kết đến từng hộ gia đình trong công tác phòng chống dịch. Một chiếc barie dựng tạm, một chiếc ô, chiếc bạt đơn sơ và những người “bám chốt” chính là công dân của thôn, xóm hay tổ dân phố...
Cùng với đó là những người làm nhiệm vụ trực chốt cách ly, hi sinh thời gian, không ngại vất vả vì cộng đồng. Họ được coi là những “lũy thép” trong công tác phòng, chống sự lây lan của dịch Covid-19.
Gặp lại Ngô Quang Nghĩa (phường Văn Chương, quận Đống Đa) sau một thời gian dài kể từ tháng 4, khi Hà Nội trong giai đoạn “căng mình” trong đợt dịch vùng phát đầu tiên, đôi mắt Nghĩa vẫn long lanh kể về những ngày trực chốt cách ly Covid-19. Nghĩa tham gia trực chốt cách ly ngay từ đầu tháng 3, giai đoạn đó phường Văn Chương chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid-19, tuy nhiên có 24 người/22 chốt trực liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai còn đang được tiếp tục cách ly, theo dõi.
Bên cạnh tấm biển đỏ nổi bật “Khu vực cách ly”, Nghĩa thuộc nhuần nhuyễn nhiệm vụ của mình. Ngoài việc giám sát thực hiện cách ly, hỗ trợ người dân, Nghĩa còn kiêm thêm nhiệm vụ “tuyên truyền viên”, động viên người dân không hoang mang trong giai đoạn dịch có những diễn biến phức tạp.
Ở những vùng ngoại thành, xa trung tâm, công tác chống dịch gắn với hình ảnh cán bộ thôn, xóm, những Bí thư chi bộ, trưởng thôn, cựu chiến binh… “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện nghiêm các khuyến cáo phòng dịch. Thôn Nam Dương, xã Hòa Nam (huyện Ứng Hòa) là địa phương ngoại thành nằm khá xa trung tâm Thủ đô.
Kể lại cho chúng tôi về những ngày “xuôi ngược” chống dịch, ông Đinh Văn Viễn (trưởng thôn Nam Dương) dường như cũng bận bịu hơn với đủ thứ việc. Khi thì vận động nhân dân tổng vệ sinh môi trường, lúc bận bịu đi dán các áp-phích nơi đầu ngõ xóm. Có tìm hiểu mới rõ, ở quê không phải nhà nào cũng có tivi, và không phải gia đình nào cũng có điều kiện lắp đặt mạng Internet.
Chính vì thế, tuyên truyền trên loa và dán tờ rơi, áp-phích là phương cách hữu hiệu và trực quan nhất để tất thảy người dân nắm được cách phòng trừ Covid-19. Thực tế đã chứng minh, những phương cách giản dị trên đã có tác dụng thiết thực. Nhân dân ra đường, đi làm ruộng đều mang khẩu trang tự giác và chào nhau qua ánh mắt, qua nụ cười và cái vẫy tay từ xa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20