Luật hóa mô hình đầu tư đối tác công tư, cơ hội khơi thông nguồn vốn

(LĐTĐ) Nếu đại dịch Covid-19 được dập tắt sớm hoặc muộn hơn thì nền kinh tế thế giới cũng sẽ rất khó khăn. Với Việt Nam, mặc dù chúng ta đang thành công trong công tác chống dịch, nhưng những khó khăn về kinh tế là khó tránh khỏi cả trong thời gian ngắn hạn lẫn trung hạn. Bởi vậy, khơi thông nguồn vốn đầu tư bằng cơ chế, chính sách, trong đó có Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là vô cùng cấp thiết.
khoi thong nguon von nha dau tu Bí thư Thành ủy Hà Nội: Mong các doanh nghiệp, nhà đầu tư hiến kế cho Hà Nội duy trì đà tăng trưởng
khoi thong nguon von nha dau tu Hà Nội: Tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư dự án lập quy hoạch khu tập thể Nam Thành Công

Chọn lựa phương án nào?

Ngày 20/4, trong phiên khai mạc Phiên họp thứ 44, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu đã cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Vũ Hồng Thanh, trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 43, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách, ý kiến các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã phối hợp cùng Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Cụ thể, một số nội dung chủ yếu, còn có ý kiến khác nhau như sau:

khoi thong nguon von nha dau tu
Đầu tư PPP sẽ góp phần thúc đẩy hạ tầng phát triển nhanh (Cầu Nhật Tân- ảnh P.H)

Về lĩnh vực đầu tư dự án PPP (khoản 1 Điều 5), Thường trực Ủy ban Kinh tế đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng thu hẹp lĩnh vực, chỉ tập trung đầu tư PPP ở những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, quan tâm đến các dự án lớn có tính liên kết vùng miền, tính lan toả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương. Để phù hợp với thực tiễn, dự thảo Luật quy định nguyên tắc chung, chỉ rõ 5 nhóm lĩnh vực thể hiện tại khoản 1 Điều 5 với các lý do lựa chọn các lĩnh vực này như trong bản đầy đủ của dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật. Đồng thời, nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong triển khai trên thực tế, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 5 để xử lý tình huống phát sinh dự án ngoài lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 5 nhưng cần thiết, đáp ứng 4 điều kiện và có khả năng thực hiện đầu tư theo phương thức PPP, cơ quan có thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện đầu tư theo phương thức PPP.

Về quy mô đầu tư dự án PPP (khoản 3 Điều 5), Dự án Luật gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách đề xuất 2 phương án: Phương án 1, Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP đối với từng lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 5, nhưng không thấp hơn 200 tỷ đồng. Quy định này thống nhất với định hướng thu hẹp lĩnh vực đầu tư dự án PPP như đã nêu ở trên, xác định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP nhằm bảo đảm có sự tập trung đầu tư lớn vào các dự án PPP quan trọng cần khuyến khích, ưu tiên thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân. Phương án 2, Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với từng lĩnh vực như đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục - đào tạo, y tế... hoặc theo địa bàn như đô thị, đồng bằng, miền núi, vùng sâu vùng xa. Theo báo cáo tổng hợp ý kiến các đại biểu Quốc hội chuyên trách, có 9 ý kiến nhất trí phương án 1, có 7 ý kiến nhất trí phương án 2.

Về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP (Điều 19), Dự án Luật gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách đề xuất 2 phương án: Phương án 1, khi tổng mức đầu tư dự án PPP tăng so với tổng mức đầu tư đã được quyết định tại bước chủ trương đầu tư dự án thì phải thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư vì cho rằng việc tăng tổng mức đầu tư sẽ làm thay đổi phương án tài chính cũng như hiệu quả của dự án PPP. Khi điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi cũng không được phép làm tăng tổng mức đầu tư. Phương án 2, để hạn chế việc phải điều chỉnh chủ trương đầu tư nhiều lần và tránh thủ tục phức tạp, kéo dài, dự thảo Luật quy định trường hợp thay đổi tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên thì mới phải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP. Theo báo cáo tổng hợp ý kiến các đại biểu Quốc hội chuyên trách, có 7 ý kiến nhất trí phương án 1, 7 ý kiến nhất trí phương án 2.

Về cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu (Điều 83), Thường trực Ủy ban Kinh tế xin báo cáo 02 phương án: Phương án 1, Giữ như quy định của dự thảo Luật, sử dụng nguồn dự phòng vốn đầu tư công trung hạn để chi trả phần giảm doanh thu (khoản 4 Điều 75). Phương án 2, Sử dụng chi thường xuyên để chi trả phần giảm doanh thu, tương tự chi trả nợ ngân sách nhà nước (khoản 3 Điều 76). Đối với cơ sở xác định các mốc giá trị trong cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, về giá trị 50% - 50%, hồ sơ dự án.

Ý kiến đại biểu thế nào?

Phát biểu tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đến ngày 13/4/2020, Tổng Thư ký Quốc hội đã nhận được 24 ý kiến từ 08 Đoàn đại biểu Quốc hội và 16 đại biểu Quốc hội chuyên trách đối với dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Nhìn chung, các đại biểu Quốc hội chuyên trách nhất trí sự cần thiết ban hành Luật PPP nhằm tạo lập môi trường pháp lý công bằng, minh bạch và bảo đảm cơ chế thực hiện dự án, lựa chọn nhà đầu tư cạnh tranh, hiệu quả để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư các công trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hữu hạn của Nhà nước.

Nếu dự án Luật PPP được thông qua tại kỳ họp tới, đây sẽ cơ sở để Hà Nội và một số thành phố có đủ căn cứ pháp lý để khơi thông nguồn vốn đầu tư trong bối cảnh ngân sách đang gặp khó khăn, mà nhu cầu đầu tư thì rất lớn.

Các đại biểu đánh giá nội dung của dự án Luật phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cơ chế huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế, hạ tầng kinh tế - xã hội; bảo đảm phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Dự án Luật quy định các nguyên tắc thỏa thuận hợp tác giữa nhà nước và nhà đầu tư được thể hiện thông qua các phương thức hợp đồng dự án PPP mà hiện nay chưa được quy định cụ thể trong các luật chuyên ngành. Nội dung quy định trong dự thảo Luật và quy trình thảo luận, lấy ý kiến đóng góp cho quá trình ban hành Luật bảo đảm tính công khai, minh bạch. Dự án Luật đã được các cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu cơ bản đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

Dự thảo Luật lần này được bố cục hợp lý gồm 11 chương, 108 điều, đã bao quát được toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư; cơ bản thống nhất với các nội dung của dự thảo Luật và dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Về phạm vi điều chỉnh, có ý kiến cho rằng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật là quá rộng, chưa rõ, đề nghị sửa lại Điều 1 như sau: “Luật này quy định về phạm vi, lĩnh vực, hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư; hoạt động quản lý nhà nước; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư”.

Có ý kiến đề nghị bổ sung “hợp đồng đầu tư” vào Điều 1 thành như sau: “Luật này quy định về hoạt động đầu tư, hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư; hoạt động quản lý nhà nước; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư”. Có ý kiến đề nghị nghiên cứu, rà soát, xem xét điều chỉnh toàn bộ quan hệ đối tác công tư, trong đó bao gồm cả hoạt động xã hội hóa, vì bản chất cơ chế thực hiện xã hội hóa có tính chất tương đồng với đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) do cùng mục tiêu thu hút vốn đầu tư của tư nhân; trong khi chính sách này đang được thực hiện rất nhiều mà không được quản lý chặt chẽ, gây thất thoát nguồn lực nhà nước vào tay một số bộ phận.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức lễ công bố Quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân, Đảng Quận ủy và Công đoàn cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) quận, thành lập mới Công đoàn cơ sở trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ quận.
Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân - liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản.
Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

(LĐTĐ) Mô hình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”, đã cung cấp kiến thức kinh doanh, kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn thông tin, Hà Nội sẽ thi 3 môn vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025. Kỳ thi sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6.
3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.

Tin khác

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Đồng Nai: Xuất siêu trong quý I/2024 đạt hơn 1,6 tỷ USD

Đồng Nai: Xuất siêu trong quý I/2024 đạt hơn 1,6 tỷ USD

(LĐTĐ) Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Đồng Nai đạt nhiều khởi sắc khi xuất siêu hơn 1,6 tỷ USD trong quý 1/2024.
Chấm dứt “cơn khát” vốn!

Chấm dứt “cơn khát” vốn!

(LĐTĐ) Từ giữa tháng 3/2024, lãi suất tiết kiệm đã được gần 20 ngân hàng thương mại (NHTM) trên thị trường tiếp tục điều chỉnh giảm. Theo đó, các NHTM giảm lãi suất tiết kiệm ở nhiều kỳ hạn, trong đó cao nhất có ngân hàng giảm đến 1,1%.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Công ty Mẹ Tổng Công ty UDIC: Chú trọng đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

Công ty Mẹ Tổng Công ty UDIC: Chú trọng đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

(LĐTĐ) Năm 2024, Công ty Mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại, tinh gọn lĩnh vực xây lắp nhằm duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh; đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đạt mức bình quân 15,5 triệu đồng/người/tháng.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Cảnh báo hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến bị tấn công

Cảnh báo hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến bị tấn công

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã gửi công văn hỏa tốc tới các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nhằm cảnh báo lỗ hổng bảo mật liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

(LĐTĐ) Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân từ đâu?

(LĐTĐ) Thời gian qua, các chuyên gia và giới truyền thông tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho câu chuyện về bất cập giữa mặt bằng thu nhập chung của người dân hiện nay với giá cả... song thực tế, nó vẫn cứ diễn ra “nghịch lý”: Việc làm, thu nhập khó khăn, giá vẫn… cứ tăng!
Xem thêm
Phiên bản di động