Luật Công đoàn sẽ được sửa đổi như thế nào?
Cần quy định rõ về thể chế Công đoàn trong Luật | |
Cân nhắc thời điểm sửa đổi Luật Công đoàn | |
Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong tổ chức công lập |
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Luật Công đoàn 2012 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 3, ngày 20/6/2012 (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn 1990) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.
Tuy nhiên, sau hơn 5 năm áp dụng, cùng với việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật, trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế và yêu cầu tất yếu khách quan đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn 2012 cho phù hợp với tình hình mới |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh: Luật Công đoàn là đạo luật rất quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức và hành động của công đoàn; có ý nghĩa trong đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn Việt Nam.
Đặc biệt, việc Việt Nam ký kết, phê chuẩn và tham gia các FTA thế hệ mới trong thời gian gần đây như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), đã đặt ra yêu cầu rà soát và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt về quan hệ lao động và “nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước hết là luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, lao động - công đoàn” .
“Từ những căn cứ trên cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn 2012 cho phù hợp với sự phát triển của đất nước và của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đều góp ý nên sửa đổi, bổ sung tên gọi của Luật Công đoàn thành “Luật Công đoàn Việt Nam”; sửa đổi Luật Công đoàn cần chú trọng đến chức năng chính của Công đoàn, theo hướng quy định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; phù hợp với phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật Công đoàn và đảm bảo tương thích, đồng bộ với Hiến pháp 2013.
Ông Nguyễn Thành Đô - Trưởng Ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh đề nghị cần đưa vào Luật cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn |
Góp ý tại Hội thảo, ông Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An đề nghị: Cần làm rõ cơ cấu của tổ chức Công đoàn trong Luật Công đoàn sửa đổi; và nhiệm vụ cụ thể của mỗi loại hình công đoàn cơ sở, như trong khối doanh nghiệp, hành chính sự nghiệp, cấp trên cơ sở và trung ương để làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình.
Bên cạnh đó, Luật sửa đổi cần làm rõ tính độc lập, tự chủ của cán bộ công đoàn chuyên trách, như: Tổ chức, bộ máy công đoàn chuyên trách do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định. Đồng thời, cần làm rõ tính chính trị xã hội của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, khi chúng ta dự kiến kết nạp thêm người lao động nước ngoài vào tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Góp ý vào Dự thảo Luật, ông Nguyễn Thành Đô - Trưởng Ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến việc cần quy định chức năng chính của Công đoàn trong việc đại diện, chăm lo, bảo vệ được người lao động. Công đoàn cần bớt các việc “tham gia” vào các công tác xã hội, hoạt động chung chung để tập trung vào hoạt động chính. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu đưa vào Luật cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn, đảm bảo tính hệ thống trong bảo vệ cán bộ công đoàn từ cấp trên đến cấp dưới.
Đồng tình với việc cần đưa vào Luật cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn, ông Trần Quang Vinh – Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, nếu cán bộ công đoàn không “ăn lương” của Công đoàn, thì khó có thể tự bảo vệ mình trong quá trình bảo vệ người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Hoạt động 19/11/2024 21:01