Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn:

Cần quy định rõ về thể chế Công đoàn trong Luật

(LĐTĐ) Luật Công đoàn 2012 được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 3, ngày 20/6/2012 (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn 1990), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm áp dụng, cùng với việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật, trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế và yêu cầu tất yếu khách quan đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn.
can quy dinh ro ve the che cong doan trong luat Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2019
can quy dinh ro ve the che cong doan trong luat Nâng cao chất lượng tư vấn pháp luật công đoàn
can quy dinh ro ve the che cong doan trong luat Cân nhắc thời điểm sửa đổi Luật Công đoàn

Sự cần thiết phải sửa Luật Công đoàn

Sáng 3/7, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về một số vấn đề cơ bản trong đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: Luật Công đoàn 2012 đã thể chế hóa mạnh mẽ các quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng về tổ chức và hoạt động cho tổ chức Công đoàn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước trong thời gian qua.

can quy dinh ro ve the che cong doan trong luat
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại Hội thảo

Tuy nhiên, do Hiến pháp năm 2013 được ban hành sau khi Luật Công đoàn đã được thông qua, nên có những nội dung của Luật Công đoàn chưa hoàn toàn tương thích với Hiến pháp. Bên cạnh đó, những năm gần đây Quốc hội đã ban hành nhiều luật mới có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và tổ chức Công đoàn như: Luật Việc làm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015… Đặc biệt, việc sửa đổi bổ sung Bộ luật Lao động đặt ra vấn đề phải sửa đổi Luật Công đoàn để đảm bảo tương thích, đồng bộ trong các văn bản pháp luật.

Về phạm vi Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Công đoàn, để thực hiện các mục tiêu, quan điểm và yêu cầu nêu trên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn tập trung phạm vi điều chỉnh với 6 nhóm quy định chủ yếu: Vai trò, quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn; Nguyên tắc tổ chức và chỉ đạo hoạt động Công đoàn; Quyền gia nhập Công đoàn của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Quyền gia nhập vào hệ thống Công đoàn Việt Nam của tổ chức đại diện người lao động; Các hành vi phân biệt đối xử và can thiệp, thao túng chống công đoàn; Tài chính công đoàn.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cho hay, để đảm bảo thống nhất, đồng bộ, liên thông trong các văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn cần được Quốc hội xem xét, thông qua sau một kỳ họp so với Bộ luật Lao động, vì nhiều nội dung của Bộ luật Lao động được cụ thể hóa ở Luật Công đoàn.

Vì vậy, theo kế hoạch, Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Công đoàn dự kiến trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2019) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2020).

Cũng theo ông Ngọ Duy Hiểu, việc Việt Nam ký kết, phê chuẩn và tham gia các FTA thế hệ mới trong thời gian gần đây như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), đã đặt ra yêu cầu rà soát và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt về quan hệ lao động và “nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước hết là luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, lao động - công đoàn”.

“Từ những căn cứ trên cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn 2012 cho phù hợp với sự phát triển của đất nước và của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Chia sẻ tại Hội thảo về những hạn chế, bất cập trước yêu cầu tình hình mới và tính cấp thiết cần sửa đổi Luật Công đoàn, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam Lê Đình Quảng cho biết: Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật còn hẹp so với sự phát triển nhanh, đa dạng của quan hệ lao động và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn quy định còn dàn trải, thiếu tập trung. Hoạt động ở một số nơi còn nặng tư duy bao cấp, hành chính, thăm nom hiếu hỉ, chưa tập trung nhiệm vụ trọng tâm trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động…

Bổ sung đối tượng điều chỉnh là người lao động nước ngoài

Thông tin về đối tượng điều chỉnh trong Luật, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam Lê Đình Quảng cho biết: Về cơ bản, đối tượng áp dụng của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn vẫn giữ nguyên như Luật Công đoàn 2012, gồm: Là tổ chức công đoàn các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động của công đoàn. Tuy nhiên, Luật bổ sung đối tượng điều chỉnh là người lao động nước ngoài đang lao động hợp pháp tại Việt Nam.

Góp ý về điểm này, ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, Luật sửa đổi cần làm rõ “thế nào là lao động hợp pháp”.

Góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, GS Trần Ngọc Đường - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh: Tôi rất đồng tình với Ban soạn thảo, cần sửa Luật Công đoàn để phù hợp với Hiến pháp năm 2013, vì Luật Công đoàn ra đời sớm hơn, chưa kịp thể chế hóa những quy định trong Hiến pháp.

Theo GS Trần Ngọc Đường, Luật Công đoàn là Luật tổ chức và quản lý, Công đoàn với tư cách là một thiết chế, một tổ chức rất quan trọng, do vậy cần quy định rõ trong Luật về cơ cấu tổ chức, phải quy định cụ thể: Công đoàn là tổ chức như thế nào, các cấp công đoàn như thế nào, mối quan hệ giữa các cấp công đoàn ra sao. “Phải quy định thêm về cơ cấu tổ chức của Công đoàn, không thể chỉ dựa vào Điều 10 Hiến pháp”, GS Trần Ngọc Đường nhấn mạnh.

Cũng với tinh thần đó, GS Trần Ngọc Đường cho rằng, ngoài quy định quyền, cần ban hành rõ về quy trình, trình tự, thủ tục thực hiện quyền. Ví dụ, như tham gia quản lý nhà nước, cần quy định trình tự, thủ tục tham gia như thế nào; trình tự giám sát và phản biện xã hội ra sao; thanh tra, kiểm soát… “Rất cần xây dựng, ban hành Luật Công đoàn một cách hoàn thiện, sửa đổi căn bản để đảm bảo tính toàn diện, phù hợp với Hiến pháp và đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”, GS Trần Ngọc Đường nhấn mạnh

Đồng quan điểm về vấn đề trên, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Điều lệ Ban Tổ chức Trung ương đề nghị: Trong Luật Công đoàn sửa đổi cần quy định rõ cơ quan tham mưu, giúp việc ở từng cấp như thế nào. Không thể nói Công đoàn chung chung, mà phải thể hiện rõ công đoàn ở từng cấp như: Tổng LĐLĐ Việt Nam - LĐLĐ tỉnh, thành phố - LĐLĐ quận, huyện…

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm phối hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

(LĐTĐ) Sáng 24/4, trên sân vận động Tây Hồ đã diễn ra vòng bán kết Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Tháng Công nhân lần thứ 16 - năm 2024 sẽ được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh triển khai với nhiều hoạt động thiết thực.
Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như ký kết chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn", khám sức khỏe miễn phí và tặng quà cho đoàn viên vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Tin khác

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm phối hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

(LĐTĐ) Sáng 24/4, trên sân vận động Tây Hồ đã diễn ra vòng bán kết Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024.
Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Tháng Công nhân lần thứ 16 - năm 2024 sẽ được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh triển khai với nhiều hoạt động thiết thực.
Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như ký kết chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn", khám sức khỏe miễn phí và tặng quà cho đoàn viên vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Giảm thiểu, ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

Giảm thiểu, ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Trong năm 2023, quận Thanh Xuân đã thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác An toàn, vệ sinh lao động đối với 55 lượt doanh nghiệp, hộ gia đình có công trình xây dựng trên địa bàn quận, tiến hành xử phạt 12 cơ sở với tổng số tiền trên 215 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động