Cân nhắc thời điểm sửa đổi Luật Công đoàn
Thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp | |
Chú trọng chăm lo cho người lao động |
Theo Đại biểu Phạm Minh Chính (Quảng Ninh) - Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Trung ương Đảng – Trưởng ban Tổ chức Trung ương: Việc sửa đổi Luật Công đoàn, khi thảo luận ở các cơ quan có trách nhiệm, quan trọng nhất là hiện nay chúng ta thấy cơ cấu người lao động ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực trong nhà nước đang thay đổi.
Toàn cảnh kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV |
Tình hình thực tiễn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên rất nhanh, cơ cấu của người lao động ở ngoài khu vực quốc doanh hiện nay lớn hơn nhiều so với cơ cấu người lao động trong khu vực quốc doanh hay là cơ cấu cán bộ công chức, viên chức. Trong khi đó luật của ta đang nghiêng về bảo vệ người lao động trong quốc doanh chứ chưa tập trung bảo vệ ngoài khu vực quốc doanh. Bảo vệ với giới chủ là bằng luật chứ không phải mang điều lệ, nghị quyết ra được.
Cũng theo đại biểu Phạm Minh Chính, một vấn đề nữa là Luật Công đoàn và Luật Lao động đang có điểm khác nhau. Ta đặt vấn đề sửa Luật Công đoàn như vậy hay nói cách khác là trọng tâm chuyển sang bảo vệ người lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh mà họ đang cần bảo vệ chứ không tập trung khu vực quốc doanh vì Đảng, Nhà nước lo hết rồi.
Hiện chúng ta tham gia CPTPP và trong các điều khoản chúng ta cam kết CPTPP về điều khoản lao động công đoàn, có xác định là sau 5 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực thì điều khoản về lao động công đoàn có hiệu lực theo đó là ở cơ sở được thành lập tổ chức khác của người lao động, hay nói cách khác là sẽ có một tổ chức Công đoàn mới. Đây là vấn đề mới, nhạy cảm, chưa có tiền lệ, rất cần công đoàn cần phải có một khoảng thời gian. Đây chính là lý do mà Công đoàn đã báo cáo với Chính phủ, Bộ Chính trị để trong quá trình đàm phán cho kéo dài 5 năm để chuẩn bị các điều kiện, lực lượng, nguồn lực, trải nghiệm những vấn đề thực tế để sau đó chúng ta khái quát hóa thành những quy định của pháp luật trong tương lai. Nếu chúng ta sửa luật ngay bây giờ về một vấn đề mới, nhạy cảm khi chúng ta chưa có kinh nghiệm, kể cả kinh nghiệm quốc tế thì đây là vấn đề có thể đặt ra thách thức trong tương lai. Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) Trưởng Ban Quan hệ Lao động – Tổng LĐLĐ Việt Nam |
Còn nhiều vấn đề chúng ta phải lo lương, chính sách nhà ở tiếp tục theo Nghị quyết Trung ương 7. Nghị quyết Trung ương 6 cần sửa đổi và thực hiện công đoàn làm sao cho sát thực tiễn, tránh hình thức hóa, tránh không bám sát cơ sở. Trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải sửa mới bám sát được cơ sở.
Còn đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai) - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng: Tôi thấy việc sửa đổi để thể chế quan điểm của Đảng, Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời việc chuyển trọng tâm bảo vệ đoàn viên và người lao động khu vực ngoài nhà nước theo các chủ trương của Đảng, Nhà nước nhất là Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, chúng tôi xin phép Quốc hội cho phép lùi thời gian sửa đổi bởi hai lý do như sau.
Thứ nhất, khi chuẩn bị cho xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, lúc đó chúng ta chưa ký CPTTP, tháng 3 vừa rồi chúng ta ký Hiệp định thương mại đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTTP, theo đó có điều khoản quy định về việc lập tổ chức của người lao động và người lao động tự do lập tổ chức của mình. Trong thể chế chính trị của chúng ta có lẽ Công đoàn sẽ là tổ chức đầu tiên chịu áp lực về việc đa tổ chức và vấn đề này thì có thể nói chúng ta cũng đặt ra vấn đề cần phải xem xét.
Về nguyên tắc thì sau khi các quốc gia thành viên phê chuẩn, tức là Quốc hội chúng ta năm nay hoặc sang năm phê chuẩn thì 3 năm sau, năm 2021 cho phép lập tổ chức Công đoàn ở cơ sở và 2 năm nữa cho liên kết dọc, liên kết ngang.
Nếu chúng ta sửa bây giờ, lại đặt ra những vấn đề đó thì rất phức tạp ở chỗ vừa rồi khi chúng ta ký CPTPP trước khi Tổng thống Trump được bầu làm Tổng thống thì đã có 3 địa phương xin lập tổ chức Công đoàn theo cách riêng của họ. Hiện đã có một tỉnh gửi văn bản đến Bộ Nội vụ và Bộ Nội vụ hỏi về vấn đề này, thì phía Tổng LĐLĐVN cũng nói pháp luật hiện hành chưa quy định về việc lập tổ chức Công đoàn khác tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Lý do thứ 2 về xin lùi trình dự án là TLĐLĐ VN đang tập trung vào việc thực hiện Chỉ thị 09 của Ban Bí thư, về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Hiện nay toàn bộ lực lượng, vật lực, nhân lực của Tổng LĐLĐ Việt Nam đang tập trung cho việc chỉ đạo đại hội các địa phương, các ngành và chuẩn bị Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.
Do đó, đúng thời điểm này nếu đồng thời làm hai việc lớn như vậy thì rất khó khăn. Chúng tôi xin phép, nếu được thì Quốc hội xem xét cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cân nhắc cho lùi thời điểm sửa còn chúng tôi thấy cần thiết phải sửa và sửa để phù hợp.
Nhất là việc như đại biểu Phạm Minh Chính phân tích rất sâu sắc, đó là cần phải chuyển trọng tâm bảo vệ người lao động khu vực ngoài nhà nước. Trong đề án đổi mới, tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới trình Bộ Chính trị chúng tôi cũng đã có đề xuất liên quan đến lĩnh vực này.
Đồng tình với việc xin lùi thời gian sửa đổi Luật Công đoàn, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) – Trưởng Ban Quan hệ Lao động – Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng qua 5 năm thực hiện đến nay Luật Công đoàn không có vướng mắc, bất cập nào mà ở cơ quan cấp dưới đề xuất lên với Tổng LĐLĐ Việt Nam, chúng ta sửa luật khi chưa có vấn đề phát sinh là một khó khăn.
Trong khi đó, theo kế hoạch của Đảng đoàn cũng như công văn 1099 của Ủy ban Pháp luật Quốc hội gửi cho Tổng Liên đoàn để đề xuất sửa đổi Luật Công đoàn có nêu vấn đề cần tập trung là tổ chức bộ máy. Tổ chức bộ máy hiện nay của Công đoàn được chia thành 4 cấp. Còn các vấn đề xung quanh bộ máy, biên chế của Công đoàn lại nằm trong chính văn bản của Đảng và Điều lệ của tổ chức Công đoàn.
Chúng ta cũng thấy là Hội nông dân, thanh niên, phụ nữ không có luật nhưng vẫn hoạt động bình thường vì có các văn bản của Đảng quy định về tổ chức bộ máy và điều lệ của tổ chức. Đây là lý do thứ hai chúng tôi đề xuất cần phải nghiên cứu lùi.
Một lý do nữa, hiện chúng ta tham gia CPTPP và trong các điều khoản chúng ta cam kết CPTPP về điều khoản lao động công đoàn, có xác định là sau 5 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực thì điều khoản về lao động công đoàn có hiệu lực theo đó là ở cơ sở được thành lập tổ chức khác của người lao động, hay nói cách khác là sẽ có một tổ chức Công đoàn mới. Đây là vấn đề mới, nhạy cảm, chưa có tiền lệ, rất cần công đoàn cần phải có một khoảng thời gian.
Đây chính là lý do mà Công đoàn đã báo cáo với Chính phủ, Bộ Chính trị để trong quá trình đàm phán cho kéo dài 5 năm để chuẩn bị các điều kiện, lực lượng, nguồn lực, trải nghiệm những vấn đề thực tế để sau đó chúng ta khái quát hóa thành những quy định của pháp luật trong tương lai. Nếu chúng ta sửa luật ngay bây giờ về một vấn đề mới, nhạy cảm khi chúng ta chưa có kinh nghiệm, kể cả kinh nghiệm quốc tế thì đây là vấn đề có thể đặt ra thách thức trong tương lai.
Cùng với đó, Bộ luật Lao động sửa đội dự kiến là năm 2019 và 2020 sẽ có hiệu lực thì chúng ta cũng có thêm nội dung để cụ thể hóa thể chế, thể hiện trong Luật Công đoàn. Bộ Chính trị cũng đang xem xét để có thể phê chuẩn đề án đổi mới tổ chức hoạt động công đoàn, thì khi đề án này được thông qua, sau này chúng ta sẽ sửa Luật Công đoàn trên cơ sở thể chế những vấn đề của đề án này.
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23