Lộ trình để địa phương đang giãn cách trở lại "bình thường mới"

Bộ Y tế đang xây dựng lộ trình để TP Hồ Chí Minh và các địa phương đang giãn cách trở lại bình thường mới, trong đó nêu rõ lộ trình triển khai gồm 4 bước.
Sẽ sớm trở lại trạng thái bình thường mới Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Thủ đô sẽ đẩy lùi dịch bệnh, sớm bắt đầu trạng thái bình thường mới
Lộ trình để địa phương đang giãn cách trở lại
(Ảnh minh họa: DUY LINH)

Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế đang xây dựng hướng dẫn "Lộ trình từng bước trở lại trạng thái bình thường mới tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg". Hướng dẫn này của Bộ Y tế gồm cả tiêu chí tĩnh và tiêu chí động, gồm: Tiêu chí kiểm soát dịch, tỷ lệ giường ICU, tỷ lệ tiêm vaccine, mức độ nguy cơ.

Hướng dẫn được xây dựng căn cứ trên các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các hướng dẫn chuyên môn của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế; các tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và kinh nghiệm triển khai của gần 40 quốc gia/bang/tỉnh trên thế giới, cũng như kinh nghiệm triển khai tại các địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg như Bắc Ninh, Bắc Giang.

Theo dự thảo này, một trong các tiêu chí tiên quyết là phải đạt các điều kiện kiểm soát dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại quyết định 3979/QĐ-BYT ban hành ngày 18/8 là số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch.

Tỷ lệ số mẫu xét nghiệm dương tính trong số người lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR trong ngày tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục trong vòng 14 ngày; không ghi nhận chuỗi, chùm ca bệnh lây nhiễm mới xuất hiện trong vòng 7 ngày.

Số giường cấp cứu ICU có đầy đủ nhân lực, trang thiết bị theo quy định bảo đảm đáp ứng 3% số ca nhiễm khi tỉnh, thành phố được đánh giá nguy cơ rất cao.

Tiêu chí động để đưa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố đang giãn cách xã hội trở lại trạng thái bình thường mới và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội an toàn là tỷ lệ tiêm vaccine của người dân.

Một tiêu chí động nữa là mức đánh giá nguy cơ theo quyết định 2686/QĐ- BCĐQG ngày 31/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (phân theo các mức nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ và trạng thái bình thường mới).

4 bước trở lại trạng thái bình thường mới

Bản dự thảo của Bộ Y tế nêu rõ các địa phương có lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới cần 4 bước.

Các tiêu chí động sẽ được đánh giá định kỳ ở tất cả các cấp từ xã, phường, đến quận, huyện và toàn tỉnh, thành phố. Khi đáp ứng được các tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động, việc mở cửa sẽ được thực hiện theo 4 bước.

Bước 1: Rà soát nguy cơ, tỷ lệ tiêm chủng và điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại cấp xã, phường để phân loại thành 4 vùng: nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ, bình thường mới.

Bước 2: Áp dụng biện pháp chống dịch theo Chỉ thị 15 với khu vực đạt tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động (đạt tỷ lệ tiêm vaccine cho người trên 18 tuổi mũi 1 đạt dưới 60%; đủ liều dưới 20% và ở mức độ nguy cơ cao theo Quyết định 2686).

Các hoạt động ngoài trời được phép mở với số lượng người hạn chế ở những nơi/hoạt động có lây nhiễm thấp và cho phép các hoạt động ở trong nhà có kiểm soát. Những người đã tiêm vaccine, đặc biệt những khu vực có tỷ lệ tiêm cao, sẽ được ưu tiên khi tham gia giao thông và các hoạt động kinh tế, xã hội.

Bước 3: Áp dụng biện pháp chống dịch theo Chỉ thị 19 với khu vực đạt tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động (có tỷ lệ tiêm vaccine mũi 1 cho người trên 18 tuổi đạt từ 60-70% và 20% người trên 18 tiêu đủ liều vaccine và ở mức độ nguy cơ theo Quyết định 2686);

Ở bước này, các hoạt động ngoài trời và một số dịch vụ hoạt động trong nhà được phép mở thêm với số lượng người hạn chế, đeo khẩu trang và kính chắn giọt bắn; những người đã tiêm vaccine, đặc biệt những khu vực có tỷ lệ tiêm cao, sẽ được ưu tiên khi tham gia giao thông và các hoạt động kinh tế, xã hội.

Bước 4: Khi địa phương đạt các tiêu chí sau sẽ thực hiện các biện pháp phòng dịch, chống dịch ở trạng thái bình thường mới: Đủ tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động (có tỷ lệ tiêm vaccine cho người trên 18 tuổi ít nhất 1 mũi đạt trên 70% và trên 20% người trên 18 tiêu đủ liều vaccine; ở mức bình thường mới theo Quyết định 2686).

Bản dự thảo đang được gửi xin ý kiến của các chuyên gia, thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, UBND các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Theo Mạnh Trần/nhandan.vn

https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/lo-trinh-de-dia-phuong-dang-gian-cach-tro-lai-binh-thuong-moi--664929/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan

Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan

(LĐTĐ) Nhiều chiến dịch ra quân để tháo dỡ các công trình làm mất mỹ quan đô thị, cùng các công trình cộng đồng đang được Phú Quốc quyết liệt đầu tư, nhằm lấy lại cảnh quan cho đảo Ngọc.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chương trình "Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt” được tổ chức thường niên là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của thành phố Hà Nội nhằm động viên những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ tinh thần hiếu học của các em, động viên các em nỗ lực vươn lên thành con ngoan, trò giỏi.
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia, trong đó có hai máy bay MIG-21 số hiệu 4324; 5121; xe tăng T54B số hiệu 843 và bản đồ quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Xem thêm
Phiên bản di động