Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Lực đẩy trong xây dựng nông thôn mới ở Thạch Thất Phú Nghĩa phấn đấu trở thành xã nông thôn mới nâng cao |
Giải quyết việc làm cho người lao động
Chương Mỹ được biết đến là huyện có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp. Toàn huyện hiện có 1 khu công nghiệp Phú Nghĩa với diện tích 170,1ha đã lấp đầy trên 95% diện tích và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mở rộng với diện tích mở rộng 180ha về phía Bắc. Đồng thời, huyện còn có 10 cụm công nghiệp, trong đó có 6 cụm đã hình thành và đi vào hoạt động. Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút 170 doanh nghiệp đi vào hoạt động, trong đó có 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ diện tích thuê đất chiếm khoảng 61%, tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động.
Lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội và huyện Chương Mỹ thăm quan gian hàng sản phẩm truyền thống tại Hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, xúc tiến thương mại huyện Chương Mỹ năm 2020. Ảnh: Minh Khuê |
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, Chương Mỹ cũng được biết đến là mảnh đất trăm nghề với các nghề thủ công truyền thống như: Mây tre đan, mộc, thêu ren, nón lá... Cụ thể, huyện có 36 làng nghề, 175/206 làng có nghề, 720 doanh nghiệp; trên 9.000 cơ sở sản xuất cá thể công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cơ bản hoạt động ổn định, hiệu quả.
Những năm qua, để thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, huyện Chương Mỹ đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn nắm bắt thông tin, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, các chính sách vay vốn ưu đãi, các khoản hỗ trợ. Đồng thời, đẩy mạnh các chương trình đào tạo nhân lực có tay nghề cao, hỗ trợ phối hợp đào tạo nghề cho các doanh nghiệp. Cùng với đó, công tác khuyến công, đào tạo nghề, kết nối cung cầu lao động luôn được huyện quan tâm. Trong năm 2020 huyện đã tổ chức được 188 lớp, đào tạo cho 6.080 lao động, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 59% với các ngành nghề như: Mây tre đan, may công nghiệp, thêu ren, mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng... góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn lúc nông nhàn. Đặc biệt, là góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống ở địa phương.
Huyện cũng đã triển khai có hiệu quả công tác hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề, quản lý và sử dụng thương hiệu làng nghề. Đến nay, huyện có 36 làng được công nhận làng nghề truyền thống, đã hỗ trợ xây dựng và đưa giá trị thương hiệu làng nghề mây tre đan Phú Vinh - Phú Nghĩa vào hoạt động sản xuất kinh doanh; đang triển khai hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề chế biến nông sản Chi Nê - Trung Hòa và làng nghề mộc Phụ Chính - Hòa Chính; hướng dẫn, hỗ trợ thành lập Hội Mây tre đan Phú Nghĩa, Hội Nghề mộc thôn Phù Yên, xã Trường Yên.
Chương Mỹ cũng tích cực triển khai hỗ trợ trên 75 lượt doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tham gia các hội chợ, xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu mẫu sản phẩm tại các hội chợ trong nước và quốc tế. Thông qua hội chợ để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các nghệ nhân, thợ thủ công sáng tạo, phát triển mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trường. Cũng qua các hội chợ sẽ giúp cho Uỷ ban nhân dân huyện phát hiện những cá nhân có tay nghề giỏi, tài năng để đào tạo, bồi dưỡng và đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội xét tặng danh hiệu nghệ nhân cấp Thành phố và cấp Quốc gia.
Bên cạnh đó, huyện Chương Mỹ hỗ trợ xây dựng sản phẩm công nghiệp chủ lực, xây dựng cơ sở công nghiệp nông thôn đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường. Từ năm 2019, huyện đã chỉ đạo các cơ sở sản xuất, các làng nghề, các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp xây dựng các sản phẩm OCOP (sản phẩm truyền thống) và đã có trên 30 sản phẩm mây tre giang đan, thủ công mỹ nghệ đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP.
Ưu tiên ngành nghề thế mạnh
Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nên công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện ngày càng phát triển. Tuy có sự phát triển nhưng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa thật sự đa dạng, phong phú về mẫu mã sản phẩm. Các cụm công nghiệp chưa có Ban Quản lý nên công tác quản lý các doanh nghiệp còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số doanh nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp.
Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, Huyện ủy Chương Mỹ đã ban hành Chương trình số 08-CTr/HU về “Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; thương mại – dịch vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh; phát triển kinh tế huyện trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo giai đoạn 2021 – 2025”. Mục tiêu chung của Chương trình số 08 là phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện về vị trí địa lý, đất đai, nguồn nước, cảnh quan thiên nhiên, nguồn nhân lực, trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ở mức độ cao; đảm bảo vị thế của các ngành như công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, dịch vụ là ngành mũi nhọn, từng bước phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại.
Huyện cũng đã đề ra các chỉ tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; thương mại – dịch vụ đến năm 2025. Trong đó, phấn đấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 23.400 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân sẽ đạt 9,7%/năm. Giá trị sản xuất của ngành thương mại - dịch vụ (theo giá so sánh năm 2010) sẽ đạt 14.700 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế năm 2025 sẽ là công nghiệp (54,15%), dịch vụ (32,3%), nông nghiệp (13,6%). Thu nhập bình quân đầu người sẽ đạt 85 - 95 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ cụm công nghiệp (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải là 100%. Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý là 45 - 50%; tỷ lệ nước thải làng nghề được xử lý 100%. Giữ vững 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu là 10 xã.
Đặc biệt, huyện đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện hiệu quả Chương trình số 08-CT/HU. Riêng đối với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện sẽ thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, các ngành kinh tế; tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Phát triển ngành công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Tập trung phát triển một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu. Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, xác lập quyền sở hữu trí tuệ; triển khai các chương trình khuyến công có hiệu quả. Quản lý tốt về môi trường, xây dựng hệ thống thu gom chất thải và thu gom, xử lý nước thải, hệ thống cấp nước sạch cho khu, cụm công nghiệp…
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Qua đó, tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59