Liên Hợp Quốc cảnh báo đáng ngại về thời tiết thế giới

Thời tiết thế giới đang trên đà nóng nhất được ghi nhận trong 7 năm qua, khi Trái đất tiến vào "lãnh thổ chưa được khám phá" - Liên Hợp Quốc cảnh báo.
Hà Nội: Cá chết trắng tại hồ Yên Sở là do thay đổi thời tiết Cảnh báo nắng nóng gay gắt ở Trung Bộ sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới
Mưa lớn gây lũ lụt ở Uttarakhand, Ấn Độ, ngày 19.10.2021. Ảnh: AFP
Mưa lớn gây lũ lụt ở Uttarakhand, Ấn Độ, ngày 19.10.2021. Ảnh: AFP

Ngày 31/10, Tổ chức Khí tượng Thế giới công bố báo cáo khí hậu sơ bộ khi hội nghị khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc khai mạc, nói rằng sự nóng lên toàn cầu do phát thải khí nhà kính gây ra "những hậu quả sâu rộng đối với các thế hệ hiện tại và tương lai", cảnh báo rằng hành tinh này đang đi vào “lãnh thổ chưa được khám phá”.

Dựa trên dữ liệu 9 tháng đầu năm, WMO cho biết năm 2021 đứng ở giữa năm thứ 5 và năm thứ 7 nóng nhất từng được ghi nhận, mặc dù hiệu ứng làm mát của hiện tượng La Nina đã làm giảm nhiệt độ vào đầu năm.

"Từ biển sâu đến núi cao, từ sông băng tan chảy đến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt liên tục, các hệ sinh thái và cộng đồng trên toàn cầu đang bị tàn phá" - AFP dẫn lời Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết trong một tuyên bố về báo cáo. Ông nói thêm rằng hội nghị khí hậu COP26 kéo dài hai tuần “phải là một bước ngoặt đối với con người và hành tinh”.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu trong họp báo ngày 28.10, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome, Italia. Ảnh: DPA
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu trong họp báo ngày 28.10, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome, Italia. Ảnh: DPA

WMO phát hiện ra rằng nhiệt độ trung bình của năm 2021 cao hơn khoảng 1,09 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Và nhiệt độ trung bình trong 20 năm qua (2002-2021) lần đầu tiên vượt ngưỡng biểu tượng là 1 độ C so với giữa thế kỷ 19, khi con người bắt đầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở quy mô công nghiệp.

Điều này sẽ “là mối quan tâm của các đại biểu dự COP26 với mong muốn giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng lên trong giới hạn đã thỏa thuận tại Paris sáu năm trước” - Stephen Belcher, nhà khoa học trưởng tại Văn phòng Khí tượng Anh cho biết.

Theo Thỏa thuận Paris năm 2015, các quốc gia đồng ý giới hạn mức độ nóng lên toàn cầu ở mức "thấp hơn" 2 độ C so với mức tiền công nghiệp và 1,5 độ nếu có thể.

Kể từ đó, thế giới đã chứng kiến ​​nhiều thảm họa thời tiết bao gồm cháy rừng kỷ lục trên khắp Australia và Siberia, một đợt nắng nóng kỷ lục trong hàng nghìn năm ở Bắc Mỹ và lượng mưa cực lớn gây ra lũ lụt kinh hoàng ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ và Châu Âu.

Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas cho biết: “Các sự kiện cực đoan trở thành thông lệ mới. Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy một số trong số này mang dấu vết của sự thay đổi khí hậu do con người gây ra".

Cháy rừng thiêu rụi nhà cửa ở Paradise, California, Mỹ năm 2018. Ảnh: AFP
Cháy rừng thiêu rụi nhà cửa ở Paradise, California, Mỹ năm 2018. Ảnh: AFP

Báo cáo khí hậu là một bản tóm tắt về sức khỏe hành tinh, bao gồm nhiệt độ, thời tiết khắc nghiệt, sông băng thu hẹp và băng tan.

Sự axit hóa đại dương do sự hấp thụ khí CO2 của biển là “chưa từng có” trong ít nhất 26.000 năm, WMO cho biết thêm rằng điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ nhiều khí carbon của các đại dương.

Trong khi đó, mực nước biển dâng - chủ yếu do nước biển ấm lên và sự tan chảy của băng trên đất liền - đã ở mức cao mới.

Báo cáo “gây sốc và quan ngại sâu sắc, đồng thời là một lời cảnh tỉnh nữa đối với các nhà lãnh đạo thế giới rằng thời gian đã không còn nhiều để đàm phán” - Jonathan Bamber, Giám đốc Trung tâm Bristol Glaciology, nhận định. Ông cho biết theo quỹ đạo hiện tại, mực nước biển dâng có thể vượt quá 2 mét vào năm 2100, có thể khiến khoảng 630 triệu người trên toàn thế giới phải di tản.

“Hậu quả của việc đó là không thể tưởng tượng được. Điều cần thiết bây giờ tất cả các quốc gia phải có hành động sâu rộng và toàn diện để hạn chế biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng hơn" - Bamber cho hay.

Theo Song Minh/laodong.vn

https://laodong.vn/the-gioi/lien-hop-quoc-canh-bao-dang-ngai-ve-thoi-tiet-the-gioi-969381.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 19/12, trời ít mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng nhẹ, nhiệt độ từ 13 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Để Thủ đô xanh bền vững

Để Thủ đô xanh bền vững

(LĐTĐ) Nhằm cụ thể hoá Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh... thành phố Hà Nội đã xây dựng định hướng, tầm nhìn “chiến lược xanh” vào hai quy hoạch và Luật Thủ đô sửa đổi. Song song với các chiến lược dài hại, Hà Nội cũng đang xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với định hướng “Xanh, thông minh, thành phố kết nối toàn cầu”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/12, khu vực Hà Nội sáng sớm trời rét, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/12, khu vực Hà Nội không mưa, trời rét, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11 - 14 độ C.
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên địa bàn.
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"

Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"

(LĐTĐ) Trong bối cảnh phát triển đô thị, huyện Thanh Trì (Hà Nội) có khoảng 100 thôn làng, tổ dân phố có nghĩa trang nhân dân không di dời, nên việc biến các nghĩa trang thành công viên tâm linh, vườn hoa cây xanh là một trong những mô hình sáng tạo làm đẹp cảnh quan đô thị.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/12: Rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 13 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/12: Rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 13 độ C

(LĐTĐ) Từ ngày 14/12, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu vực Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 10-13 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/12: Trời rét, mưa nhỏ vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/12: Trời rét, mưa nhỏ vài nơi

(LĐTĐ) Dự báo ngày 14/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, gió Đông Bắc cấp 2-3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/12: Trời rét, nhiệt độ thấp nhất 14 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/12: Trời rét, nhiệt độ thấp nhất 14 độ C

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 13/12, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, gió Đông Bắc cấp 2-3, trời rét.
Xem thêm
Phiên bản di động