Lệ Mật dấu tích làng xưa

(LĐTĐ) Lệ Mật - ngôi làng cổ thuộc xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, vốn nổi tiếng với nghề nuôi, bắt rắn và những nghi lễ đặc sắc liên quan tới loài vật này như: Nghi thức đón và rước lễ của nhân dân “Thập Tam trại”, Lễ Đả Ngư và múa Giảo Long hầu Thánh... Trải qua bao thăng trầm, dù chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa nhưng ngôi làng này vẫn giữ được cho mình những công trình kiến trúc, cũng như nếp sinh hoạt truyền thống.
Giữ “nếp làng” trong quá trình đô thị hóa “Làng rắn”

Huyền thoại về làng rắn

Một buổi chiều cuối năm, chúng tôi tới thăm Lệ Mật - ngôi làng cổ bình yên giữa lòng Thành phố, để được nghe kể chuyện về những sự tích đặc biệt gắn liền với nơi đây. Tiếp chuyện chúng tôi bên ấm trà còn nghi ngút khói, ông Trương Văn Chè - Trưởng Tiểu ban di tích đình, chùa Lệ Mật, cho hay: Huyền tích về Thành hoàng làng Lệ Mật có rất nhiều dị bản.

Nhưng theo các cụ cao niên trong làng, tương truyền, vào đời vua Lý Thái Tông, có một công chúa cưng của vua thường bơi thuyền du ngoạn trên dòng Thiên Đức (sông Đuống ngày nay). Một hôm, công chúa bị đắm thuyền chết đuối, mất xác. Vua trao thưởng cho ai tìm thấy xác công chúa nhưng không người nào tìm được.

Lệ Mật dấu tích làng xưa
Lệ Mật, ngôi làng cổ bình yên giữa lòng Thành phố.

Có một chàng thanh niên họ Hoàng ở Lệ Mật đã chiến đấu dũng cảm với thủy quái và cuối cùng đưa được ngọc thể của công chúa lên bờ. Vua ban thưởng cho chàng rất nhiều gấm vóc, vàng bạc, nhưng chàng từ chối tất cả, chỉ xin vua cho đưa dân nghèo Lệ Mật sang khai khẩn vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long làm trang trại.

Được vua ưng thuận, dân chúng Lệ Mật đã vượt dòng sông Nhị Hà (sông Hồng ngày nay) sang khai khẩn khu đất phía Tây thành Thăng Long. Vùng đất ấy dần trở nên trù phú, mở rộng thành 13 trại ấp mà sách sử gọi là khu “Thập Tam trại”. Khai lập được 13 trại xong, chàng trai họ Hoàng quay về củng cố làng cũ.

Theo gương chàng, dân chúng làng Lệ Mật ngoài công việc nhà nông còn phát triển thêm nghề bắt, nuôi rắn nên đời sống rất giàu có và gọi tên làng là “Trù Mật”. Sau khi chàng trai mất, để nhớ ơn, dân làng suy tôn chàng là Thành Hoàng và lập đình thờ. Đến thế kỷ 17, vì kỵ húy chúa Trịnh Chù (Trịnh Cương, 1686 - 1729) nên làng đổi tên thành Lệ Mật.

Để tưởng nhớ công ơn của người thanh niên họ Hoàng, làng Lệ Mật đã tổ chức hội làng với nhiều nghi thức đặc sắc và khác biệt với nhiều lễ hội khác. Hàng năm, lễ hội làng Lệ Mật diễn ra từ ngày 20 - 23 tháng ba Âm lịch. Vào ngày chính hội, dân “kinh quán” (con cháu đi khai hoang bên kinh đô) lại về hội ngộ người “cựu quán” (con cháu trong làng) và cùng ôn lại lịch sử truyền thống của cha ông, đồng thời dâng lễ vật, bày tỏ sự biết ơn đối với Thành hoàng làng.

Cho đến nay, người dân Lệ Mật vẫn bảo tồn, gìn giữ 3 nghi lễ đặc trưng của lễ hội làng Lệ Mật, gồm: Nghi thức đón và rước lễ của nhân dân “Thập Tam trại”, Lễ Đả Ngư và múa Giảo Long hầu Thánh.

Mỗi dịp vào hội, làng Lệ Mật chọn 1 cụ cao niên đẹp lão, gia đình toàn vẹn, có uy tín trong làng đóng vai một vị tướng thời Lý để đón tiếp đại diện của 13 trại về dự hội tưởng nhớ Thành hoàng làng. 13 cỗ kiệu cùng với lễ vật là những đặc sản của mỗi trại được dân làng cung kính đưa về dâng cúng Thành Hoàng.

Thứ hai là Lễ Đả Ngư. Nghi thức đánh cá thần dâng Thánh của hội làng Lệ Mật thường được tổ chức vào ngày 22 tháng aa Âm lịch tại giếng đình hay còn gọi là giếng Ngọc.

Cuối cùng là Múa Giảo Long hầu Thánh. Đây là nghi lễ được chờ đợi nhất diễn ra ngày chính hội 23 tháng ba Âm lịch. Nghi lễ này diễn lại cảnh thủy quái mang hình dạng rắn độc bị chàng trai họ Hoàng chém đầu cứu công chúa có lưu trong truyền thuyết vẫn còn lưu truyền cho tới ngày nay.

Dấu tích làng trong phố

Ngày nay, dù chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa nhưng những dấu tích về ngôi làng cổ Lệ Mật vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn. Đó chính là sự giao thoa giữa quá khứ với hiện tại, giữa làng và phố, tạo nên hình thái kiến trúc đô thị độc đáo của Hà Nội.

Dấu tích làng trong phố điển hình ở Lệ Mật là quần thể kiến trúc đình - chùa - miếu cùng ao đình, cây đa, cổng làng... vẫn còn nguyên vẹn trong lòng Khu đô thị Việt Hưng hiện đại. Giống như nhiều làng quê ngoại thành Hà Nội, nơi đây hiện còn lưu giữ một quần thể di tích đình, chùa, miếu… có quy mô bề thế, được quy tụ cận kề nhau ở ngay giữa trung tâm làng.

Lệ Mật dấu tích làng xưa
Nghi lễ Múa Giảo Long hầu Thánh

Chùa làng thờ Phật, miếu làng thờ vị công chúa con vua Lý Thái Tông, còn đình Lệ Mật thờ đức thánh Thành hoàng làng, người có công khai khẩn, mở mang đất đai sang phía Tây kinh thành Thăng Long, lập nên khu Thập tam trại. Tam quan chùa cao lớn sừng sững, đứng án ngữ trước tổng thể di tích đình Hạ (bao gồm nghi môn, sân, phương đình, 4 dãy tảo mạc và chính đình). Nó vừa mang đậm dấu ấn xưa cũ của ngôi chùa làng, vừa là chứng tích ghi nhận một “sự kiện” trong lịch sử văn hóa làng Lệ Mật.

Theo Trưởng Tiểu ban di tích đình, chùa Lệ Mật, trước kia, đình nằm ở vị trí khác. Đến thế kỷ XVIII, đình được di dời về vị trí hiện tại nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc của ngôi đình cổ được khởi dựng cách đây 4 thế kỷ theo kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm 7 gian 2 dĩ. Đình Lệ Mật hiện còn lưu giữ nhiều di vật cổ, trong đó có 14 đạo sắc phong đã được thành phố Hà Nội công nhận là tài liệu lưu trữ quý hiếm.

Cùng với đình Lệ Mật, công tác bảo tồn, phát huy giá trị chùa Lệ Mật, miếu thờ công chúa, ao đình, giếng Thiên Hồ Lệ, tam quan... được quận Long Biên đặc biệt quan tâm. Đây không chỉ là cụm di tích cấp quốc gia mà còn là điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của làng Lệ Mật và nhân dân vùng Thập Tam trại.

Bên cạnh việc gìn giữ những phong tục truyền thống, trên mảnh đất Lệ Mật ngày nay, nhân dân còn có ý thức trong việc giữ gìn nghề nuôi rắn có từ lâu đời và phát triển thành cơ sở sản xuất, kinh doanh một số lĩnh vực như: Chế biến ẩm thực, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ da rắn, lấy nọc rắn chế thuốc chữa bệnh, nấu cao rắn... Nhiều cửa hàng tập trung đầu tư để xây dựng thương hiệu rắn Lệ Mật trở thành đặc sản.

Bà Giáp Thị Thanh Nhàn - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Việt Hưng, cho biết: “Để phát huy các giá trị văn hóa của mảnh đất Lệ Mật, địa phương được quận Long Biên đầu tư phát triển du lịch làng nghề rắn kết nối tham quan các công trình văn hóa, tâm linh. Cùng với sự phát triển của Thủ đô, những giá trị truyền thống được lưu giữ, truyền lại qua nhiều đời đã góp phần làm nên danh thơm cho đất Lệ Mật”…

Rời Lệ Mật khi thành phố đã lên đèn, những câu chuyện kỳ bí về huyền thoại Thành hoàng làng hay những dấu tích làng xưa trong phố thị như níu giữ chúng tôi. Một mùa Xuân mới lại về với làng Lệ Mật./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Người dân Thủ đô ôn lại những lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri

Người dân Thủ đô ôn lại những lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri

(LĐTĐ) Cá nhân tôi, gia đình và nhiều người thân, bạn bè tôi đều bàng hoàng, không nghĩ là bác đã ra đi thật. Có những người dân, không phải đảng viên, cán bộ cũng gọi điện cho tôi hỏi “bác Trọng đi thật rồi à” và bật khóc...
Những kỷ niệm không quên của chiến sĩ Cảnh sát giao thông khi được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những kỷ niệm không quên của chiến sĩ Cảnh sát giao thông khi được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhắc đến kỷ niệm được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trung tá Lý Thu Trang và Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thuật (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội) vẫn bồi hồi xúc động, tưởng như mới chỉ hôm qua thôi, khi được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà và thiệp chúc mừng năm mới...
Cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô khắc ghi những lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô khắc ghi những lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn coi trọng vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong việc bảo vệ an ninh trật tự xã hội, giữ vững an ninh quốc gia. Trong đó, cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội vẫn luôn tự hào, vinh dự khi được Tổng Bí thư dành những lời động viên, khích lệ sâu sắc mỗi lần đến làm việc, thăm hỏi, động viên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những lần đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những lần đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội

(LĐTĐ) Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an Thủ đô nói riêng. Tự hào là đơn vị được Tổng Bí thư đến thăm, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội luôn nhớ từng lời căn dặn, để lực lượng Công an nhân dân là "thanh bảo kiếm" ngày càng sắc bén hơn, "lá chắn" ngày càng vững chắc hơn... cho nhân dân, cho đất nước yên bình.
“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi giúp người dân có thể khám phá các địa điểm du lịch, văn hóa lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sau quá trình rèn luyện và phấn đấu, được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của nhiều đoàn viên, thanh niên. Càng ý nghĩa hơn khi lễ kết nạp "Đảng viên mới" được tổ chức ở ngôi trường trung học phổ thông, nơi những trái tim đầy nhiệt huyết đang nỗ lực theo đuổi lý tưởng của tuổi trẻ.
Giữ hương trà sen Tây Hồ

Giữ hương trà sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong một đận mải miết đi tìm văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội, tôi tình cờ gặp được không ít người đã và đang dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen. Họ làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế, thay vào đó là tâm niệm muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế mang thương hiệu trà sen Tây Hồ.
Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã và đang tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực ý nghĩa.
Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Xem thêm
Phiên bản di động