LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đề xuất 10 nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012
LĐLĐ Đà Nẵng tổng kết 10 năm thực hiện Luật Công đoàn năm 2012 LĐLĐ Đà Nẵng: Tôn vinh doanh nghiệp chăm lo tốt đời sống người lao động |
Hội nghị đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Luật Công đoàn năm 2012. (Ảnh: Văn Luận) |
Mới đây, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Luật Công đoàn năm 2012.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Lê Văn Đại thay mặt cho LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đề xuất 10 nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012.
Thứ nhất, ông Lê Văn Đại đề xuất, cần định vị địa vị của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong Luật Công đoàn sửa đổi lần này. Cụ thể, để phù hợp với điều kiện mới cần sửa tên Luật Công đoàn hiện nay thành “Luật Công đoàn Việt Nam”.
"Việc sửa tên Luật Công đoàn hiện nay thành “Luật Công đoàn Việt Nam” nhằm khẳng định cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đề nghị Luật Công đoàn sửa đổi lần này phải quy định cụ thể trong luật các điều khoản, không viện dẫn theo Điều lệ Công đoàn. Vì các doanh nghiệp FDI chỉ chấp hành Luật", Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng ý kiến.
Thứ hai, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Công đoàn có 3 chức năng “đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Do đó, đề nghị Luật cần quy định rõ nội dung, nội hàm của từng chức năng và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Thứ ba, ông Lê Văn Đại đề xuất, Luật cần cụ thể hóa một số quy định những hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 8 của Luật Công đoàn năm 2012 trước xu hướng toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Việt Nam tham gia, thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP EVFTA,...) thì cần bổ sung một số hành vi nghiêm cấm khác và sửa đổi, bổ sung Luật cho phù hợp.
Cụ thể, cần khái niệm, giải thích rõ từ ngữ về các hành vi bị nghiêm cấm để làm căn cứ, cơ sở xử lý khi có vi phạm. Đồng thời, quy định về chế tài xử lý khi vi phạm các hành vi nghiêm cấm và cần hình sự hóa một số hành vi lợi dụng quyền Công đoàn gây mất an ninh quốc gia, an ninh công nhân.
Cần bổ sung nghiêm cấm người sử dụng lao động dùng các biện pháp kinh tế, vị trí việc làm, thỏa thuận thu nhập để gây sức ép buộc người lao động tham gia vào các tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp. Đồng thời, bên cạnh việc quy định cấm đối với người sử dụng lao động thì cần có điều khoản cấm đối với tổ chức Công đoàn, đoàn viên.
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Lê Văn Đại thay mặt cho LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đề xuất 10 nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012. (Ảnh: Văn Luận) |
Thứ tư, để thực hiện quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn trong thời gian đến đạt kết quả, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì Luật cần sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, đối tượng áp dụng cần mở rộng để tập hợp lao động ở khu vực phi chính thức, khu vực không có quan hệ lao động, người lao động tự do không có trong một cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cụ thể theo Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, thị trường lao động sẽ dịch chuyển giữa các quốc gia, đề nghị cần xem xét bổ sung thêm đối tượng kết nạp đoàn viên là lao động người nước ngoài vào tổ chức Công đoàn.
Bên cạnh đó, Luật cần quy định cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thành lập đi vào hoạt động sau 1 tháng phải thông báo tổ chức công đoàn trên địa bàn tiếp cận vận động, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS).
Đồng thời, bổ sung vấn đề gia nhập vào hệ thống Công đoàn Việt Nam của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đó sẽ trở thành tổ chức CĐCS, hoạt động theo pháp luật, Luật Công đoàn Việt Nam và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Thứ năm, ông Lê Văn Đại đề xuất, cần xem xét, thể chế hóa quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy và hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam theo hướng pháp luật hóa các quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy và hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam.
Thứ sáu, đối với Khoản 2, Điều 25 về bảo đảm cho cán bộ Công đoàn, Luật Công đoàn cần điều chỉnh, sửa đổi với điều này. Cụ thể, đối với cán bộ CĐCS do Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận, vì vậy việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ CĐCS phải có ý kiến của tập thể Ban Thường vụ cấp trên trực tiếp cơ sở.
Thứ bảy, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng cho rằng, cần duy trì 2% kinh phí công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn để đảm bảo nguồn lực cho tổ chức Công đoàn thực hiện nhiệm vụ, đồng thời để có nguồn cho CĐCS chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động. Luật cũng cần quy định rõ phương thức thực hiện trích nộp, tỷ lệ phân phối giữa các cấp công đoàn theo hướng 75% kinh phí cho CĐCS hoạt động.
Bên cạnh đó, cần quy định chế tài xử lý đối với các đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng kinh phí công đoàn. Cần bổ sung quy định để tổ chức Công đoàn khởi kiện đòi nợ kinh phí công đoàn cho đoàn viên, người lao động. Vấn đề miễn, giảm kinh phí công đoàn trong các trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan.
Thứ tám, Luật Công đoàn cần sửa đổi quy định theo hướng giảm các quyền, nhiệm vụ cho CĐCS và giao các nhiệm vụ đại diện khởi kiện, giải quyết tranh chấp lao động, can thiệp bảo vệ quyền lợi người lao động cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Thứ chín, ông Lê Văn Đại ý kiến, cần quy định cụ thể quyền khởi kiện của tổ chức Công đoàn để đòi quyền lợi cho người lao động. Đề nghị sửa các luật liên quan như Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Bảo hiểm để Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện khởi kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi về bảo hiểm cho người lao động.
Cuối cùng, cần quy định bổ sung trách nhiệm của đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đối với tổ chức Công đoàn về đảm bảo điều kiện làm việc, thời gian, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc
Công đoàn 04/11/2024 09:36
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20
Ba Đình: Ra mắt Công đoàn Công ty TNHH Vàng - Bạc - Đá quý Huy Thành
Hoạt động 30/10/2024 20:40
Sôi nổi Chung khảo Hội thi "Điều dưỡng viên giỏi - Giong Việt Nam 2024"
Hoạt động 30/10/2024 19:26
Tập huấn công tác tài chính cho cán bộ Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội
Hoạt động 30/10/2024 10:53