Làng nghề và cách mạng công nghiệp 4.0

(LĐTĐ) Ở Việt Nam, cùng với những ngành nghề khác, làng nghề và làng nghề truyền thống đang phải chịu sự tác động không nhỏ từ cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN). Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì việc phát triển và gìn giữ làng nghề truyền thống gặp không ít khó khăn. 
lang nghe va cach mang cong nghiep 40 Thủ tướng đề nghị Công đoàn xây dựng chương trình ứng phó với cách mạng công nghiệp 4.0
lang nghe va cach mang cong nghiep 40 Căn hộ kiểu mẫu thời cách mạng công nghiệp 4.0

Khắc phục những điểm yếu cố hữu

Hà Nội tự hào là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước, trong đó có nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng và có bề dày về lịch sử. Số liệu từ Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho thấy, hiện Hà Nội có đến 1.350 làng nghề (chiếm 30% tổng số làng nghề trong cả nước).

lang nghe va cach mang cong nghiep 40
Dệt thổ cẩm cũng đứng trước thách thức CMCN 4.0

Trong đó, có những làng nghề nổi tiếng như: Gốm Bát Tràng (Gia Lâm); lụa Vạn Phúc (Hà Đông); tranh thêu Quất Động (Thường Tín); mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ)…Qua đó, tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động, nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt mức 200 triệu USD/năm (năm 2017).

Với số liệu trên có thể thấy, hiện làng nghề đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Có ý nghĩa như vậy, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện các làng nghề ở Hà Nội cũng như làng nghề trên cả nước đang phải đối diện với một thách thức rất lớn từ cuộc CMCN 4.0. Bởi lẽ, điểm yếu cố hữu của làng nghề Việt vẫn là tính “cha truyền con nối”, sản xuất manh mún, lao động tay nghề thấp, mẫu mã kém phong phú...

Liên quan vấn đề này, ông Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho biết, trước khi cuộc CMCN 4.0 diễn ra, trên thế giới đã có 3 cuộc cách mạng đó là: Cách mạng chế tạo động cơ hơi nước, cách mạng động cơ điện và cách mạng chế tạo chất bán dẫn. Trong tất cả các cuộc cách mạng này, Việt Nam luôn ở xuất phát điểm rất thấp.

Với cuộc CMCN 4.0 này cũng vậy, chúng ta cũng nằm trong nhóm các nước có điểm xuất phát thấp nhất. Trong đó, các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống lại ở điểm xuất phát còn thấp hơn rất nhiều. Bởi vậy, cuộc CMCN 4.0 là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, làng nghề trong nước nắm lấy cơ hội thay đổi mọi thứ hiện có, tạo dựng, nâng cao năng lực làm chủ công nghệ cũng như năng lực nghiên cứu và phát triển, làm ra các sản phẩm trọng điểm về công nghệ cao.

Các sản phẩm làng nghề Việt Nam được thực hiện bởi các nghệ nhân có tay nghề cao, khéo léo, được truyền từ đời này qua đời khác và mang đậm dấu ấn cá nhân, dòng tộc…Vì vậy, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn con người mà chỉ hỗ trợ họ làm việc hiệu quả hơn.

Cùng với đó, môi trường cũng là một trong những vấn đề khiến làng nghề Việt gặp khó khi vươn ra thị trường thế giới. Chỉ tính riêng các làng nghề tại Hà Nội, theo số liệu từ Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2017 cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề của thành phố đang ở mức báo động khi có đến 100% làng nghề có chỉ số ô nhiễm môi trường vượt chuẩn cho phép…qua đó, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đạt chuẩn các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường các nước phát triển với sản phẩm làng nghề Việt.

Đồng tình với những vấn đề trên, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung ở làng nghề mây tre đan Phú Vinh (Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) cũng chia sẻ, cái khó hiện tại chính là việc phát triển các làng nghề chưa được đồng bộ. Nhiều làng nghề không chỉ thiếu vốn, thiếu lao động sản xuất, mà còn thiếu các tư liệu sản xuất. “Về cơ bản, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được các đối tác nước ngoài đánh giá rất cao về kỹ thuật, độ tinh xảo.

Tuy nhiên, bên cạnh việc yếu thế về vốn, thì nhiều mặt hàng mẫu mã còn đơn giản, mang nặng tính truyền thống và thiếu tính ứng dụng. Đặc biệt, việc nhiều làng nghề hoạt động theo phương châm “giữ nghề”, hay nói cách khác là vẫn mang nặng hình thức “cha truyền con nối”, khiến sản phẩm khó có cơ hội phát triển rộng rãi”, ông Trung cho hay.

Đánh giá về những khó khăn mà làng nghề ở Hà Nội đang vấp phải, ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, bên cạnh việc chưa tạo dựng được thương hiệu, thay đổi bản chất làng nghề…thì hiện tại, hoạt động sản xuất chính tại các làng nghề vẫn là gia công theo những mẫu thiết kế đặt hàng có sẵn. Sau đó, sản phẩm được gắn tên thương hiệu của hãng đặt hàng, khiến việc xây dựng thương hiệu riêng còn gặp nhiều khó khăn.

“Các sản phẩm làng nghề ở Hà Nội mang tính độc đáo và truyền thống cao, nhưng các doanh nghiệp làng nghề lại chưa nắm bắt được sở thích và nhu cầu thị trường. Hiện tại, chúng ta đang chỉ sản xuất và bán cái chúng ta có, mà chưa biết khách hàng có cần hay không và cần những sản phẩm như thế nào…phương thức hoạt động này đang đi ngược lại với quan điểm markettinh hiện đại và sẽ làm mất đi rất nhiều thị phần mà đáng ra chúng ta nên nắm được”, ông Thăng nhấn mạnh.

Xuất phát điểm quá thấp

Trước những cơ hội và thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến các làng nghề tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung nhiều người đặt câu hỏi: Làng nghề Việt đã sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0 hay chưa? Với câu hỏi này, các chuyên gia kinh tế đều nhận định, hiện các làng nghề và làng nghề truyền thống của Việt Nam chưa thật sự sẵn sàng.

Liên quan vấn đề này, ông Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho biết, trước khi cuộc CMCN 4.0 diễn ra, trên thế giới đã có 3 cuộc cách mạng đó là: Cách mạng chế tạo động cơ hơi nước, cách mạng động cơ điện và cách mạng chế tạo chất bán dẫn. Trong tất cả các cuộc cách mạng này, Việt Nam luôn ở xuất phát điểm rất thấp. Với cuộc CMCN 4.0 này cũng vậy, chúng ta cũng nằm trong nhóm các nước có điểm xuất phát thấp nhất.

Trong đó, các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống lại ở điểm xuất phát còn thấp hơn rất nhiều. Bởi vậy, cuộc CMCN 4.0 là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, làng nghề trong nước nắm lấy cơ hội thay đổi mọi thứ hiện có, tạo dựng, nâng cao năng lực làm chủ công nghệ cũng như năng lực nghiên cứu và phát triển, làm ra các sản phẩm trọng điểm về công nghệ cao.

Các sản phẩm làng nghề Việt Nam được thực hiện bởi các nghệ nhân có tay nghề cao, khéo léo, được truyền từ đời này qua đời khác và mang đậm dấu ấn cá nhân, dòng tộc…Vì vậy, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn con người mà chỉ hỗ trợ họ làm việc hiệu quả hơn.

Để đảm bảo sự phát triển bền vững của các làng nghề ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trước CMCN 4.0, ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cũng cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước và các làng nghề phải có trách nhiệm và hành động để tận dụng triệt để cơ hội mà tương lai mang lại.

Theo đó, bên cạnh việc Nhà nước đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn đào tạo nghề cho lao động tại các làng nghề; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và làng nghề đổi mới cách thức hoạt động, sản xuất và kinh doanh sản phẩm…thì việc hỗ trợ các làng nghề trong việc tìm kiếm thị trường, tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng thị phần và tăng cường sức mạnh thương hiệu quốc gia cho sản phẩm, có vai trò hết sức quan trọng.

Ngoài ra, cũng theo ông Thăng, để các làng nghề và làng nghề truyền thống có sự chuẩn bị tốt nhất trước CMCN 4.0 thì không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, mà ngay bản thân các làng nghề cũng phải có trách nhiệm với vận mệnh của mình. Trong đó, cùng với việc học hỏi nâng cao tay nghề, chủ động tìm kiếm thị trường, thì việc nắm bắt xu hướng người tiêu dùng, cũng như nhận biết thế mạnh và hạn chế của mình trong bối cảnh mới là điều hết sức cần thiết.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tháng cao điểm chăm lo cho công nhân lao động của Thủ đô Hà Nội

Tháng cao điểm chăm lo cho công nhân lao động của Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Tháng Công nhân (diễn ra từ ngày 1 - 31/5) là một trong những đợt cao điểm tổ chức Công đoàn triển khai các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; thúc đẩy sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, chủ doanh nghiệp trong xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động hiện đại, lớn mạnh.
Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5), nhiều chính sách liên quan đến kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia... sẽ chính thức có hiệu lực.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1

Việt Nam sắp phóng vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1

(LĐTĐ) Sau nhiều lần trì hoãn, vệ tinh LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.
Kết quả lấy ý kiến cử tri 6 xã sáp nhập ở Hưng Nguyên đạt trên 83.1%

Kết quả lấy ý kiến cử tri 6 xã sáp nhập ở Hưng Nguyên đạt trên 83.1%

(LĐTĐ) Theo báo cáo, kết quả lấy ý kiến cử tri Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) đạt từ 83,11% đến 99,36%.
Cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất

Cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất

(LĐTĐ) Những thay đổi của Luật Đất đai 2024 góp phần tái cấu trúc cơ chế định giá đất, mở rộng cơ hội vay thế chấp và khơi thông thủ tục giải phóng mặt bằng giúp định hình lại môi trường đầu tư. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan chức năng cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất sao cho phù hợp và đảm bảo hài hòa lợi ích.
Vinicius giúp Real Madrid thoát thua Bayern Munich ở bán kết Cúp C1

Vinicius giúp Real Madrid thoát thua Bayern Munich ở bán kết Cúp C1

(LĐTĐ) Tiền đạo Vinicius Junior đã lập cú đúp trong trận “đại chiến” vòng bán kết Cúp C1, giữa Real Madrid và Bayern Munich. Trong khi đó, Leroy Sane và Harry Kane cũng lập công cho đội chủ nhà.
Hà Nội thông báo tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các Sở, UBND quận, huyện, thị xã

Hà Nội thông báo tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các Sở, UBND quận, huyện, thị xã

Sở Nội vụ Hà Nội vừa thông báo về việc tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024.

Tin khác

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5), nhiều chính sách liên quan đến kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia... sẽ chính thức có hiệu lực.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục tăng do biến động của giá xăng dầu

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục tăng do biến động của giá xăng dầu

(LĐTĐ) Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/4, trong tháng 4/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân khiến CPI tăng được cho là do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới.
Vì sao điện mặt trời mái nhà tự tiêu tự sản dôi dư phát lên lưới điện với giá 0 đồng?

Vì sao điện mặt trời mái nhà tự tiêu tự sản dôi dư phát lên lưới điện với giá 0 đồng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp. Trong đó, nội dung nhận được sự quan tâm đó là đề xuất, nếu sản lượng điện của loại hình điện mặt trời mái nhà tự tiêu tự sản dôi dư được phát vào hệ thống điện quốc gia, thì đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán.
Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng

(LĐTĐ) Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng 4 ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.
Người mua vàng lỗ nặng nếu đầu tư kiểu “lướt sóng”

Người mua vàng lỗ nặng nếu đầu tư kiểu “lướt sóng”

(LĐTĐ) Những ngày gần đây, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn được các công ty kinh doanh vàng bạc bán ra ở mức cao, tuy nhiên, giá mua vào lại chênh lệch với giá bán ra tương đối lớn. Nhiều người than thở bị lỗ nặng khi bán ra.
Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

(LĐTĐ) Những ngày đầu mùa hè, nền nhiệt độ ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là tại Hà Nội đã xuất hiện nền nhiệt độ nắng nóng kéo dài. Trong đó, nhiều khu vực nhiệt độ đã lên tới hơn 40 độ C. Do vậy, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu tìm đến cửa hàng điện máy để mua sắm thêm các thiết bị điện máy để làm mát, khiến thị trường thiết bị làm mát đầu hè trở nên sôi động hơn.
Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Xem thêm
Phiên bản di động