Làng khoa bảng trên đất Thăng Long
Chùa Vua - Đấu trường cờ tướng danh tiếng đất Thăng Long | |
Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng hùng thiêng của đất Thăng Long | |
100 năm cùng Thủ đô yêu dấu |
Văn bia lưu giữ tên tuổi những bậc tiên hiền, đỗ đạt cao sinh ra tại làng Đông Ngạc. Ảnh: Giang Nam |
Chuyện làng khoa bảng
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km, dù đã lên phường nhưng Đông Ngạc vẫn giữ trong mình những giá trị văn hoá gần như vẹn nguyên. Người dân những nơi giáp ranh vẫn quen gọi làng Đông Ngạc là “làng Tiến sĩ”. Điều này chẳng phải ngoa bởi hầu như tất cả người Đông Ngạc, hễ nhắc chuyện học họ đều thuộc nằm lòng lời răn dạy của Tiến sĩ khai khoa Phan Phu Tiên: “Trẻ mà không học khó làm nên/Tự thẹn già nua trót kém hèn/Ôn cũ sau này mong biết mới/Vào nhà ắt phải bước qua hiên”. Chẳng là, từ khi cụ Phan Phu Tiên khai khoa cho làng, đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tý năm 1396 dưới triều vua Trần Thuận Tông, đến thời Nguyễn, ước tính sơ sơ làng đông Ngạc đã có 25 người đỗ đại khoa, học hàm Tiến sĩ trở lên nên được gọi là làng khoa bảng.
Lại có tích khác truyền lưu rằng, xưa học trò trong làng nổi tiếng chăm học. Nhiều người học ngày học đêm. Các sĩ tử đua nhau học như… tiếng ếch kêu nên thành ra thời Lý làng có tên Ðống Ếch, sang thời Trần đổi là Ðống Ngách và đến thời Lê Trung Hưng được đổi tên Ðông Ngạc. Hẳn đây là câu chuyện lúc vui miệng song sự học được chăm chút ở mảnh đất này là điều không thể phủ nhận.
Theo ông Lê Văn Châu – Phó Ban quản lý di tích đình Đông Ngạc, các dòng họ trong làng, dòng họ nào cũng có người đỗ Tiến sĩ, ít nhất là một người. Người làng ca ngợi cụ Phan Phu Tiên là người khai khoa, đồng thời lại là Lưỡng triều Tiến sĩ tức là Tiến sĩ của hai Triều là triều Trần và triều hậu Lê. Song về sau nổi lên tên tuổi nhiều gương hiếu học, điển hình là cụ Phạm Quang Trạch. Có thuyết kể rằng, cụ Trạch chăm học đến mức nhà có vườn cau cụ ra ngoài vườn đọc sách, cứ đi vòng quanh các cây cau đọc sách mà tất cả các thân cây cau nhẵn bóng do cụ vịn tay vào nhiều quá, ma sát mòn cây.
Dẫn tôi thăm quan Văn chỉ được đặt trong khuôn viên đình, ông Lê Văn Châu chia sẻ: Văn miếu là nơi thờ Khổng Tử, Tứ phối (Tăng Tử, Mạnh Tử, Nhan Tử, Tử Tư), Thập triết, Thất thập nhị hiền và các Tiên Nho người Việt ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, trấn thì Văn từ, Văn chỉ là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Tiên hiền và các nhà khoa bảng, vinh hiển của địa phương tại các tổng, huyện, làng, xã. Và Văn từ, Văn chỉ thường chỉ được xây dựng tại các vùng đất cổ có truyền thống khoa bảng, chứ không ở trung tâm tỉnh lỵ, song tiện đường đi lại để dễ tổ chức tế tự. Nay, khu di tích của làng được mở ra mỗi khi học sinh muốn ghé thăm ngày lễ, Tết và những dịp thi cử trong năm.
Điểm đáng trân trọng ở chỗ, Đông Ngạc là một làng Nho học và cốt cách này đã ngấm vào máu thịt. Thế nên, từ xưa đến nay tất cả các nghi thức tâm linh tín ngưỡng các quan hệ gia đình, tộc họ, xóm làng đều được quy định trên dưới rõ ràng theo văn phép, nhưng vẫn giữ tinh thần dân chủ nên mọi việc liên quan đến lợi ích của đất nước, xóm làng đều được đưa ra chốn đình làng cùng hội đồng bô lão bàn bạc không phân biệt giàu sang nghèo hèn.
Gìn giữ nét đẹp
Bàn về sự học của Đông Ngạc, bà Nguyễn Thị Thu – Chủ tịch Hội khuyến học phường Đông Ngạc cho biết, ngày nay việc học hành vẫn giữ được nề xưa nếp cũ. Trẻ con trong làng chẳng phải bố mẹ, ông bà thúc ép chuyện học mà tự bản thân con cháu ý thức được niềm tự hào của dòng tộc, của gia đình.
Một bức tranh tường ghi lại cảnh vinh quy bái tổ, khắc họa truyền thống khoa bảng tại đường làng. Ảnh: Giang Nam |
Được biết, ở Đông Ngạc có 23 Chi hội khuyến học với 5.182 hội viên. Để công tác khuyến học đi vào chiều sâu đến từng hộ gia đình, nhiều mô hình, phong trào học tập đã được phát động như “gia đình học tập”, “dòng họ học tập”… Kết quả, hàng năm có 95% - 97% gia đình đăng ký và đạt tiêu chí. Từ năm 2014 đến nay, các Chi hội khuyến học đã tổ chức khen thưởng, động viên cho 25.000 lượt học sinh, giáo viên có thành tích cao trong học tập, rèn luyện….
Nghiệp đèn sách như đã ngấm vào máu, vào tinh thần cầu thị, hiếu học của người Đông Ngạc. Tôi đã vài lần được trò chuyện với người Đông Ngạc, thấy quý ở chỗ, người dân nơi đây rất ít khi mang chuyện con cháu đỗ đạt ra phô trương. Có lẽ, tất thảy người dân nơi đây từ lâu đều xem chuyện đèn sách là thú vui, niềm cảm hứng.
Nối tiếp truyền thống ông cha, những người con Đông Ngạc ngày nay có khoảng 100 người có học vị Tiến sĩ. Có những người đã trở thành lãnh đạo cấp cao Nhà nước, những chính khách, nhà yêu nước được lịch sử ghi danh như: Sĩ phu Hoàng Tăng Bí, Tiến sĩ Phan Văn Trường, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Hoàng Minh Giám, nguyên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm...
Cùng nằm trong hệ thống các làng khoa bảng của đất Thăng Long, Đông Ngạc đã và đang rèn giũa và bồi dưỡng nên những tấm gương trí thức tiêu biểu, rạng danh đất nước. Có thể nói, họ chính là người đại diện cho lớp người Tràng An tài hoa, ngàn năm văn hiến, sục sôi hoài bão, khát vọng xây đắp nên một Thăng Long - Hà Nội phồn vinh và thịnh vượng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 13:34