Làm rõ tính bắt buộc trong huy động lực lượng, phương tiện khi có thảm hoạ, sự cố

(LĐTĐ) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị phân loại các trường hợp huy động con người, tài sản theo các mức độ không bắt buộc (có thể dùng từ vận động thay cho huy động) và bắt buộc. Đối với trường hợp huy động bắt buộc, nếu người đó hoặc chủ tài sản từ chối tham gia thì cần bổ sung chế tài.
Dự án Luật Phòng thủ dân sự dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 Tạo khung pháp lý chung, nâng cao năng lực về phòng thủ dân sự

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sau khi tham vấn doanh nghiệp, vừa góp ý vào Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, do Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo.

Chưa làm rõ về tính bắt buộc của việc huy động

Theo VCCI, Dự thảo Luật quy định về việc huy động lực lượng, phương tiện trong trường hợp thảm hoạ, sự cố. Nhìn chung, các doanh nghiệp đồng tình với việc trong tình huống thảm hoạ, sự cố, các cơ quan nhà nước có quyền huy động con người và tài sản của doanh nghiệp để thực hiện việc ứng phó. Các doanh nghiệp cũng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu này từ phía Nhà nước.

Tuy nhiên, dự thảo chưa làm rõ về tính bắt buộc của việc huy động. Nói cách khác, người hoặc chủ tài sản được huy động có quyền từ chối tham gia hay không? Trường hợp nào được từ chối, trường hợp nào không được?

Theo VCCI, trên thực tế, nhiều trường hợp Nhà nước cần sử dụng nguồn lực của người dân, doanh nghiệp nhưng chỉ cần ở mức độ kêu gọi, tự nguyện. Khi đó, nếu người dân và doanh nghiệp từ chối tham gia thì cũng không phải đối mặt với chế tài của pháp luật.

Làm rõ tính bắt buộc trong huy động lực lượng, phương tiện khi có thảm hoạ, sự cố
Diễn tập ứng phó xử lý thảm họa thiên tai. (ảnh minh họa: VGP)

Điều này có thể diễn ra trong hai trường hợp. Thứ nhất, khi nguồn lực có thể huy động tương đối dồi dào, dựa trên tinh thần tình nguyện là đủ, chưa đến mức phải bắt buộc. Thứ hai, nhiệm vụ tham gia ứng phó thảm hoạ tương đối nguy hiểm và Nhà nước không muốn ép buộc bất kỳ ai phải chịu rủi ro đó.

Trong một số trường hợp khác, người được huy động có lý do chính đáng để từ chối tham gia. Ví dụ như gia đình có trẻ nhỏ hoặc người không có khả năng tự chăm sóc thì có thể được miễn tham gia các hoạt động ứng phó dài ngày, hoặc những người có lý do sức khoẻ mà nếu tham gia hoạt động ứng phó thảm hoạ thì có thể gặp nguy hiểm.

Cũng có trường hợp cơ quan nhà nước không huy động trực tiếp từng cá nhân cụ thể mà huy động thông qua các doanh nghiệp. Ví dụ, Nhà nước huy động một bệnh viên tư nhân cung cấp 30 y, bác sĩ để tham gia phòng, chống dịch bệnh. Lúc này, bệnh viện lại tiếp tục làm việc với từng người lao động của họ. Vậy cơ chế để thực hiện việc này như thế nào? Vì mối quan hệ giữa bệnh viện tư nhân và y, bác sĩ là quan hệ lao động, và trong nhiều trường hợp, hợp đồng lao động không có điều khoản quy định về việc này.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung vào dự thảo các quy định để xử lý các trường hợp trên. Cụ thể, phân loại các trường hợp huy động con người, tài sản theo các mức độ không bắt buộc (có thể dùng từ vận động thay cho huy động) và bắt buộc. Đối với trường hợp huy động bắt buộc, nếu người đó hoặc chủ tài sản từ chối tham gia thì cần bổ sung quy định về chế tài.

Đồng thời, bổ sung quy định về các trường hợp người hoặc chủ tài sản được huy động từ chối tham gia vì lý do chính đáng và được sự đồng ý của người huy động, đi kèm với việc bổ sung quy định xử lý thật nặng trường hợp gian dối hoặc che giấu thông tin khi đưa lý do từ chối tham gia.

Làm rõ sự khác biệt giữa huy động phương tiện và trưng dụng tài sản

Bên cạnh đó, VCCI cũng cho rằng, dự thảo Luật chưa làm rõ sự khác biệt giữa huy động phương tiện và trưng dụng tài sản. Dự thảo quy định: “Huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để phục vụ cho việc thi hành Nghị quyết hoặc Lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp. Trong trường hợp cần thiết thì trưng dụng phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

“Quy định này khiến người đọc hiểu rằng huy động và trưng dụng là hai hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, đây đều là việc Nhà nước sử dụng tài sản của người dân và doanh nghiệp trong trường hợp thật cần thiết vì mục đích công cộng.

Nếu hai hoạt động này không có gì khác nhau, đề nghị cơ quan soạn thảo chỉ sử dụng thuật ngữ “trưng dụng” vì đây là thuật ngữ đã được sử dụng trong Hiến pháp. Nếu hai hoạt động này có sự khác biệt thì cần được quy định rõ trong dự thảo”, VCCI đề nghị.

Theo dự thảo Luật, phòng thủ dân sự là một bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả thảm họa do chiến tranh và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nền kinh tế quốc dân, môi trường, bảo vệ các giá trị vật chất và văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự nhằm tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố nhằm bảo vệ cao nhất tài sản, sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Theo cơ quan soạn thảo, trong bối cảnh hệ thống pháp luật hiện hành đã có quy định về phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố ở một số lĩnh vực, dự án Luật Phòng thủ dân sự không thay thế các Luật hiện hành mà sẽ bổ khuyết vào những khoảng trống pháp luật.

Theo đó, Luật sẽ quy định cụ thể về các biện pháp giảm nhẹ, khắc phục thảm họa do chiến tranh gây ra và bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân; các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến cuối giờ sáng ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu công tác nhân sự và dự kiến hoàn thành vào sáng ngày 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó bầu Chủ tịch nước.
Phụ nữ Thủ đô với công nghệ và sản phẩm đổi mới sáng tạo

Phụ nữ Thủ đô với công nghệ và sản phẩm đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Đội ngũ nữ trí thức Hà Nội luôn được khuyến khích sáng tạo, đi sâu nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật và thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, không chỉ tập trung vào các ngành mũi nhọn, sản xuất, kinh doanh mà còn cả trong công tác quản lý.
Công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

(LĐTĐ) Tối 18/5, tại Quảng trường 8/5, Trung tâm hành chính huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức trọng thể Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (19/5), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của hệ thống chính trị trưởng thành từ công nhân, Công đoàn”.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

(LĐTĐ) Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, tối ngày 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

(LĐTĐ) Hôm nay (19/5), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024) - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, mỗi chúng ta càng thấm thía những lời dạy của Người về đạo đức cách mạng, về "cần, kiệm, liêm, chính", về đại đoàn kết để xây dựng đất nước phồn vinh; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Lối sống giản dị, thanh cao của Bác là một nét đẹp văn hóa cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người, là tấm gương sáng cho mọi tầng lớp nhân dân noi theo.

Tin khác

Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến cuối giờ sáng ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu công tác nhân sự và dự kiến hoàn thành vào sáng ngày 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó bầu Chủ tịch nước.
Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

(LĐTĐ) Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Bế mạc Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII

Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Dưới đây là toàn văn Quy định quan trọng này.
Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả giám định tư pháp.
Định hình mối liên kết phát triển ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Định hình mối liên kết phát triển ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

(LĐTĐ) Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Sở Công Thương thành phố Hà Nội và Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024.
Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong này làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Xem thêm
Phiên bản di động