Dự án Luật Phòng thủ dân sự dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4
Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến đối với dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) |
Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Theo cơ quan soạn thảo, trong những năm qua, công tác phòng thủ dân sự luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện. Thể chế về công tác phòng thủ dân sự từng bước được hoàn thiện với việc ban hành một số đạo luật về ứng phó, khắc phục sự cố trong từng lĩnh vực, như: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Đê điều; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Luật Phòng cháy, chữa cháy; Luật Năng lượng nguyên tử; Luật Bảo vệ môi trường…
Ảnh minh họa. (nguồn: Báo Hà Nội mới) |
Tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn cũng cơ bản được hoàn thiện; lực lượng ứng phó sự cố, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn đã từng bước được củng cố; năng lực ứng phó sự cố, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn đã được củng cố và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đáp ứng được một phần quan trọng về công tác phòng thủ dân sự.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động phòng thủ dân sự thời gian qua cũng tồn tại một số hạn chế, như: Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện; một số cơ chế, chính sách chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi, chưa đáp ứng được với yêu cầu công tác phòng thủ dân sự.
Công tác quy hoạch chưa theo kịp yêu cầu phát triển; công tác dự báo, cảnh báo mặc dù có nhiều bước tiến, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, có lúc thiếu chính xác, không kịp thời, nhất là các loại hình thảm họa như lũ quét, sạt lở đất… nên gặp nhiều khó khăn trong chỉ đạo phòng chống và chuẩn bị lực lượng, phương tiện ứng phó.
Hệ thống kết nối dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động thông tin phòng thủ dân sự chưa đáp ứng được yêu cầu. Kết cấu hạ tầng một số công trình chưa gắn kết chặt chẽ với công trình, thiết bị phòng thủ dân sự. Một số địa phương chưa quan tâm đầu tư xây dựng các công trình phòng thủ dân sự hoặc khi xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu bảo đảm tính lưỡng dụng trong phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng khi xảy ra các thảm họa, chiến tranh…
Để khắc phục các hạn chế, bất cập nêu trên đặt ra yêu cầu phải xây dựng một đạo luật về phòng thủ dân sự, nhằm tăng cường các biện pháp phòng ngừa và bảo đảm tính chủ động trong công tác phòng, chống thảm họa do thiên tai, dịch bệnh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố; bảo vệ cho người dân, cơ quan, tổ chức, kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường….
Đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về phòng thủ dân sự; nâng cao năng lực về phòng thủ dân sự, góp phần làm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh hoặc sự cố, thảm họa gây ra; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và từng bước hội nhập quốc tế trong tình hình mới.
Tờ trình của Bộ Quốc phòng cho biết, nội dung Luật Phòng thủ dân sự tập trung vào 6 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 28/02/2022.
Cu thể gồm: Đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố trong hoạt động phòng thủ dân sự; Phân công trong quản lý nhà nước và phân cấp trong tổ chức hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố; Quy định các biện pháp bảo vệ người dân trước thảm họa, sự cố và hỗ trợ người dân bị thiệt hại; Đổi mới tổ chức của Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; Ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (big data) trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố; Quy định về tình trạng khẩn cấp trong Phòng thủ dân sự.
Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự gồm 8 chương, 88 điều, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10 năm 2022), trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5 năm 2023).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50