Làm gì để tránh trầm cảm cho học sinh do nghỉ học dài ngày tránh dịch covid-19
Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi tập thể dục nơi công cộng | |
Đi siêu thị hay mua hàng online an toàn hơn? |
Chị Ngọc Anh (Khu đô thị Thanh Hà Cienco) cho biết, con chị đang học lớp 7, thời gian đầu khi nghỉ học để tránh dịch covid-19 cháu có vẻ rất thích thú vì không phải học bài. Sau đó nhà trường gửi bài tập về cháu cũng vui vẻ làm hết và còn đọc sách, vẽ tranh. Tuy nhiên, thời gian nghỉ tiếp tục kéo dài khiến cho những thú vui hàng ngày của cháu dần chở nên nhàm chán. Cháu bắt đầu xem tivi, dùng máy tính, điện thoại nhiều hơn.
“Tôi nghĩ rằng một đứa trẻ hiếu động như cháu sẽ không đáng lo, nhưng bỗng một hôm cháu ngủ li bì cả ngày, dậy chỉ ăn một bát cơm rồi ngủ tiếp. Tiếp sau đó là sốt nhẹ rồi tự khỏi. Nhưng vài hôm sau lại bị đi tiểu không tự chủ. Trông cháu mệt mỏi và phờ phạc, rất đáng lo ngại. Mặc dù ở nhà cũng có em để chơi nhưng lại không hợp lứa tuổi nên chủ yếu vẫn chỉ có thể chơi một mình, xem phim, đọc truyện qua mạng, tôi rất lo lắng”.
Để giúp trẻ tránh stress hoặc các bệnh do stress, các bố mẹ cần kết hợp nhiều biện pháp (ảnh minh họa: B.T) |
Cũng có con học lớp 8, chị Nguyễn Thị Chinh (Phúc Xá, Ba Đình) cho biết, nghỉ học được hai tuần con chị hay bị đau bụng. Đau một lúc rồi lại khỏi, ngày kêu “nhói nhói” mấy lần rồi trở lại bình thường. Đang mùa dịch bệnh nên chị Chinh cũng không cho con đi khám vì cháu không đau nhiều, nhưng cũng rất lo lắng không rõ nguyên nhân gì. “Cháu tỏ ra trầm tính, cô độc khác hẳn so với ngày được đi học”, chị Chinh lo lắng chia sẻ.
Trao đổi với báo Lao động Thủ đô, Tiến sĩ, bác sĩ Thái Thiên Nam (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, ở nhà lâu ngày, không tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa, sử dụng thiết bị công nghệ trong học tập, giải trí khiến trẻ có nhiều nguy cơ bị mệt mỏi, chóng mặt, trầm cảm hoặc xu hướng giao tiếp kích động, bị stress. Việc ít vận động, không rèn luyện thể dục do các khu vui chơi, sân tập bóng đóng cửa để phòng lây nhiễm SAR-nCov-2 dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe như táo bón, đau bụng, rối loạn nhịp tiểu.
Stress gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe về cả tinh thần và thể chất. Về tinh thần, trẻ có xu hướng khó khăn khi tiếp xúc, giao tiếp, nặng hơn có thể bị trầm cảm hoặc kích động. Về thể chất,trẻ dể mắc các bệnh về đường hô hấp (lên cơn hen), tiêu hóa (táo bón, đau bụng), tiết niệu (đái rắt, đái són, đái dầm).
Tiến sĩ, bác sĩ Thái Thiên Nam |
Theo bác sĩ Thái Thiên Nam, để giúp trẻ tránh stress hoặc các bệnh do stress, các bố mẹ cần kết hợp nhiều biện pháp. Trong đó, về chế độ ăn uống nên cho trẻ nên ăn uống đủ thành phần dinh dưỡng, tránh ăn quá nhiều đường, tinh bột, quá nhiều chất đạm. Tăng cường ăn rau, thức ăn giàu chất xơ, vitamin. Đặc biệt khuyến khích trẻ uống đủ nước, tăng cường nước hoa quả tự nhiên.
Về vận động, trong giai đoạn cả nước chống dịch, tránh tập trung đông người, nên khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao độc lập như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, trượt patin, nhảy múa … Vận động sau thời gian học online giúp trẻ giảm stress, ăn ngon hơn và dể tiếp xúc hơn.
Về tinh thần, trẻ ở nhà lâu ngày, không tiếp xúc với bạn bè trang lứa giống như trẻ bị giảm lỏng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải động viên trẻ, thường xuyên giao tiếp bằng các trò chơi tương tác trực tiếp giữa các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp dạy online làm trẻ có xu hướng sử dụng internet quá nhiều. Vì vậy phải trang bị kỹ năng sống cho trẻ, sử dụng mạng xã hội an toàn với các bước đơn giản: Thống nhất về thời gian sử dụng Internet, tránh sử dụng internet quá nhiều vào các mục đích giải trí: xem các chương trình trực tuyến, chơi game…; Dạy con có trách nhiệm trên môi trường trực tuyến; Khuyến khích trẻ đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, các trò chơi giao tiếp cả nhà; Sử dụng công nghệ để làm bạn với con.
Trong một số trường hợp cụ thể như con chị Ngọc Anh ở trên, theo bác sĩ Thái Thiên Nam thì trẻ ở nhà lâu ngày, ít vận động, sử dụng thiết bị công nghệ nhiều khiến trẻ bị stress, giống như chúng ta hồi hộp trước kỳ thi, phỏng vấn, thường có khuynh hướng đi tiểu nhiều lần, mót tiểu dù đi tiểu rất ít.
Ở đây, khả năng nhiều là bé bị stress và rối loạn nhịp tiểu (tiểu rắt, tiểu són). Khả năng ít gặp hơn có thể là bị nhiễm trùng tiết niệu, vậy để loại trừ viêm nhiễm gia đình nên làm xét nghiệm nước tiểu cho bé (chỉ cần lấy nước tiểu đưa đến cơ sở y tế kiểm tra) có thể loại trừ nhiễm trùng tiết niệu.
Nếu trẻ bị rối loạn nhịp tiểu do stress, gia đình thực hiện các biên pháp phòng tránh stress đã nêu trên sẽ giúp trẻ hồi phục. Ngoài ra hướng dẫn trẻ đi tiểu đúng giờ, khoảng 2-3 giờ một lần, không nhịn tiểu và đi nặng đều đặn hàng ngày giúp trẻ chống táo bón và giảm đi tiểu rắt.
Trong khi các trường hối hả triển khai công tác dạy và học qua mạng, các bậc phụ huynh cũng đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để vừa đảm bảo việc học tập tại nhà cho con vừa duy trì cuộc sống theo nếp bình thường nhất có thể. Tuy nhiên, thời gian nghỉ học quá lâu kéo theo rất nhiều hệ lụy.
Những lời phàn nàn phổ biến nhất là chuyện trẻ dành quá nhiều thời gian lên mạng. Một vấn đề đáng lo không kém nữa là tâm trạng đơn độc, buồn tẻ, thậm chí stress của trẻ khi không được gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với bạn.
Sự kết nối xã hội là điều rất quan trọng với sự tồn tại của con người, và khi phải nghỉ học thì điều quan trọng này đã bị cắt đứt. Vì vậy, cha mẹ cần suy nghĩ sáng tạo trong việc giúp trẻ tìm ra thời gian cũng như không gian để kết nối với bạn bè, người thân ở xa hoặc các việc làm thủ công, hoạt động chân tay thường xuyên để tránh trầm cảm và các bệnh do trầm cảm gây nên.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38