Làm cho “lá phổi” Thủ đô thêm xanh
Làm cho “lá phổi” Thủ đô thêm xanh Tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên sông, hồ, bể bơi, vui chơi dưới nước Làm sạch nguồn nước sông, hồ Hà Nội: Phải làm tận gốc |
Những ao, hồ được hồi sinh
Thời gian gần đây, dạo quanh các hồ lớn, nhỏ trên địa bàn khu vực nội thành Hà Nội như sông Tô Lịch, hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây… bất cứ ai cũng đều cảm nhận được sự trong lành, sạch sẽ của mặt nước. Là một trong những người dân thường xuyên đi bộ, tập thể dục tại đường đi bộ ven sông Tô Lịch, ông Nguyễn Văn Lâm phấn khởi cho biết: “Từ khi được cải tạo đến nay khu vực này đã trở nên sạch sẽ, đẹp hơn rất nhiều. Hàng ngày, tôi cùng rất đông mọi người đến đây đi bộ thể dục, rèn luyện sức khỏe. Việc cải tạo sông không chỉ tạo cảnh quan, đảm bảo cuộc sống của người dân trong khu vực mà còn tạo ra những ấn tượng mạnh đối với du khách trong nước và quốc tế”.
Ao làng được cải tạo thành khu vui chơi, bơi lội cho người dân trên địa bàn xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Ảnh: N. Hoa) |
Không chỉ riêng các hồ trong khu vực nội thành Thủ đô, đặc biệt một điểm nhấn đáng ghi nhận tại các khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội là từ ý tưởng xuất phát của người dân cùng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương và lòng kiên trì, sự đồng thuận của bà con nhiều mô hình cải tạo kênh mương, ao hồ thành khu vực vui chơi sinh hoạt cộng đồng sinh thái hoặc xã hội hóa vườn hoa, ao hồ đã được thực hiện. Điển hình như các mô hình tại huyện Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Thường Tín… các ao hồ đã được kè bờ, không cho nước thải xuống hồ, tạo cảnh quan, cải thiện chất lượng nước, hình thành các khu vui chơi, khu tập bơi chống đuối nước cho trẻ em đã dần lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng người dân.
Tiêu biểu trong số đó phải kể đến mô hình cải tạo ao làng tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức. Có mặt tại ao làng Thiên (xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức) chúng tôi rất ấn tượng với không gian tại đây. Từ trước năm 2016 ao khá bẩn bởi bao quanh là bèo, chất thải... không có người dọn dẹp gây mất cảnh quan của ao làng. Trong vùng, trẻ em lại không biết bơi lội nên người dân nơi đây đã nảy ra ý tưởng cải tạo ao làng thành điểm vui chơi giải trí, nơi bơi lội cho trẻ em cũng như người dân trong vùng. Ý tưởng này đã được chính quyền địa phương và người dân đồng lòng ủng hộ, đóng góp tiền, công sức chung tay tạo nên diện mạo hoàn toàn mới cho nơi đây. Ao làng Thiên giờ đã được nạo vét, kè cứng, làm đường ven bờ, có rãnh thoát nước và bồn hoa, cây xanh xung quanh. Người dân còn đóng góp nhiều ghế đá bố trí đặt ven hồ để bà con nghỉ chân, ngồi hóng mát mỗi khi đi dạo quanh ao. Đến nay, ao làng Thiên vừa sạch đẹp, lại là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi bơi lội, tổ chức các giải thi đấu hàng năm trên địa bàn xã khiến ai nấy trong làng đều hồ hởi, phấn khởi.
Ông Nguyễn Phi Hậu, người khởi xướng ý tưởng cải tạo ao thành bể bơi cho người dân cho biết: “Từ khi ao làng được cải tạo, vào mùa hè mỗi ngày ao làng Thiên thu hút 600 - 700 lượt người đến bơi kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhờ ao làng trở thành bể bơi miễn phí mà giờ hầu như trẻ em trong xã Dương Liễu đều biết bơi. Các em nhỏ 6 - 7 tuổi cũng đã bơi rất giỏi. Mỗi năm có 200 - 300 người từ không biết bơi thành biết bơi. Tại ao làng, người lớn tập bơi cho trẻ nhỏ, bạn nào biết bơi rồi thì tập cho các bạn chưa biết, chính vì thế mà phong trào bơi lội ở xã phát triển mạnh hơn”.
Tương tự tại khu vực hồ ao Dài (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) nhiều năm trước vốn là “ao chết” nay được hồi sinh, tạo diện mạo mới và góp phần nâng cao chất lượng đời sống cư dân trên địa bàn. Để nâng cao nhận thức, thúc đẩy cộng đồng quan tâm, ngăn ngừa các hành động làm ô nhiễm nguồn nước, quận Nam Từ Liêm đã áp dụng mô hình giám sát ô nhiễm nước mặt, bảo vệ môi trường với mục tiêu giúp người dân xung quanh ao hình thành thói quen bảo vệ môi trường xung quanh. Theo đó, phường Mễ Trì đã thành lập Tổ giám sát ô nhiễm môi trường nước với sự tham gia của Hội Phụ nữ, Thanh tra nhân dân, bảo vệ tổ dân phố, tổ trưởng tổ dân phố, người dân sống xung quanh ao... cùng nhau đảm nhận vai trò tiên phong trong các hoạt động giám sát ô nhiễm nước tại ao Dài. Mô hình thí điểm cộng đồng tham gia giám sát ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước mặt ở nơi đây đã có tác động rất lớn tới ý thức, thái độ của người dân đối với môi trường nước.
Cần nhiều cách làm hay
Đó chỉ là 3 trong số hơn hàng trăm hồ đã nhận được sự chung tay cải tạo của chính quyền và người dân Thủ đô. Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ tháng 9/2016 đến nay Thành phố đã tập trung triển khai thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường nước 90 hồ tại khu vực nội thành và 44 hồ tại khu vực ngoại thành; lắp đặt bè thủy sinh trên 63 hồ và máy sục khí trên 52 hồ, nạo vét bùn 12 hồ. Xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, từng bước tách nước thải đưa về hệ thống xử lý trước khi xả vào các hồ kết hợp với cải tạo cảnh quan, chống lấn chiếm.
Bên cạnh đó, Thành phố tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường dọc các tuyến sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét nhằm nạo vét duy tu duy trì, nạo vét hệ thống thoát nước lòng cống, mương nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Kết quả nạo vét bùn hệ thống thoát nước với tổng khối lượng năm 2017 là 134.534 m3, năm 2018 là 166.610 m3; năm 2019 là 174.468 m3. Nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy, Thành phố cũng triển khai từng bước chương trình thu gom và xử lý nước thải trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy giai đoạn từ 2016 - 2020; hoàn thành công tác điều tra, đánh giá hiện trạng các nguồn thải lỏng đổ vào lưu vực sông (trên địa bàn các quận, huyện: Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Hà Đông, Thường Tín, Phú Xuyên)...
Hà Nội đang phát triển từng ngày, hướng đến xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp, do đó môi trường nói chung và các ao hồ nói riêng cần được chính quyền và người dân chung tay bảo vệ để không bị lấn chiếm, ô nhiễm... Từ sự quan tâm cải tạo đó, khách quan nhìn nhận các hồ đã qua xử lý chỉ có thể bảo đảm chất lượng nước tức thời, sau giai đoạn xử lý, các thông số ô nhiễm có thể tăng trở lại nếu không được bảo vệ. Nói cách khác để hồi sinh những mặt nước trong xanh còn sót lại trên địa bàn Thành phố rất cần sự chung tay của cả cộng đồng. Với sự chung tay giám sát và tham gia bảo vệ môi trường của cả cộng đồng dân cư, thời gian tới sẽ còn nhiều “lá phổi xanh” được hồi sinh./.
Nguyễn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Nhịp sống Thủ đô 24/12/2024 08:08
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09