Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024):

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”

(LĐTĐ) Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm qua, những kỷ niệm thiêng liêng về Ngày Giải phóng Thủ đô vẫn để lại cho lớp lớp người Hà Nội nhiều cảm xúc khó tả.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Sức hút từ cuộc thi “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Ra đi trong khói lửa - trở về trong hào quang chiến thắng

Trong ngày thu tháng 10 hướng về sự kiện lớn, Đại tá, TS. Lê Thanh Bài, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã khái quát về quân đội nhân dân Việt Nam từ toàn quốc kháng chiến đến Ngày Giải phóng Thủ đô.

Đại tá, TS. Lê Thanh Bài cho hay thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”; quân và dân Thủ đô Hà Nội đã anh dũng vùng lên, chủ động nổ súng mở đầu cho toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, lực lượng vũ trang vũ trang Thủ đô đã viết nên bản hùng ca Mùa đông 1946. Thắng lợi của lực lượng vũ trang Thủ đô trong 60 ngày đêm chiến đấu cũng là thắng lợi của quân đội cách mạng. Chiến công trên đường phố Thủ đô đã tiếp thêm tinh thần, ý chí cho các chiến sĩ Vệ quốc đoàn chiến đấu, giành thắng lợi từng bước để đi đến kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Tái hiện cảnh đoàn quân chiến thắng trở về ngày 10/10/1954 rợp cờ hoa.

Cuối năm 1949 đầu năm 1950, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, có lợi cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta. Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên Giới nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta “thoát khỏi vòng vây quân thù”, mở đường giao lưu quốc tế.

Vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, đến giữa năm 1951, đội quân chủ lực trực thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy đã có 5 đại đoàn bộ binh và một đại đoàn công binh, pháo binh. Đó là sự lớn mạnh cả về quy mô và khả năng tác chiến; đã tổ chức nhiều trận đánh lớn, mở được những chiến dịch tiến công. Trong vòng 6 tháng, từ ngày 25/12/1950 đến ngày 20/6/1951, ta đã mở ba chiến dịch: Chiến dịch Trần Hưng Đạo (12/1950); chiến dịch Hoàng Hoa Thám (3/1951); chiến dịch Quang Trung (5/1951). Đây là những chiến dịch quy mô lớn đầu tiên đánh vào phòng tuyến kiên cố của địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Trên cơ sở đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, tháng 9 năm 1953 Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. Quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Đại tá, TS. Lê Thanh Bài khái quát về quân đội nhân dân Việt Nam từ toàn quốc kháng chiến đến Ngày Giải phóng Thủ đô.

Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm, nỗ lực chiến tranh cao nhất của Pháp được Mỹ giúp sức để tạo nên bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, làm nên thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải chấp nhận đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, công nhận độc lập chủ quyền của Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiệp định Giơnevơ được ký kết đã buộc thực dân Pháp phải rút quân ra khỏi Đông Dương, Hà Nội - cùng với miền Bắc, Hà Nội - Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được giải phóng.

“Ngày 10/10/1954, đoàn quân ra đi từ những ngày Toàn quốc kháng chiến hân hoan trở về trong sự chào đón của đồng bào Thủ đô. Ra đi trong khói lửa - trở về trong hào quang chiến thắng. Đó là kết quả của chặng đường chiến đấu gian khổ, hy sinh, vừa đánh giặc vừa xây dựng lực lượng, lấy chiến trường làm nơi rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ tác chiến tiến tới đánh bại các âm mưu, kế hoạch của kẻ thực dân xâm lược”, Đại tá, TS. Lê Thanh Bài nói.

Ký ức một thời hào hùng

Trong ký ức của các cựu chiến binh tham gia Đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô 70 năm về trước, vẫn nguyên vẹn niềm tự hào và sắt son niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến trường kỳ, cũng như sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Cựu chiến binh Lê Văn Tính, nguyên chiến sĩ Đại đội 238 (Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308) bồi hồi nhớ lại ngày trở về Thủ đô.

Đến thăm và trò chuyện với cựu chiến binh Lê Văn Tính, nguyên chiến sĩ Đại đội 238 (Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308), ông vẫn vẹn nguyên sự bồi hồi.

Theo lời kể của cựu chiến binh Lê Văn Tính, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”, ông được theo Đại đội trưởng Nguyễn Đình Phòng về Đền Hùng gặp Bác Hồ giao nhiệm vụ “tiếp quản Thủ đô” cho Sư đoàn 308.

Lần đầu gặp, Bác ân cần dặn dò: “Khi vào tiếp quản Thủ đô, các chú phải hết sức đề phòng âm mưu phá hoại của địch, đấu tranh giữ được nguyên vẹn điện, nước, bệnh viện, trường học, nhà cửa, đường sá… để ta dùng. Các chú phải luôn giữ kỷ luật nghiêm minh, giữ gìn phẩm chất cách mạng. Các chú phải luôn đoàn kết, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, quy định của Nhà nước, phản bác những luận điệu sai trái, phản động của kẻ thù”.

Đến 5 giờ sáng 10/10/1954, cả Hà Nội tưng bừng nhộn nhịp cờ hoa. Từ 5 cửa ô, đoàn quân trùng trùng tiến về. Trung đoàn Thủ đô cùng các đơn vị với tư thế của người chiến thắng, đội ngũ chỉnh tề hùng dũng tiến vào giải phóng Thủ đô trong sự chào đón nồng nhiệt của người dân Hà Nội.

Nhớ về thời khắc lịch sử ấy, cựu chiến binh Lê Văn Tính không khỏi xúc động: “5 giờ sáng 10/10/1954, rời làng Phùng, chúng tôi đội ngũ chỉnh tề theo đường 32 tiến về Hà Nội. Qua Cầu Diễn hiện ra trước mặt một rừng cờ hoa, biểu ngữ, khẩu hiệu, nhiều nhất là “Hồ Chí Minh muôn năm”. Nhân dân đông đảo đứng hai bên đường vẫy cờ hoa đón chào hàng quân chỉnh tề đi qua. Những ánh mắt ướt lệ, những cánh tay giơ ra như muốn ôm chặt lấy người thân xa lâu ngày gặp lại, khó nén khỏi xúc động dâng trào, nhất là những chiến sĩ đã chiến đấu 60 ngày đêm trong đội quân “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” giữ Hà Nội, ra đi từ ngày đầu kháng chiến nay mới trở về.

Đi qua các đường phố đến Hồ Gươm, về chợ Đồng Xuân, phố phường đang có lệnh giới nghiêm, nhưng nhà nào cũng mở cửa, mọi người vui mừng, phấn khởi vẫy tay chào bộ đội đi qua, chúng tôi vào thành lối Cửa Đông”.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Đại tá Dương Niết, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca (Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308) là một trong 214 cán bộ, chiến sĩ đầu tiên về tiếp quản Thủ đô.

Theo hồi tưởng của cựu chiến binh Lê Văn Tính: “Tiến hành quân quản trong một thời gian ngắn, phố phường ngày càng nhộn nhịp, sinh hoạt trở lại bình thường. Những ngày đầu, chúng tôi từng tổ 3 người vào từng nhà thăm hỏi, nói chuyện, giải đáp những vướng mắc cho nhân dân, được mọi người, mọi nhà tiếp đón vui vẻ. Ban đêm, chúng tôi tổ chức biểu diễn ca múa nhạc ở các nơi công cộng, vườn hoa, được nhân dân hưởng ứng rất nhiệt tình”.

Đại tá Dương Niết, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca (Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308) là một trong 214 cán bộ, chiến sĩ đầu tiên về tiếp quản Thủ đô. Ông Niết cho hay, Tiểu đoàn Bình Ca vinh dự là đơn vị bộ đội đầu tiên vào tiếp quản Thủ đô là sự trùng hợp lịch sử hiếm thấy, bởi đây chính là đơn vị đầu tiên được lệnh rút khỏi Thủ đô hồi đầu kháng chiến toàn quốc (năm 1947).

Các cựu chiến binh Tiểu đoàn Bình Ca rất tự hào về đơn vị mình là nhân chứng lịch sử của hai đầu sự kiện: “Ra đi và Trở về”. Tiểu đoàn Bình Ca là đơn vị đầu tiên thực hiện lời thề của các chiến sĩ Thủ đô: “Ra đi, hẹn một ngày về”.

“Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đơn vị chúng tôi chuẩn bị về giải phóng Bắc Giang thì có lệnh đình chiến. Đơn vị về tập kết tại Phùng. Ngày 6/9/1954, có một cán bộ tham mưu của ta ở trong nội thành ra phổ biến nhiệm vụ với tôi. Lúc đó, tôi mới biết mình được vinh dự vào tiếp quản Thủ đô”, Đại tá Dương Niết hồi tưởng lại.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Tái hiện nhân dân đông đảo đứng hai bên đường vẫy cờ hoa đón chào hàng quân chỉnh tề đi qua.

Hành quân về Phù Lỗ, tại đây, các chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca được học kỹ 10 điều khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. “Vì chúng ta với Pháp trao đổi với nhau tại Hội nghị Trung Giã, trước khi Pháp rút, ta phải vào tiếp quản, nhưng Pháp yêu cầu ta không cho bộ đội chủ lực vào, không mang súng trường, không đeo huy hiệu chiến sĩ Điện Biên, vì 2 tiếng Điện Biên lúc đó là ác mộng đối với sĩ quan và binh lính của Pháp. Đêm 7/10, chúng tôi về ngay làng Vân ở đầu cầu Đuống. Nhân dân vui mừng, phấn khởi ra đón chúng tôi”, Đại tá Dương Niết kể.

Trong hồi tưởng của Đại tá Dương Niết, trải qua cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, khoảnh khắc đáng nhớ nhất đối với ông chính là những ngày cùng đồng đội trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội năm 1954. Cả Hà Nội rộn ràng đón mừng ngày hội lớn.

Buổi sáng tiến vào Thủ đô, đến 15 giờ chiều 10/10/1954, sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, lá cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức tung bay, còi Nhà hát Thành phố nổi lên, hàng chục vạn quân dân Hà Nội trang nghiêm dự Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại Sân vận động Cột Cờ. Sau nhiều năm xa cách Thủ đô, các chiến sĩ của Tiểu đoàn Bình Ca được trở về, hòa cùng với nhân dân đón mừng ngày chiến thắng, dưới bầu trời tự do, rực rỡ cờ hoa. Sư đoàn trưởng Vương Thừa Vũ đọc thư Bác Hồ gửi đồng bào Thủ đô khiến ai nấy vô cùng xúc động.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Tái hiện người dân đón chào đoàn quân.

Sau tiếp quản Thủ đô, Đại tá Dương Niết tiếp tục công tác trong quân đội; sau đó làm Hiệu phó Trường Trung cao Không quân (nay là Học viên Phòng không - Không quân), năm 1991 về nghỉ hưu với quân hàm Đại tá.

Xúc động khi nhắc về những người đồng đội, Đại tá Dương Niết chia sẻ: “Trong số 214 chiến sĩ Bình Ca vào tiếp quản Hà Nội năm 1954, đến năm 2019, ở Hà Nội còn 5 người, nhưng đến nay 4 người đã ra đi, chỉ còn lại mình tôi. Các anh ấy ra đi đều ở tuổi 90 và trên 90”.

Ngày trở về tiếp quản Thủ đô năm đó mãi là dấu son trong những trang vàng của lịch sử cách mạng nước ta, thể hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của toàn thể đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh cho dân tộc. Khi được xem những hình ảnh tái hiện chặng đường chiến đấu oanh liệt của quân và dân Hà Nội, ông Niết như được sống lại năm tháng hào hùng đó.

Ông mong rằng, âm hưởng của bản hùng ca Hà Nội chiến đấu và chiến thắng vẫn luôn vang vọng tới mọi thế hệ, nhất là những thế hệ trẻ. Qua đó, thế hệ trẻ sẽ tiếp nối truyền thống đầy tự hào của cha ông.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

4 sẵn sàng để lan tỏa quá trình chuyển đổi số Thủ đô

4 sẵn sàng để lan tỏa quá trình chuyển đổi số Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải yêu cầu các cấp chính quyền cần đẩy mạnh phát triển 4 sẵn sàng tới từng người dân, nhằm lan tỏa sâu rộng hơn nữa quá trình chuyển đổi số. Cụ thể là: Điện thoại sẵn sàng kết nối mạng, tích hợp VNeID và iHanoi; định danh điện tử và đăng ký tài khoản ngân hàng; sẵn sàng kỹ năng sử dụng công nghệ và an toàn thông tin; sẵn sàng học hỏi và không ngừng đổi mới sáng tạo.
Bế mạc Giải Cầu lông trẻ tranh Cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ XI, năm 2024

Bế mạc Giải Cầu lông trẻ tranh Cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ XI, năm 2024

(LĐTĐ) Sau 3 ngày tranh tài quyết liệt, chiều 8/10, tại Nhà Thi đấu Cầu Giấy (35 phố Trần Quý Kiên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội), Giải Cầu lông trẻ tranh Cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ XI, năm 2024 chính thức bế mạc.
Tham vấn ý kiến nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

Tham vấn ý kiến nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 8/10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng Liên đoàn) đã tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Hướng về người lao động qua các phong trào thi đua

Hướng về người lao động qua các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Tại Xí nghiệp Xe buýt 10 - 10 (đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco), thời gian qua hoạt động công đoàn và công tác chăm lo cho người lao động luôn được chú trọng. Đáng chú ý, tại đơn vị, để thúc đẩy lao động sản xuất, Công đoàn và chuyên môn đã phát động và hưởng ứng phong trào thi đua do Tổng Công ty triển khai, qua đó tạo hứng khởi, nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.
Vlasta - Thủy Nguyên: Đa giác Thịnh vượng đầy tiềm năng của phố cảng Hải Phòng

Vlasta - Thủy Nguyên: Đa giác Thịnh vượng đầy tiềm năng của phố cảng Hải Phòng

(LĐTĐ) Không chỉ thu hút nhờ vị trí đắc địa, hạ tầng đồng bộ, Vlasta - Thủy Nguyên còn hấp dẫn các nhà đầu tư bởi thiết kế thời thượng, cảnh quan mỹ lệ và tiện ích đẳng cấp, xứng đáng là chốn an cư lý tưởng của phố cảng Hải Phòng.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm chúc mừng doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm chúc mừng doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

(LĐTĐ) Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm do đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm. Dự và tiếp đoàn có ông Nguyễn Huy Quân, Chủ tịch Hội đồng thành viên; bà Trần Thị Hảo, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên; bà Trần Thị Thanh Huyền, Ban điều hành; bà Bùi Thị Nguyệt, Ban điều hành, Chủ tịch Công đoàn Công ty.
Cử tri và nhân dân lo lắng về giá cả các mặt hàng thiết yếu không ổn định

Cử tri và nhân dân lo lắng về giá cả các mặt hàng thiết yếu không ổn định

(LĐTĐ) Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và nhân dân lo lắng tình hình thời tiết cực đoan, thiên tai, mưa bão bất thường, tình hình giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ không ổn định...

Tin khác

Phác họa sinh động Thủ đô Anh hùng tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Phác họa sinh động Thủ đô Anh hùng tiến vào kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Thông qua Triển lãm ảnh “Hà Nội phát triển, đổi mới, hội nhập” do Hội Nhà báo Thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Hội Nhiếp ảnh Hà Nội, Câu lạc bộ ảnh Báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ chức chiều 8/10 để chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô, chúng ta được nhìn một Hà Nội dọc theo chiều dài lịch sử hùng tráng, phát triển và đang vươn mình Phù Đổng...
Danh sách 10 "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

Danh sách 10 "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng nay, 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024. Sau đây là danh sách 10 Công dân Thủ đô ưu tú theo Quyết định số 5240 của Chủ tịch UBND Thành phố.
Báo Lao động Thủ đô đạt Giải C cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024

Báo Lao động Thủ đô đạt Giải C cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 8/10, quận Tây Hồ tổ chức hội nghị tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024; khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn quận.
Quận Đống Đa đẩy mạnh triển khai ứng dụng iHanoi

Quận Đống Đa đẩy mạnh triển khai ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Ngày 8/10, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khóa XXVIII, tổ chức Hội nghị lần thứ 23, để thảo luận, cho ý kiến về kết quả công tác 9 tháng năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024 của BCH Đảng bộ quận; Dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ quận Đống Đa lần thứ 29, nhiệm kỳ 2025 - 2030…
Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính ở quận Bắc Từ Liêm

Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính ở quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Chiều 8/10, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác cải cách hành chính (CCHC). Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Thạc sĩ Nguyễn Thị Yến, Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia chia sẻ kiến thức về CCHC năm 2024.
Hà Nội phát huy vai trò cực tăng trưởng, tạo động lực phát triển của vùng và cả nước

Hà Nội phát huy vai trò cực tăng trưởng, tạo động lực phát triển của vùng và cả nước

(LĐTĐ) Với quy mô và vị thế kinh tế như hiện nay, Hà Nội đã thực sự là một cực tăng trưởng lớn ở vùng đồng bằng và cả nước và với vị thế là Thủ đô, Hà Nội rõ ràng cần phát huy vai trò cực tăng trưởng đã có để thực sự đóng vai trò động lực phát triển: Kiến tạo, dẫn dắt sự phát triển của cả miền Bắc và cả nước.
Đảm bảo công tác quản lý đô thị tại quận trung tâm Thủ đô

Đảm bảo công tác quản lý đô thị tại quận trung tâm Thủ đô

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, công tác đảm bảo trật tự đô thị trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) được duy trì tốt, vệ sinh môi trường được đảm bảo phong quang, sạch đẹp…
Ngày hội văn hóa vì hòa bình: Nhịp cầu kết nối các thế hệ tương lai

Ngày hội văn hóa vì hòa bình: Nhịp cầu kết nối các thế hệ tương lai

(LĐTĐ) "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" không chỉ là dịp để giao lưu, tôn vinh và quảng bá văn hóa Thủ đô mà còn bồi dưỡng, nâng cao ý thức, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, đồng thời làm nổi bật tình yêu nước của thế hệ trẻ, những người tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa, khẳng định trách nhiệm gìn giữ bản sắc và góp phần đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Lãnh đạo huyện Mỹ Đức dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo huyện Mỹ Đức dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 63 năm Bác Hồ về thăm và truyền đạt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa III) về phát triển nông nghiệp toàn diện tại thị trấn Đại Nghĩa (7/10/1961 - 7/10/2024), sáng 7/10, các đồng chí lãnh đạo huyện Mỹ Đức và thị trấn Đại Nghĩa đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ.
Thi đua “Người tốt, việc tốt” - nét đẹp truyền thống, một phần bản sắc của Thủ đô

Thi đua “Người tốt, việc tốt” - nét đẹp truyền thống, một phần bản sắc của Thủ đô

(LĐTĐ) Qua hơn 30 năm triển khai, phong trào “Người tốt, việc tốt” đã khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực cho Thủ đô thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao. Phong trào “Người tốt, việc tốt” đã và đang trở thành nét đẹp truyền thống, một phần bản sắc của Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động