Kỳ tích y khoa: Cứu sống sản phụ sốc mất máu, hai lần ngừng tim trong "tâm dịch" Bạch Mai.
Hà Nội đã kiểm soát tốt ổ dịch Covid-19 ở Bệnh viện Bạch Mai | |
Thêm 2 ca mắc Covid-19, một ca tiếp xúc gần bệnh nhân 243 | |
Thêm 4 ca mắc mới, Việt Nam ghi nhận 249 bệnh nhân Covid-19 |
Sự sống hồi sinh nơi "tâm bão"
Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu A9, vào trưa 3/4, cũng là ngày thứ 6 Bệnh viện bị cách ly toàn diện, Khoa nhận được yêu cầu hỗ trợ của bệnh viện tuyến dưới. Bệnh nhân 30 tuổi, sinh con thứ 3, được chẩn đoán sốc mất máu, rối loạn đông máu nặng, suy tạng sau mổ cắt tử cung do rau bong non, sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.
Các bác sĩ Khoa Cấp cứu A9 nỗ lực ép tim, hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân ngay trên đường đưa vào cấp cứu. (Video: Bác sĩ cung cấp). |
14h20 phút kíp cấp cứu do PGS. TS Nguyễn Văn Chi, Trưởng Khoa Cấp cứu chỉ huy đã sẵn sàng ở vùng đệm của Bệnh viện để tiếp nhận bệnh nhân. 10 phút sau bệnh nhân được chuyển đến, ngay khi đến cổng Bệnh viện, bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn. Kíp cấp cứu đã nhanh chóng ép tim, hỗ trợ hô hấp và đưa ngay bệnh nhân vào khu can thiệp cao trong Khoa cấp cứu A9.
Sau 15 phút, bệnh nhân tái lập tuần hoàn, tuy nhiên, theo các bác sĩ các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ở chỉ số vô cùng thấp. Nhận định đây là một trường hợp sốc nặng, nguy cơ tử vong cao, việc hồi sức cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, các bác sĩ đã thực hiện nhiều biện pháp và kỹ thuật cấp cứu hồi sức cho bệnh nhân. Ban Giám đốc Bệnh viện, lãnh đạo Khoa Cấp cứu A9 và nhiều bác sĩ chuyên gia đã hội chẩn toàn viện để đưa ra phương án điều trị tích cực nhất cho bệnh nhân.
Tình trạng bệnh nhân tiếp tục diễn biến nặng. Đến 16h20 cùng ngày, bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn lần 2. Kíp cấp cứu tiếp tục thực hiện ép tim với hy vọng "còn nước còn tát". Sau hơn 2 giờ ép tim, tim bệnh nhân đập lại được nhưng vẫn rất nguy kịch, nhiều thời điểm tưởng rằng bệnh nhân không thể vượt qua được. Nhưng với nỗ lực, phối hợp hết sức của các y bác sĩ, sau 2 ngày, bệnh nhân bắt đầu có các dấu hiệu tích cực. Tình trạng bệnh nhân dần tốt hơn, dừng được các thuốc vận mạch. Và điều kỳ diệu đã đến, ngày 7/4, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, tiếp xúc tốt và được rút ống nội khí quản.
Theo bác sĩ Ngô Đức Hùng - tham gia ekip trực tiếp cấp cứu - trong cuộc đời làm nghề, khoảnh khắc này anh sẽ mãi mãi không bao giờ quên được. "Hai tiếng ép tim ngoài lồng ngực, truyền 4 lít máu, toan chuyển hóa nặng. Người nhà được chuẩn bị tinh thần khả năng tử vong. Thế rồi tim đập lại, sau vài ngày rút được máy thở. Sức sống con người quả thật kỳ diệu" - bác sĩ Hùng chia sẻ.
Nữ bệnh nhân hồi sinh kỳ diệu trong Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Bác sĩ cung cấp). |
Ngừng tim 120 phút – não người bệnh không thương tổn
Không giấu nổi xúc động, anh Hoàng Văn Toàn, chồng bệnh nhân chia sẻ: "Khoảnh khắc được gặp nhau trong phòng cấp cứu khi vợ đã qua cơn nguy kịch, hai vợ chồng tôi mừng mừng, tủi tủi, chỉ biết cầm tay nhau khóc trong niềm vui khôn xiết. Trước đó, khi Bệnh viện thông báo về tình trạng vô cùng nguy kịch của vợ, dù đã chuẩn bị tinh thần, nhưng tôi vẫn ra ngoài khóc nửa tiếng đồng hồ. May mắn, vợ tôi lại được các bác sĩ cứu sống ngay trước "cửa tử", tôi không biết nói gì hơn, ngoài gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác sĩ, nhất là những bác sĩ Khoa cấp cứu A9".
Theo các bác sĩ điều trị, ngày 9/4, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, ý thức và vận động hồi phục hoàn toàn. Mặc dù ngừng tim 2 lần, lần lâu nhất là 120 phút nhưng khi thoát khỏi của tử, người mẹ trẻ vẫn nhớ mình có 3 con và cháu bé sơ sinh đã được về nhà,... điều đó chứng tỏ não bộ của bệnh nhân không bị thương tổn. Đây là một trong những kỳ tích của nền y học Việt Nam, của các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai.
Và sự hồi sinh của sản phụ trên đã minh chứng cho quyết định sáng suốt của Bộ Y tế trong việc giao cho Bệnh viện Bạch Mai, dù bị phong tỏa, bị cách ly nhưng vẫn tiếp nhận những bệnh bệnh nhân rất nặng từ các tuyến chuyển về.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, TS.BS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Ngay trong ngày đầu tiên, sau khi Bệnh viện được tiếp tục nhận bệnh nhân nặng, cấp cứu, tập thể Khoa Cấp cứu A9 đã tiếp nhận và cứu chữa cho nhiều bệnh nhân nguy kịch. Nếu những bệnh nhân này không được chuyển tới Khoa Cấp cứu A9 kịp thời thì khả năng cứu được còn rất thấp.
Trong thời gian Bệnh viện Bạch Mai bị cách ly, tập thể Khoa Cấp cứu A9 đã tiếp nhận và cứu chữa cho nhiều bệnh nhân nặng (Ảnh: Bác sĩ cung cấp). |
Ngoài trường hợp sản phụ trên, Khoa còn cấp cứu thành công cho trường hợp bệnh nhân nam, trung tuổi, bị viêm tụy cấp nặng đang điều trị tại bệnh viện tuyến dưới thì xuất hiện rối loạn nhịp tim block nhĩ thất cấp 3. Sau khi hội chẩn trực tuyến từ xa, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Cấp cứu A9 điều trị với các kỹ thuật cao như đặt máy tạo nhịp tim tạm thời, thở máy và lọc máu liên tục. Tới nay, tình trạng bệnh nhân đã ổn định.
Hay một trường hợp bệnh nhân khác là nam giới, 51 tuổi, vào viện tuyến dưới vì đột ngột hôn mê, chụp phim cắt lớp vi tính sọ não có hình ảnh chảy máu não, ngập toàn bộ hệ thống não thất và giãn não thất cấp. Bệnh nhân đã được chuyển tới Khoa Cấp cứu A9 và được các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh mổ nội soi não thất lấy hết máu tụ ngay trong đêm. Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân này cũng đã cải thiện.
"Cho tới giờ phút này, ngay giữa tâm dịch, y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai nói chung và Khoa Cấp cứu A9 nói riêng vẫn không chút nghỉ ngơi, thay phiên nhau điều trị cho người bệnh nặng, tham gia hội chẩn trực tuyến và tiếp nhận bệnh nhân nặng, cấp cứu từ các tuyến chuyển tới. Họ không sợ hãi, họ không nề hà khó nhọc, họ vẫn tận tâm tiếp nhận và chăm sóc người bệnh nặng", bác sĩ Chính cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13