Gần 1/3 tổng số việc làm bị mất có liên quan đến ngành Du lịch

(LĐTĐ) Gần 1/3 tổng số việc làm bị mất có liên quan đến ngành Du lịch, trong đó ước tính chỉ riêng 5 quốc gia tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Brunei Darussalam, Mông Cổ, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã mất 1,6 triệu việc làm liên quan đến du lịch.
Tái khởi động ngành du lịch vì sự tăng trưởng bao trùm Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành du lịch sẽ hoạt động trở lại như thế nào? Hà Nội chủ động các giải pháp phục hồi du lịch trước đại dịch Covid19

Một nghiên cứu do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thực hiện mới đây cho thấy những tác động quá lớn mà đại dịch Covid-19 gây nên đối với việc làm trong ngành Du lịch ở châu Á - Thái Bình Dương.

Covid-19 tác động nặng nề tới doanh nghiệp và người lao động ngành Du lịch ở châu Á - Thái Bình Dương
Gần 1/3 tổng số việc làm bị mất có liên quan đến ngành Du lịch do tác động từ Covid-19. (Ảnh minh họa: B.D)

Theo Báo cáo của ILO, việc đóng cửa ngành Du lịch, vốn là một nguồn cung việc làm và doanh thu chính tại châu Á - Thái Bình Dương, đã và đang là một yếu tố quan trọng dẫn tới thiệt hại về kinh tế và việc làm cho khu vực này từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Khi tình trạng đóng cửa biên giới giữa các quốc gia bắt đầu diễn ra đầu năm 2020, có ít nhất 19 triệu người, cả nam giới và phụ nữ, đang làm việc trong các ngành liên quan đến du lịch tại 14 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. Kể từ đó, việc làm và sinh kế của họ đã và đang trở nên xáo trộn.

Bằng chứng từ 5 quốc gia có sẵn dữ liệu - Brunei Darussalam, Mông Cổ, Philippines, Thái Lan và Việt Nam - cho thấy mức tổn thất việc làm trong các ngành liên quan đến du lịch trong năm 2020 cao hơn gấp 4 lần so với các ngành khác.

Cụ thể: Gần 1/3 tổng số việc làm bị mất có liên quan đến ngành Du lịch, trong đó ước tính chỉ riêng 5 quốc gia Brunei Darussalam, Mông Cổ, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã mất 1,6 triệu việc làm liên quan đến du lịch. Tính cả rất nhiều việc làm liên quan gián tiếp liên quan đến ngành này, ước tính mức tổn thất việc làm thực tế liên quan đến ngành Du lịch do đại dịch Covid-19 gây ra trong khu vực có lẽ còn cao hơn nhiều.

Bà Chihoko Asada-Miyakawa, Giám đốc ILO Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, cho biết: “Tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành Du lịch tại châu Á - Thái Bình Dương không khác gì một thảm họa. Ngay cả với những quốc gia trong khu vực đặc biệt chú trọng tới việc tiêm chủng và thiết kế những chiến lược dần mở cửa biên giới trở lại, việc làm và thời giờ làm việc trong những ngành liên quan đến du lịch ở các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương trong năm tới có thể vẫn thấp hơn con số trước khủng hoảng”.

Theo nghiên cứu của ILO, ở những nơi mà số lượng việc làm liên quan đến du lịch giảm khá ít, chất lượng của những công việc hiện có vẫn giảm rõ rệt. Trong đó, lao động nữ dường như bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề do phụ nữ tham gia với số lượng ngày càng lớn hơn vào các công việc phục vụ ăn uống, là những công việc được trả lương thấp nhất trong ngành Du lịch.

Đáng chú ý, tổn thất thời giờ làm việc trong ngành Du lịch cao hơn nhiều so với con số ước tính cho các ngành khác. Theo đó, số giờ làm việc bị giảm cao hơn 2 -7 lần so với lao động trong các ngành không liên quan đến du lịch. Năm 2020, số giờ làm việc bị giảm trong ngành này dao động ở mức 4% ở Việt Nam, đến 38% ở Philippines. Thêm vào đó, do việc làm chính thức trong ngành Du lịch sụt giảm, tình trạng lao động chuyển dần sang khu vực phi chính thức ngày càng gia tăng.

Ngay cả khi mở cửa biên giới trở lại, dự báo lượng khách du lịch quốc tế trước mắt vẫn sẽ thấp. Vì vậy, ILO khuyến nghị Chính phủ các nước có thế mạnh về du lịch có thể phải tìm cách đa dạng hóa kinh tế hơn nữa nhằm mục tiêu tạo thêm cơ hội việc làm mới trong những ngành không liên quan đến du lịch.

“Công cuộc phục hồi sẽ mất nhiều thời gian và những lao động và doanh nghiệp trong ngành Du lịch bị ảnh hưởng sẽ tiếp tục cần sự hỗ trợ để bù đắp những khoản thu nhập bị mất và bảo toàn tài sản của họ. Các Chính phủ cần tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ, đồng thời nỗ lực triển khai tiêm vắc xin cho mọi người dân và cả lao động di cư,” bà Sara Elder, Chuyên gia Kinh tế cao cấp của ILO, cũng là tác giả chính của nghiên cứu này, cho biết.

Theo ILO, ở Việt Nam, hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tới ngành Du lịch chủ yếu thể hiện ở khía cạnh giảm tiền lương và gia tăng tình trạng phi chính thức. Tiền lương trung bình trong ngành Du lịch giảm gần 18%, trong đó tiền lương của lao động nữ còn giảm nhiều hơn, ở mức gần 23%. Trong khi số lao động phi chính thức trong ngành Du lịch tăng 3% trong năm 2020, số lượng lao động chính thức giảm đến 11%.

Ghi nhận tại Thái Lan, tác động của khủng hoảng tới việc làm trong ngành Du lịch ở đây có phần giảm nhẹ hơn, tình trạng tiền lương và thời giờ làm việc bị giảm vẫn rõ rệt, số lượng việc làm trong ngành này giảm đi trong khi việc làm trong các ngành không thuộc du lịch lại tăng nhẹ. Mức lương trung bình trong ngành Du lịch giảm 9,5% do lao động chuyển sang làm các công việc được trả lương thấp hơn như hoạt động phục vụ ăn uống. Số giờ làm việc trung bình giảm 10%. Trong quý đầu năm 2021, việc làm thấp hơn mức trước khủng hoảng trong tất cả các ngành nghề liên quan đến du lịch, trừ dịch vụ ăn uống.

Ngành Du lịch ở Brunei Darussalam cũng bị ảnh hưởng nặng nề, cả ở khía cạnh giảm việc làm và giảm số giờ làm việc, với mức giảm lần lượt là hơn 40% và gần 21%. Đây cũng là nước ghi nhận sự chênh lệch lớn nhất giữa mức tổn thất việc làm trong ngành Du lịch và các ngành khác không thuộc du lịch.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Kết quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024 đến nay vượt xa mục tiêu cả năm, chỉ trong 11 tháng đã đạt 114% kế hoạch năm. Điều này có được nhờ duy trì ổn định các thị trường truyền thống, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc…
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

(LĐTĐ) Bên cạnh “đặc sản” deadline, những ngày cuối năm còn làm say đắm hàng triệu người trẻ với những lễ hội, những buổi party sôi động để “quẩy banh nóc” sau 1 năm dài miệt mài với công việc.
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quỹ tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng ổn định, theo hiệu quả kinh doanh, cải thiện từ 8 - 10%...
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với những tín hiệu tích cực từ các dự án và hoạt động đấu giá. Đà nhộn nhịp của hoạt động kinh doanh bất động sản càng rõ nét hơn vào những tháng cuối năm, đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng ở nhóm ngành này.
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

(LĐTĐ) Sự phát triển kinh tế 3 cực tăng trưởng lớn của vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương đã tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhịp điệu sôi động cũng như gam màu “tươi sáng” đối với thị trường lao động nơi đây.
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 9.651 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động thường trú tại Thành phố đi làm việc là 1.455 người.
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

(LĐTĐ) Theo niên giám thống kê Việt Nam năm 2023 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, lực lượng lao động thanh niên từ 15 đến 24 tuổi chiếm 11,1% tổng lực lượng lao động, tương đương gần 6,1 triệu người. Vì vậy, vấn đề hỗ trợ giải quyết, bảo đảm việc làm cho thanh niên đang được đặt ra khi xem xét sửa đổi Luật Việc làm.
Xem thêm
Phiên bản di động