Việt Nam khởi động Chương trình phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em lần thứ hai
Ngày 1/12, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội thảo triển khai Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Hội thảo toàn quốc được diễn ra với hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Hội thảo có sự tham dự của khoảng 300 đại biểu, bao gồm đại diện từ các bộ, ban, ngành, Đại sứ quán Hoa Kỳ và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam (EU), các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động, các cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, hiệp, hội ngành, nghề và doanh nghiệp, các sở, ngành có liên quan ở địa phương thực hiện Chương trình và một số tổ chức, cá nhân nghiên cứu và học thuật.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội thảo. |
Lao động trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu. Theo ước tính của ILO, năm 2020 có 160 triệu trẻ em tham gia lao động trẻ em và 79 triệu em đang làm những công việc nguy hiểm. Đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cảnh báo số lao động trẻ em trên toàn thế giới sẽ tăng lên thêm 8,9 triệu (168,9 triệu) vào năm 2022.
Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2018, cho thấy lao động trẻ em từ 5-17 tuổi là 1.031.944 em, chiếm 5,4% tổng dân số trẻ em từ 5-17 tuổi, thấp hơn so với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và toàn cầu năm 2016 tương ứng là 9,6% và 10,6%.
Công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm đầu tư. Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn các điều ước quốc tế nhằm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020.
Qua 5 năm thực hiện, Chương trình đã được bộ, ngành, địa phương và các tổ chức quốc tế quan tâm phối hợp, hỗ trợ và thu được kết quả đáng ghi nhận: Hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến lao đông trẻ em ngày càng hoàn thiện. Công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các bộ ngành, đoàn thể. Huy động được sự tham gia của của các tổ chức liên quan, doanh nghiệp và toàn xã hội…
Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27/5/2021. Chương trình được xây dựng dựa trên những thành công và bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020. Chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO và UNICEF.
Với tầm nhìn dài hạn đến năm 2030, chương trình có ba mục tiêu cốt lõi: Ngăn ngừa và phát hiện các trường hợp lao động trẻ em trái pháp luật và hỗ trợ và can thiệp cho trẻ em tham gia lao động trái pháp luật và trẻ em có nguy cơ; nâng cao nhận thức về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; và nâng cao năng lực về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị: “Các bộ ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức chủ động triển xây dựng các kế hoạch, các giải pháp phù hợp với thực tiễn để làm tốt hơn công tác phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em theo trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức; tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68, số 126; lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025), các kế hoạch, đề án của bộ, ngành, địa phương”.
Chuyên gia cao cấp của ILO, bà Bharati Pflug nhấn mạnh những tác động có hại của lao động trẻ em. Bà lưu ý rằng: “Lao động trẻ em không chỉ gây rủi ro về uy tín cho Việt Nam với tư cách là một đối tác thương mại quốc tế và làm suy yếu năng lực của lực lượng lao động tương lai của đất nước, mà còn làm xói mòn quyền của trẻ em và gia tăng tình trạng nghèo đói theo chu kỳ. Buổi ra mắt hôm nay thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Việt Nam nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.”
“Việt Nam đã cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế, bao gồm xóa bỏ lao động trẻ em, theo yêu cầu của các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em sẽ đảm bảo rằng cam kết này được áp dụng trên thực tế, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu; điều này rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của đất nước sau Covid-19”, bà nói thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30