Đoàn ĐBQH-HĐND- UBND-MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

Ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021-2026

(LĐTĐ) Sáng 17/2/2022, Đoàn Đại biểu Quốc Hội (ĐBQH), Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2026.
Nhiều kiến nghị sát sườn quyền lợi người dân Chủ tịch HĐND TP Hà Nội: Chống dịch Covid-19 phải đi đôi với phát triển kinh tế Sớm đưa các nghị quyết vào cuộc sống


Dự lễ ký kết có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH Thành phố; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Thành phố; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy; Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của Thành phố.

Ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021-2026
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH Thành phố phát biểu chỉ đạo tại Lễ ký kết

Trình bày tóm tắt dự thảo Quy chế phối hợp giữa 4 cơ quan giai đoạn 2021-2026, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà cho biết, dự thảo Quy chế gồm 3 chương, 26 điều. Nội dung phối hợp công tác cụ thể gồm: Công tác bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND và bầu Hội thẩm nhân dân; tổ chức lấy ý kiến đóng góp xây dựng Luật, pháp lệnh- phản biện xã hội- phổ biến giáo dục pháp luật; chuẩn bị nội dung, chương trình và tổ chức kỳ họp HĐND Thành phố; tổ chức hoạt động giám sát, khảo sát và tái giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát; tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri; phối hợp tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân…

Nguyên tắc phối hợp đảm bảo tính thống nhất, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc theo quy định của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Thành ủy và theo quy chế này. 4 cơ quan chủ động, kịp thời để cùng triển khai thực hiện công việc liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định pháp luật và quy chế này; tạo điều kiện để các cơ quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định.

Trên cơ sở thống nhất cao các nội dung của dự thảo, đại diện 4 cơ quan Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021-2026 trước sự chứng kiến của Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố.

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ ký kết, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đánh giá cao sự chủ động của Thường trực HĐND Thành phố cùng các cơ quan trong việc đề xuất, chủ trì xây dựng Quy chế phối hợp, đồng thời khẳng định việc ký, ban hành quy chế phối hợp thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ và quyết tâm của 4 cơ quan, nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn nữa trong công việc chung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trên các lĩnh vực công tác của thành phố trong thời gian tới.

Nhấn mạnh một số kết quả nổi bật năm 2021, đồng chí Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2021 bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xảy ra trên phạm vi toàn thế giới cũng như ở nước ta và Thủ đô, gây thiệt hại lớn đến tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại....

Ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021-2026

Các đồng chí đại biểu tham dự Lễ ký kết

Song với tinh thần quyết tâm cao, ngay từ những ngày đầu, thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt để cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng với cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô chung sức, đồng lòng, vừa chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế và đã đạt được những kết quả quan trọng. Đã tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp của Thành phố nhiệm kỳ 2021- 2026; bước đầu triển khai có hiệu quả “Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội” và phòng chống dịch hiệu quả, từng bước chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt”, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khôi phục và phát triển kinh tế.

Năm 2022, là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố; Thành phố tiếp tục thực hiện chủ đề công tác năm 2022 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo và phát triển”; để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra, đòi hỏi sự đoàn kết, đồng lòng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Với tinh thần đó, việc 4 cơ quan đại diện cho cử tri, cho các cơ quan hành pháp của Thủ đô tổ chức ký Quy chế phối hợp công tác trong giai đoạn 2021-2026 là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để từng cơ quan chủ động, xác định rõ hơn vai trò, vị trí, trách nhiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật; đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ công tác, góp phần xây dựng các cơ chế chính sách và tổ chức triển khai thực hiện, đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và bảo đảm đời sống, lợi ích chính đáng của nhân dân.

Để nâng cao hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị các cơ quan, đơn vị cần bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố và chương trình công tác toàn khoá của Thành ủy đã ban hành để lựa chọn những vấn đề trọng tâm, cụ thể hóa trong kế hoạch thực hiện quy chế phối hợp, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy khóa XVII để báo cáo nội dung theo đúng thẩm quyền.

Ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021-2026
Đại diện 4 cơ quan Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021-2026 trước sự chứng kiến của Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố.

Đối với các nội dung phối hợp công tác có thời hạn thực hiện đã nêu tại Quy chế, đồng chí Đinh Tiến Dũng đề nghị các đồng chí lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo bộ phận tham mưu chủ động tham mưu, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, đặc biệt đối với các nội dung chuẩn bị nội dung, chương trình và tổ chức kỳ họp HĐND Thành phố, coi đây là thước đo đánh giá chỉ số “phối hợp nội bộ” của các cơ quan hành chính của thành phố, qua đó tạo sự lan tỏa để các sở, ban, ngành thành phố và các quận, huyện, thị xã cùng học tập, làm theo.

“Trong công tác phối hợp, các cơ quan cần gắn với việc tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lượng làm việc theo tinh thần “5 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ hiệu quả, rõ trách nhiệm), tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính và hiệu lực hiệu quả. Phát huy cao độ quyền làm chủ của người dân; không chỉ mối quan hệ của 4 cơ quan mà là mối quan hệ giữa dân với chính quyền, tạo ra cơ chế, môi trường thuận lợi để phát triển nhằm chăm lo của người dân tốt hơn”- đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy cũng yên cầu, thông qua việc phối hợp, 4 cơ quan nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân từ việc tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, tiếp nhận, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; theo dõi kết quả xử lý các ý kiến, kiến nghị sau tiếp xúc cử tri… đảm bảo ý kiến của người dân được tiếp thu và chuyển đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đặc biệt, cần quan tâm đến công tác thông tin, tuyên truyền những nội dung trên để người dân nắm được các chủ trương, cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước… qua đó góp phần thu hút sự tham gia của người dân vào thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống người dân.

4 cơ quan cũng cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát các quy chế phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị của thành phố trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Ban Thường vụ các quận, huyện, thị ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã rà soát quy chế phối hợp cấp mình để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với quy chế đã ký kết của 4 cơ quan cấp thành phố. Qua đó, nhằm đảm bảo phối hợp hoạt động nhịp nhàng, không chồng lấn, không bỏ sót nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, kết quả chung là sự an dân, vì dân để phát triển.

Thay mặt 4 cơ quan, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã tiếp thu toàn bộ các nôi dung chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy, đồng thời khẳng định thời gian tới 4 cơ quan sẽ cùng nhau phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần hoàn thành nhiệm vụ từng năm, từng giai đoạn và các chỉ tiêu nghị quyết lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố xác định.

T.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Sáng 30/11, thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) - Công an thành phố Hà Nội cho biết, một đám cháy xảy ra tại nhà 5 tầng. Thời điểm cháy có 2 người mắc kẹt được cảnh sát cứu thoát.
Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

(LĐTĐ) Trong số các danh nghiệp (DN) chậm đóng các loại bảo hiểm cho người lao động (NLĐ), có nhiều DN chậm đóng từ 51 tháng đến 108 tháng.
Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.

Tin khác

Bàn giải pháp để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh bền vững

Bàn giải pháp để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh bền vững

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, một thành phố phát triển bền vững là thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh, được thể hiện thông qua những lựa chọn “thông minh”, giải pháp “thông minh”, công nghệ “thông minh”.
Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14

Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XVII) họp trong hai ngày 23 và 24/11/2023.
Xác định sông Hồng là trục không gian văn hóa sáng tạo

Xác định sông Hồng là trục không gian văn hóa sáng tạo

(LĐTĐ) Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, xác định trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh, trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023

Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023

(LĐTĐ) Lưu ý thời gian còn lại của năm 2023 không còn nhiều, khối lượng công việc còn rất lớn, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 ở mức cao nhất; phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Năm 2024 vốn kế hoạch đầu tư công của Hà Nội là hơn 81.000 tỷ đồng

Năm 2024 vốn kế hoạch đầu tư công của Hà Nội là hơn 81.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Minh Hải cho biết, theo thông báo của Trung ương, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024 của Thành phố là 81.033 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 9.451 tỷ đồng, ngân sách địa phương 71.582 tỷ đồng.
Sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo Thành ủy vào tháng 12/2023

Sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo Thành ủy vào tháng 12/2023

(LĐTĐ) Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, vào cuối tháng 12/2023, Thành ủy Hà Nội sẽ tổ chức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy theo Kế hoạch số 186-KH/TU ngày 25/10/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy.
Thành lập ba tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030

Thành lập ba tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030

(LĐTĐ) Theo Tờ Trình số 68 ngày 22/11 của Ban Thường vụ Thành ủy, sẽ thành lập ba tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030 gồm: Tiểu ban nhân sự Đại hội, Tiểu ban văn kiện Đại hội và Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội.
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô: Xây dựng Hà Nội có tổng thể không gian phát triển

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô: Xây dựng Hà Nội có tổng thể không gian phát triển

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, đến nay, Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã hoàn thành. Đồng thời đã tổ chức lấy ý kiến chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, khoa học, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư các quận, huyện, thị xã trên toàn Thành phố…
Hà Nội sẽ kiểm tra kỷ cương, kỷ luật tại 10 tổ chức Đảng năm 2024

Hà Nội sẽ kiểm tra kỷ cương, kỷ luật tại 10 tổ chức Đảng năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/11, tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII), Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết đã trình bày Tờ trình về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố.
Hà Nội: Phát triển hạ tầng số, công nghệ số trong xây dựng Thành phố thông minh

Hà Nội: Phát triển hạ tầng số, công nghệ số trong xây dựng Thành phố thông minh

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, GRDP của thành phố Hà Nội năm 2023 ước tính tăng 6,11%. Đây là con số tăng trưởng khá trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn.
Xem thêm
Phiên bản di động