Kỳ cuối: Khi nào nên điều trị hậu Covid-19
Kỳ 2: Những bệnh viện tiên phong điều trị hậu Covid-19 Kỳ 1: Vượt "cửa ải" F0 lại bị “hậu Covid" hành Nguy cơ di chứng hậu Covid-19 |
"Hãy lắng nghe cơ thể mình"
Đưa vợ đi khám tại Phòng khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, ông Nguyễn Văn T. (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) cho biết: Vợ ông đã 64 tuổi, bị mắc Covid-19 thể nhẹ, nên được điều trị tại cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19, Trường Đại học Phenikaa (Hà Đông). Sau 10 ngày khỏi bệnh thì được về nhà. “Tuy nhiên, 1 tuần sau khỏi bệnh thì vợ tôi thường xuyên bị ho, khạc ra đờm có máu, sức khỏe giảm sút… Do vợ có bệnh nền nhiều như: Cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu,… nên dù không biết vợ có bị hậu Covid-19 hay không, tôi vẫn đưa đi khám cho an tâm”, ông T chia sẻ.
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhân hậu Covid-19. |
Trường hợp của vợ chồng ông T cũng là tình trạng và thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân, cũng như người nhà bệnh nhân sau khi điều trị khỏi Covid-19. Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết: Theo một số định nghĩa, thì hội chứng hậu Covid-19 là những tổn thương sau giai đoạn cấp tính của Covid-19. Có thể kéo dài từ khi bị cấp tính Covid-19, hoặc mới xuất hiện sau khi khỏi Covid-19, vậy nên nó rất dễ gây nhầm lẫn với các tình trạng bệnh lý nền khác.
“Bởi vậy, tình trạng hậu Covid-19 nếu theo các định nghĩa sẽ giới hạn sau khi bị Covid-19 không giải thích được bằng các chẩn đoán khác họ thường quy cho hội chứng hậu Covid-19. Còn đối với những bệnh lý đồng mắc, khi đến bệnh viện khám các bác sĩ sẽ bóc tách được các triệu chứng bệnh khác nhau. “Bởi vậy, người bệnh nên lắng nghe cơ thể mình sau khi bị mắc Covid-19. Khi có bất cứ triệu chứng bất thường liên quan tới vấn đề hô hấp, khó thở, đau ngực, liên quan tim mạch, rối loạn tâm lý kéo dài… thì nên tới gặp bác sĩ để có những lời khuyên, hoặc những bài tập phù hợp để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và trở lại với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày”, bác sĩ Tiến cho biết.
Đồng thời, vị bác sĩ này cũng khuyến cáo sau khi mắc Covid-19, mọi người vẫn luôn phải đảm bảo 5K theo quy định của Bộ Y tế, vì có tỷ lệ tái nhiễm, nhất là trong bối cảnh thêm biến chủng Omicron. Đồng thời, người dân nên cố gắng tiêm đủ liều vắc xin, kể cả sau khi mắc Covid-19, để tạo ra hệ miễn dịch tốt nhất không chỉ cho bản thân mà còn cho cộng đồng.
Cũng liên quan tới vấn đề hậu Covid-19, bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nếu sau khi khỏi Covid-19, người không có triệu chứng hoặc vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường thì không phải đi khám. Bởi sau một trận ốm lớn, dài ngày, hoặc hậu sinh đẻ thì xuất hiện tình trạng mệt mỏi kéo dài, ho, sốt, đau nhức người, rụng tóc, hồi hộp đánh trống ngực... rất thường gặp, không nghiêm trọng. Cơ thể sẽ tự điều chỉnh và phục hồi về mức bình thường.
Những người hậu Covid-19 khi khó thở cần bình tĩnh và kiên trì tập thở, chủ động tăng cường dinh dưỡng, tránh nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Trường hợp bị mất mùi nên tập ngửi bằng các loại tinh dầu hoặc vỏ cam, vỏ chanh có mùi hương. Người bị rụng tóc cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, nhất là kẽm, B Complex. Mệt mỏi thì nên cố gắng ngủ đủ giấc, điều độ, nghỉ ngơi hợp lý...
Người bị ho cần kiểm tra những tác động từ thời tiết, bệnh lý hen suyễn, cảm cúm để loại trừ nguyên nhân do hậu Covid-19. Người có biểu hiện đau nhức xương khớp, cơ thể nên sử dụng thuốc xoa bóp, uống giảm đau, tăng cường tập luyện vận động, làm việc nhà nhẹ nhàng. Chỉ nên đi khám hậu Covid-19 khi đã tăng cường nhiều giải pháp nhưng biểu hiện bệnh vẫn kéo dài.
Tích cực chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19
Theo các chuyên gia y tế đánh giá các cấp di chứng hậu Covid-19 thông thường sẽ tùy vào tiến triển của bệnh nhân trong đợt Covid-19 cấp tính. Thông thường, với bệnh nhân mắc Covid-19 thể nhẹ, trước đó đã tiêm đủ hai mũi vắc xin và không phải thở oxy thì di chứng liên quan đến rối loạn nhẹ chức năng về hô hấp; hay di chứng liên quan đến stress, lo lắng…. thì việc hồi phục sẽ rất tốt.
Trái ngược với đó là những bệnh nhân phải thở máy, phải có can thiệp hay nằm trong Khoa điều trị tích cực thì thường để lại những di chứng hậu Covid-19 kéo dài hơn. Nhưng tỷ lệ hồi phục đối với những bệnh nhân tổn thương phổi nhưng chưa dẫn tới xơ phổi, chưa có tổn thương nặng nề, thì việc hồi phục tốt; còn đối với những bệnh nhân già yếu, có xơ phổi, biến chứng thở máy, thì việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn, thậm chí chức năng hô hấp còn xấu đi rất nhiều.
Nhân viên y tế tư vấn, hỗ trợ người dân tới khám hậu Covid-19. |
Cũng theo bác sĩ Đinh Thế Tiến, riêng Covid-19 cấp tính trên trẻ em không quá nặng nề. Trên trẻ em những tổn thương, di trứng hô hấp không nổi trội. Trẻ em thường bị đau họng, ho rát họng, hay ho kéo dài sau Covid-19. “Thường chúng tôi chụp Xquang phổi cho bệnh nhân ở đây ít khi thấy tổn thương quá trầm trọng ở trẻ em. Bởi vậy hậu Covid-19 ở trẻ em không nặng nề và từ hôm mở phòng khám tới nay mới có 6-7 em đi theo gia đình vào khám”, bác sĩ Tiến thông tin.
Tuy nhiên, hiện nhiều bậc phụ huynh cho rằng, trẻ mắc Covid-19 thường bị nhẹ, di chứng không nặng nề, nên họ còn ngần ngại tiêm vắc xin cho trẻ. Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Tiến cho biết: Hiện nay việc tiêm vắc xin cho trẻ em vẫn đang gây tranh cãi không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên thế giới. Nhưng quan điểm cá nhân tôi luôn ủng hộ việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ nhỏ.
Theo bác sĩ Tiến lý giải, độ an toàn của vắc xin là không thể bàn cãi với rất nhiều nghiên cứu. Và WHO cũng khuyến cáo tiêm vắc xin, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ đã có những kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em trên 5 tuổi. Đặc biệt, trẻ tỷ lệ bệnh Covid-19 nặng không cao, tuy nhiên, những biến thể Omicron, hoặc Covid-19 lan rộng thì có thể có rất nhiều trẻ em sẽ mắc. Và tỷ lệ không cao, nhưng không có nghĩa là tránh tuyệt đối được các ca nặng.
“Khi có 100 trẻ nhiễm, tỷ lệ chỉ có 1 ca nặng sẽ không thành vấn đề. Nhưng nếu không tiêm vắc xin thì hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu trẻ mắc bệnh. Và không ai có thể đảm bảo rằng những trường hợp ca nặng đó không rơi vào con, em mình cả. Bởi vậy, với những mức độ an toàn và với những lợi ích cho cộng đồng tôi luôn ủng hộ việc tiêm vắc xin cho trẻ em, đặc biệt là để khôi phục trạng thái bình thường mới”, bác sĩ Tiến cho biết thêm.
Theo bác sĩ Chu Thị Quỳnh Thơ, Quyền Trưởng Khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Đối với những bệnh nhân bị di chứng tâm lý hậu Covid-19 cần phải có sự kiên trì và thời gian hướng người bệnh suy nghĩ mọi thứ theo hướng tích cực. Đồng thời, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên chú trọng việc ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện sức khỏe phù hợp theo thể trạng. Với người cao tuổi, việc trò chuyện cùng người thân trong gia đình và được người thân động viên, giúp đỡ sẽ làm giảm sự lo lắng, kích thích hoạt động não sau khi khỏi bệnh Covid-19. Các thành viên trong gia đình nên khuyến khích người đã khỏi bệnh Covid-19 tham gia các hoạt động tinh thần như đọc sách, báo, tham gia bàn luận về tin tức trong ngày... cũng đóng góp đáng kể cho việc phục hồi sức khỏe rất tốt. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36