'Báo động đỏ' thiếu hụt lao động sau dịch

Kỳ cuối: Giải bài toán nguồn nhân lực hậu Covid-19 ra sao?

(LĐTĐ) Người lao động trở về quê sẽ khó quay trở lại các đô thị công nghiệp sau khi dịch ổn định, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất có thể rơi vào nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng.
Kỳ 2: Cuộc tháo chạy bất đắc dĩ Kỳ 1: Doanh nghiệp ngấm 'đòn' dịch bệnh Hà Tĩnh tổ chức 5 chuyến bay đón công dân tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam

Các tỉnh tạo việc làm cho lao động về quê tránh dịch

Người lao động phía Nam đa số là người miền Trung, Tây Nguyên và miền Tây. Thực tế hiện các tỉnh này cũng đang phát triển kinh tế mạnh mẽ, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất mọc lên nhiều, cần người lao động. Đặc biệt, sau khi đón người dân về quê, các địa phương đều khẳng định sẽ tạo điều kiện việc làm cho người lao động.

Điển hình, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết sau khi người dân hoàn thành việc cách ly, ổn định lại đời sống, tỉnh sẽ đánh giá lại, xem nguyện vọng của người dân. Những người trong độ tuổi lao động, có các ngành nghề phù hợp có thể chuyển đổi được thì thực hiện việc chuyển đổi. Những ngành nghề nào có thể vào được các nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ ở tỉnh phù hợp thì tỉnh sẽ xem xét làm việc với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động vào làm việc.

Hiện, Sở Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam đang yêu cầu các Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội trên địa bàn nơi người dân đăng ký hộ khẩu thường trú tổng hợp danh sách, nhu cầu để Sở có phương án cuối cùng trong thời gian sớm nhất.

Kỳ cuối: Giải bài toán nguồn nhân lực hậu Covid-19 ra sao?
Nhiều tỉnh cho biết sau khi người dân hoàn thành thời gian cách ly sẽ được bố trí việc làm tùy theo nhu cầu.

Tại Kỳ họp thứ hai, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII, diễn ra chiều 12/8, các đại biểu của tỉnh Nghệ An cũng đề xuất phải tạo việc làm lâu dài cho người lao động hồi hương, đặc biệt là người dân miền núi. Được biết, theo đề án 5 năm tới, tỉnh Nghệ An sẽ tăng lao động nội tỉnh từ 37% lên 66%, giảm lao động ngoại tỉnh; xuất khẩu lao động giảm một phần, tăng cường giải quyết việc làm tại chỗ. Như vậy, tỉnh Nghệ An cũng đang chú trọng việc giữ chân người lao động ở lại quê hương.

Nhu cầu việc làm các tỉnh phía Nam sau dịch sẽ tăng cao

Trung tâm dự báo nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra 2 kịch bản về nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021.

Theo đó, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực tác động, dự kiến nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021 cần khoảng 127.000 chỗ làm việc.

Trong khi đó, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tích cực tác động tốt đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, với việc triển khai tiêm chủng vắc xin và kiểm soát tốt dịch tễ, tình hình doanh nghiệp khởi sắc trong những tháng cuối năm 2021, đặc biệt là thời điểm gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu dịp lễ Tết, sẽ giúp hạn chế tình trạng lao động ngừng việc, mất việc. Lúc này, nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021 cần khoảng 147.000 chỗ làm việc.

Xu hướng việc làm trong 6 tháng cuối năm 2021 tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề như: Kinh doanh thương mại; công nghệ thông tin - điện tử; dịch vụ cá nhân - chăm sóc sức khỏe và y tế; dệt may - da giày;…

Theo Trung tâm dự báo nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương, trong 6 tháng tới, thị trường lao động Bình Dương cần ít nhất 40.000 lao động phục vụ sản xuất. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt nhu cầu có thể lên đến 60.000 lao động, do phải đáp ứng các đơn hàng sản xuất phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân dịp lễ tết. Thu hút nhiều nhân lực nhất vẫn là ngành chế biến chế tạo, chủ yếu trong các lĩnh vực: thực phẩm, may mặc, da giày, điện tử,…

Giải bài toán nguồn nhân lực hậu Covid-19

Hiện tại các tỉnh phía Nam tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, như vậy rất khó để người lao động ở quê quay trở lại thành phố ngay. Tình hình này sẽ đẩy các doanh nghiệp sản xuất, các xí nghiệp, nhà máy phía Nam vào tình trạng thiếu hụt lao động sau dịch.

Bên cạnh việc đảm bảo công tác phòng dịch, việc làm thế nào để đảm bảo nguồn nhân lực sau dịch, phục vụ sản xuất cần được các địa phương, doanh nghiệp chú trọng.

Theo ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may thêu đan thành phố Hồ Chí Minh cho biết, doanh nghiệp của ông mất gần một nửa nhân lực vì dịch Covid-19.

“Tại Bình Dương, chúng tôi mất 1/3 lao động, thành phố Hồ Chí Minh mất thêm 10%. Tại Đồng Nai, chúng tôi thực hiện sản xuất tại chỗ nhưng số lượng người lao động không vào công ty khoảng 20%, nên sau dịch có thể mất 10% nhân lực”, ông Việt cho biết.

Nguy cơ thiếu hụt người lao động sau dịch:  Đô thị công nghiệp sẽ thiếu nhân lực
Nỗi lo lớn nhất của người lao động chính là vấn đề lương thực hàng ngày.

Cũng theo ông Việt, ngành dệt may ước tính mất khoảng 30 - 40% người lao động do dịch. Hiện nay, để giữ chân người lao động làm việc, công ty đã phải trả cao hơn mức lương cơ bản, cộng thêm các chi phí để duy trì “3 tại chỗ” khiến doanh nghiệp “bở hơi tai”.

“Ngành may chưa sử dụng được công nghệ cao, vẫn còn sử dụng công nghệ truyền thống vì vậy lực lượng lao động phổ thông còn cần nhiều. Hiện tại chúng tôi chưa có giải pháp gì cụ thể, chỉ duy trì sản xuất để tình hình dịch được khống chế”, ông Việt nói.

Bên cạnh doanh nghiệp, chính quyền các tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai cũng đang đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để cùng kêu gọi người dân ở lại.

Trong khi đó, ông Vương Siêu Tín - Giám đốc Công ty TNHH Phước Dũ Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ Bình Dương cho biết, trước khi dịch bệnh bùng phát, doanh nghiệp của ông có khoảng hơn 300 lao động cơ hữu và 200 lao động gia công bên ngoài.

Khi dịch xảy ra, doanh nghiệp chuyển sang hình thức “3 tại chỗ” và duy trì được khoảng 70 - 80% lực lượng lao động.

Theo ông Tín, ban đầu Công ty Phước Dũ Long chỉ dự định duy trì “3 tại chỗ” từ 2 - 3 tuần để qua cao điểm dịch bệnh, nhưng không ngờ dịch kéo dài. Đến nay, chi phí ăn ở, test Covid-19 của công ty đã đội lên hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, việc sản xuất đang đứt quãng vì nguồn cung cấp các nguyên vật liệu khó khăn. “Lúc đầu có hơn 200 người ở lại làm việc, nhưng cứ qua mỗi tuần lại giảm dần, giờ chỉ còn hơn 100 người. Sắp tới chúng tôi sẽ lấy ý kiến người lao động, nếu ai ở lại làm tiếp thì chỉ làm các khâu bao bì chứ không sản xuất nữa”, ông Tín cho biết. Đối với những người trở về quê, công ty sẽ lấy số điện thoại, khi dịch qua đi thì gọi công nhân quay lại làm việc. “Ai khó khăn quá thì công ty có thể hỗ trợ thêm tiền xe, chi phí xét nghiệm hoặc đăng ký tiêm vắc xin để quay lại làm việc”, ông Tín nói thêm.

Tại Hội nghị Ban Thường vụ mở rộng tối 31/7, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đề nghị các quận, huyện cần chăm lo cho đời sống của người dân. Bí thư Nên yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê để có biện pháp hỗ trợ, chia sẻ tạo điều kiện để người dân bám trụ, nếu người dân ngoại tỉnh có nguyện vọng về quê thì đăng ký với địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm và tạo điều kiện để được trở về một cách chính thức.

"Thành phố Hồ Chí Minh mời bà con ngoại tỉnh ở lại tiêm vắc xin. Ai gặp khó khăn thì chịu khó liên lạc với địa phương, chúng tôi đã có kế hoạch hỗ trợ, chia sẻ”, Bí thư Nguyễn Văn Nên kêu gọi.

Ngay sau đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định hỗ trợ đợt 2 với tổng kinh phí hơn 900 tỷ đồng từ ngân sách. Các đối tượng được thụ hưởng gồm: Người lao động tự do, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ lao động nghèo sống trong nhà trọ, khu lưu trú công nhân,… được nhận 1,5 triệu đồng hoặc phần quà tương đương.

Nguy cơ thiếu hụt người lao động sau dịch:  Đô thị công nghiệp sẽ thiếu nhân lực
Việc sớm miễn dịch cộng đồng sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng hồi phục sản xuất.

Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cũng yêu cầu mỗi doanh nghiệp có ý thức giữ chân người lao động.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương có văn bản yêu cầu giảm tiền nước cho toàn bộ người dân đang sử dụng nước sạch trên địa bàn trong tháng 8 và tháng 9/2021. Trước đó, tỉnh cũng triển khai gói hỗ trợ 260 tỷ đồng cho khoảng 500.000 công nhân nhà trọ ở lại Bình Dương trong thời gian giãn cách xã hội.

Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cũng chi tiền hỗ trợ cho công nhân bị F0 1,5 triệu đồng/người, công nhân F1 là 1 triệu đồng/người và F2 là 500.000 đồng/người. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Dương cũng chi tiền hỗ trợ cho 93.825 người theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

Còn tại Đồng Nai, Liên đoàn Lao động tỉnh đã triển khai chương trình “Nghĩa tình công đoàn” (từ ngày 20/7) để hỗ trợ miễn phí thực phẩm thiết yếu cho công nhân trong các khu vực bị phong tỏa. Mỗi phòng một phần thực phẩm gồm 5 kg gạo, 1 thùng mì và thực phẩm.

Nguy cơ thiếu hụt người lao động sau dịch:  Đô thị công nghiệp sẽ thiếu nhân lực
Các tỉnh, thành phố đang tích cực chăm lo cuộc sống để giữ chân người lao động.

Đồng thời, các tỉnh thành cũng tổng lực tổ chức tiêm vắc xin cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp để đảm bảo miễn dịch cộng đồng.

Dự báo từ nay đến cuối năm, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát và các tỉnh đạt được miễn dịch cộng đồng, số doanh nghiệp được thành lập mới và quay trở lại sản xuất sẽ tăng hơn so với nửa đầu năm. Chính vì vậy, người lao động cần được đảm bảo an sinh trong thời gian giãn cách để yên tâm ở lại địa phương. Sau khi hoạt động kinh tế được phục hồi, người lao động sẽ trở lại làm việc, đảm bảo các đô thị công nghiệp phía Nam không bị đứt gãy nhân lực sau dịch.

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Xem thêm
Phiên bản di động