Tạo giá đỡ an sinh vững chắc cho người dân giữa khó khăn của đại dịch

Kỳ 4: Ở đâu công nhân khó, ở đó có Công đoàn

(LĐTĐ) Cùng với các cấp chính quyền và hệ thống chính trị, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động sâu sắc đến đời sống, việc làm của người lao động, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã linh hoạt, sáng tạo trong việc triển khai các hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động, chung sức cùng Thành phố đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp.
Kỳ 3: Huy động mọi nguồn lực để đảm bảo an sinh xã hội Kỳ 2: Quyết sách kịp thời, ấm lòng người dân Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ

Từ 24/7 đến nay, thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, Công ty TOYOTA Thanh Xuân tạm dừng hoạt động, anh Trần Văn Tuyên cùng toàn bộ lao động của Công ty phải tạm nghỉ việc. Mặc dù chỉ đi vài chục cây số là về tới nhà ở Văn Lâm, Hưng Yên nhưng vì Thành phố đang giãn cách xã hội, nghiêm túc thực hiện việc “ai ở đâu, ở đấy” để phòng, chống dịch nên từ khi Công ty cho tạm nghỉ, anh Tuyên đã đến ở nhờ phòng trọ của bạn, ngay gần Công ty.

Trước khi tạm nghỉ việc do dịch Covid-19, anh Tuyên được nhận lương 10 triệu đồng/tháng. Do sáng đi làm ở Hà Nội, tối về nhà ở Hưng Yên nên anh tiết kiệm được khoản tiền thuê nhà cũng như chi phí sinh hoạt, ngoài ra anh cũng có tiền để hỗ trợ gia đình. Nhưng từ khi tạm nghỉ, anh mới nhận được lương tháng 7 (từ ngày 1-23/7) hơn 8 triệu đồng. Trừ chi phí sinh hoạt và tiền phòng trọ cùng bạn, không còn dư dả là bao nên khoản tiền hỗ trợ gia đình cũng phải “tạm nghỉ”. Từ đầu tháng 9, anh Tuyên và một vài đồng nghiệp khác đã được Công ty tạo điều kiện cho ở tại phòng nghỉ của Công ty. Nhờ thế, anh đã tiết kiệm được khoản tiền thuê nhà để có thể duy trì cuộc sống trong những ngày tới.

Kỳ 4: Ở đâu công nhân khó, ở đó có Công đoàn
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường (áo trắng) trao "Túi An sinh Công đoàn" cho người lao động.

May mắn hơn anh Tuyên, chị Nguyễn Thị Chung, người lao động của Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O, được đi làm luân phiên và có chút ít thu nhập. Chị Chung chia sẻ, trước những tác động của dịch Covid-19, để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã phải cho người lao động làm luân phiên. Từ khi làm luân phiên, thu nhập của chị giảm còn khoảng hơn 4 triệu/tháng. Do ảnh hưởng của dịch nên chồng chị đã nghỉ làm 2 tháng nay và không có thu nhập. Cả gia đình 6 người chỉ trông chờ vào đồng lương ít ỏi của chị để duy trì cuộc sống sinh hoạt.

Những trường hợp kể trên là một trong hàng chục ngàn người lao động trên địa bàn Thủ đô bị thiếu, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. Thấu hiểu, sẻ chia và kịp thời hỗ trợ người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Cụ thể, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và thành phố Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố đã thành lập Tổ ứng phó khẩn cấp và ban hành Kế hoạch ứng phó khẩn cấp để hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ngay từ những ngày đầu Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, LĐLĐ Thành phố đã triển khai chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng” để vận chuyển các “Túi An sinh Công đoàn” đến tận các doanh nghiệp, khu nhà trọ, khu cách ly tập trung, khu bị phong tỏa để hỗ trợ theo nhu cầu của người lao động. Tại mỗi điểm dừng của chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, lãnh đạo LĐLĐ Thành phố đã trực tiếp trao đổi với chủ sử dụng lao động và người lao động để nắm bắt tình hình hoạt động, quan hệ lao động, đời sống, việc làm, tâm tư, nguyện vọng của người lao động; đồng thời, động viên người lao động cố gắng vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống; nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tiếp tục gắn bó, đồng hành với doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Hỗ trợ 110 người lao động đang thuê trọ trên địa bàn phường Thanh Nhàn
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng triển khai chương trình "Gian hàng lưu động 0 đồng" hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Từ hiệu quả của chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo mỗi LĐLĐ quận, huyện, thị xã; Công đoàn ngành, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức ít nhất 1 “Siêu thị 0 đồng” tại những nơi tập trung đông lao động hoặc bố trí ít nhất 1 chuyến “Xe siêu thị 0 đồng” thường trực hàng ngày để kịp thời hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động; phối hợp với các doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và chính quyền cơ sở, thôn, tổ dân phố rà soát người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19; nhất là người lao động đang thuê trọ tại các địa bàn dân cư, để có biện pháp hỗ trợ kịp thời; công bố số điện thoại đường dây nóng 24/24/7 (qua các nhóm Zalo Công đoàn) để tiếp nhận thông tin yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp của người lao động và Công đoàn cơ sở.

Là những người lao động được đón nhận “Túi An sinh Công đoàn” của tổ chức Công đoàn Thủ đô, anh Tuyên và chị Chung không giấu được niềm xúc động và bày tỏ: “Trong lúc khó khăn, Công đoàn đã có sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời, chúng tôi thực sự rất xúc động và biết ơn. Sự quan tâm, hỗ trợ này vừa có ý nghĩa về vật chất vừa là món quà tinh thần, là động lực to lớn giúp chúng tôi giảm bớt khó khăn và có thêm động lực để vượt qua đại dịch, tiếp tục gắn bó và cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp”.

Theo ông Nguyễn Phi Thường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, với tinh thần khi đoàn viên, người lao động gặp khó khăn, tổ chức Công đoàn càng phải thể hiện rõ nét nhất vai trò của mình, từ khi đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đến nay, đặc biệt là trong thời điểm Thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức các chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, “siêu thị 0 đồng”, “gian hàng 0 đồng”, “chuyến xe 0 đồng”… để hỗ trợ “Túi An sinh Công đoàn” cho đoàn viên, người lao động.

Kỳ cuối: “Biến nguy thành cơ”, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn
Người lao động tại khu nhà trọ đang bị phong tỏa do dịch Covid-19 nhận hỗ trợ của tổ chức Công đoàn.

Tính đến nay đã có hơn 80.000 “Túi An sinh Công đoàn” được hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch. Các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi từ nguồn kinh phí Công đoàn trên 62 tỷ đồng và vận động các nguồn lực xã hội hóa với số tiền trên 103 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, thăm hỏi các lực lượng tuyến đầu và ủng hộ Quỹ vắc xin, Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố… Qua đó, thể hiện sự đồng hành của tổ chức Công đoàn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội, để người dân yên tâm thực hiện chủ trương “ai ở đâu, ở đấy”, góp phần cùng Thành phố và cả nước sớm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh; đồng thời góp phần ổn định quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

Chứng kiến các hoạt động chăm lo, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn Thủ đô dành cho đoàn viên, người lao động của Công ty, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long Bùi Việt Dũng đã bày tỏ lời cảm ơn chân thành và cho biết hoạt động của tổ chức Công đoàn Thủ đô có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động và đối với cả doanh nghiệp. Các hoạt động đó đã thể hiện tinh thần đồng hành của tổ chức Công đoàn cùng với doanh nghiệp chăm lo, hỗ trợ người lao động; góp phần tích cực vào việc ổn định quan hệ lao động; tạo động lực để người lao động yên tâm, gắn bó và cùng với doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiến tới phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh khi dịch bệnh được kiểm soát.

Tại các buổi thăm, tặng quà cho lực lượng tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch và trao “Túi An sinh Công đoàn” cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch trên địa bàn các quận, huyện của lãnh đạo LĐLĐ Thành phố, đều nhận được sự đón nhận, trân quý, của các đồng chí lãnh đạo địa phương. Các đồng lãnh đạo quận, huyện bày tỏ mong muốn LĐLĐ Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động như “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, hỗ trợ “Túi An sinh Công đoàn”, phối hợp triển khai xây dựng mô hình “Vùng xanh doanh nghiệp”, vận động chủ nhà trọ miễn, giảm giá thuê trọ cho người lao động, hỗ trợ lực lượng tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch… để kịp thời chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động khi họ gặp khó khăn, góp phần cùng các quận, huyện, thị xã và Thành phố đảm bảo an sinh xã hội, phòng, chống dịch hiệu quả.

Từ khi đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi từ nguồn kinh phí Công đoàn trên 62 tỷ đồng và vận động các nguồn lực xã hội hóa với số tiền trên 103 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, thăm hỏi các lực lượng tuyến đầu và ủng hộ Quỹ vắc xin, Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố… Ngoài ra, các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã hỗ trợ đoàn viên, người lao động bằng nhiều hình thức khác như: Hỗ trợ khẩu trang, thiết bị đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn, tấm chắn giọt bắn, bộ quần áo bảo hộ và các nhu yếu phẩm khác...

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

(LĐTĐ) Sẵn sàng cho một mùa mới đầy cảm hứng, "Giờ thứ 9" mùa 3 chính thức quay trở lại, mang theo hơi thở mới của niềm vui và sự nỗ lực không ngừng. Chương trình “Giờ thứ 9” mùa 3 với phiên bản mới được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tiếp tục phối hợp thực hiện, sẽ lên sóng vào lúc 15 giờ ngày 28/4 trên kênh VTV3.
Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 và phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024).
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết trao giải Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.

Tin khác

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến trong tháng 5/2024, sẽ cùng với Bộ Công an triển khai thí điểm chi trả các chế độ bảo hiểm tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Sóc Trăng, trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc…
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động