Tăng giờ làm thêm để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên

Kỳ 2: Ý kiến người trong cuộc

Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, trao đổi với phóng viên LĐTĐ, nhiều chủ doanh nghiệp và người lao động nhìn chung đều bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao.
Kỳ 1: Bàn bạc kỹ, thống nhất cao Tăng giờ làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ/1 tháng

Ông Nguyễn Khánh Toàn – Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ Sóng mới (NWS Corp): Giúp doanh nghiệp kịp các đơn hàng

Theo nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, số giờ làm thêm của người lao động trong 1 tháng được nâng lên trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ. Theo nghị quyết trên, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm.

Kỳ 2: Ý kiến người trong cuộc
Ông Nguyễn Khánh Toàn – Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ Sóng mới (NWS Corp).

Hiện nay việc tuyển dụng tương đối khó khăn nên việc tăng giờ làm thêm ở thời điểm này là cần thiết đối với nhiều doanh nghiệp. Hơn nữa, sau thời gian nghỉ việc do giãn cách xã hội khiến nhiều gia đình gặp khó khăn, muốn “tăng ca” để có thêm thu nhập, vì vậy nhu cầu làm thêm cũng có xu hướng tăng.

Tuy nhiên, ở mỗi người nhu cầu này sẽ khác nhau, nhiều người sẽ không tăng ca ở công ty mà chọn giải pháp làm các nghề khác như bán hàng ngoài giờ, chạy xe ôm, ship hàng thuê… Nhưng nhìn chung, tăng giờ làm thêm sẽ có lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Trong tình hình giá xăng tăng cao, dẫn đến nhiều mặt hàng khác cũng tăng giá, cuộc sống của người dân và đặc biệt là công nhân, người lao động trở nên vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến công việc, giờ làm của người lao động, khiến cho thu nhập giảm sút trầm trọng. Vì vậy, đối với người lao động sẽ có thêm thu nhập ngay tại đơn vị mình đang công tác mà không phải tìm kiếm thêm việc “tay trái", thậm chí có thể giảm quá trình đi lại trong ngày, giảm chi tiêu xăng xe.

Còn đối với người sử dụng lao động sẽ không phải tuyển dụng thêm nhân công, giảm chi phí đóng Bảo hiểm xã hội và các trợ cấp cho người lao động. Việc tăng giờ làm thêm trong mỗi tháng của người lao động sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian sản xuất, từ đó đảm bảo được tiến độ đặt hàng và có được đánh giá tốt của khách hàng.

Ông Bùi Thanh Tùng – Phó tổng Giám đốc công ty CP Công nghệ Điện toán và Truyền thông Quốc gia (Ba Đình, Hà Nội): Tăng giờ làm thêm nhưng không để người lao động đuối sức

Để phục hồi sản xuất kinh doanh, không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu nhân công, vì vậy tăng giờ làm thêm là biện pháp cần thiết để doanh nghiệp vẫn theo kịp tiến độ sản xuất kinh doanh mà không phải tuyển dụng thêm số lượng công nhân trong tình trạng khan hiếm lao động như hiện nay.

Kỳ 2: Ý kiến người trong cuộc
Ông Bùi Thanh Tùng – Phó tổng Giám đốc công ty CP Công nghệ Điện toán và Truyền thông Quốc gia.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần tính đến khả năng sức khỏe của người lao động, sắp xếp giờ tăng ca sao cho hợp lý, đặc biệt không được áp đặt làm thêm giờ cho một bộ phận hoặc cả công ty mà cần phải thỏa thuận với người lao động. Tránh tình trạng, nếu người lao động không chấp nhận tăng ca theo lịch trình của doanh nghiệp thì buộc phải tự xin nghỉ việc.

Việc khống chế số giờ làm thêm nhằm mục đích chính bảo vệ sức khỏe người lao động, đồng thời cũng có nhằm buộc người sử dụng phải tổ chức lao động hợp lý hoặc tuyển thêm lao động để giải quyết công việc. Chính vì vậy, mặc dù có sự thỏa hiệp và đồng tình của người lao động với người sử dụng lao động nhưng các doanh nghiệp cũng cần đưa ra số giờ tăng ca hợp lý để người lao động không bị đuối sức, có khả năng phục vụ lâu dài tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, các chính sách đã loại trừ, không tăng giờ làm thêm với một số đối tượng như người từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, người khuyết tật, rồi người làm công việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi… là rất hợp lý.

Chị Hoàng Thị Hoa (Công nhân Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam): Rất ủng hộ quy định về tăng giờ làm thêm

Tôi rất ủng hộ những quy định mới về tăng giờ làm thêm, việc tăng giờ làm thêm là cơ hội để vợ chồng tôi tăng thu nhập trong giai đoạn giá cả leo thang. Vợ chồng chúng tôi đều là công nhân hiện đang thuê trọ tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Tổng thu nhập của 2 vợ chồng lúc ổn định nhất cũng chỉ vào khoảng 17 triệu đồng/ tháng. Số tiền này chỉ đủ trang trải chi phí như: tiền ăn, tiền nhà, tiền điện nước, tiền nuôi các con ăn học, chi phí đi lại… Có những tháng, vợ chồng tôi còn chi "âm" tiền do con cái ốm đau, bệnh tật.

Kỳ 2: Ý kiến người trong cuộc
Chị Hoàng Thị Hoa (Công nhân Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam).

Qua tìm hiểu, tôi được biết, hiện nay, Bộ luật Lao động quy định thời gian làm thêm giờ có giới hạn trong ngày, trong tháng, trong năm. Đối với giới hạn làm việc trong tháng, Bộ luật Lao động 2019 quy định không quá 40 giờ/tháng. Tổng thời gian làm thêm giờ trong năm không quá 200 giờ/năm, một số ngành nghề sản xuất hàng hoá cụ thể thì làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm… Dù rất muốn được tăng giờ làm thêm tại công ty để có thêm chi phí trang trải sinh hoạt gia đình nhưng vợ chồng tôi cũng không thể làm nhiều hơn vì số giờ làm thêm đã có trong quy định.

Tôi mong muốn Nhà nước và công ty có thể tăng giờ làm thêm lên khoảng 60 giờ mỗi tháng như dự thảo Nghị quyết đã nêu. Nếu được tăng giờ làm thêm, tôi sẽ đảm bảo mọi điều kiện về sức khỏe cũng như sắp xếp công việc gia đình để hoàn thành công việc.

Cùng đó, bản thân tôi cũng mong muốn doanh nghiệp có thêm các chế độ cho người lao động như tăng khẩu phần ăn ca để đảm bảo dinh dưỡng khi làm thêm giờ.

Chị Đỗ Thị Kim Tuyến, (Công nhân Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam): Tôi muốn tăng giờ làm thêm để tăng thu nhập

Dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến đời sống, việc làm, thu nhập của những công nhân lao động sản xuất trực tiếp như chúng tôi. Vợ chồng tôi hiện đang sinh sống tại Khu nhà ở công nhân tại Khu Công nghiệp Kim Chung (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội). Cả 2 vợ chồng đều là công nhân nên thu nhập khá bấp bênh. Tổng thu nhập của 2 vợ chồng mỗi tháng được khoảng 15 - 20 triệu đồng.

Kỳ 2: Ý kiến người trong cuộc
Chị Đỗ Thị Kim Tuyến, (Công nhân Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam)

Trong tình hình giá cả các mặt hàng đều leo thang như hiện tại, với mức thu nhập này vợ chồng tôi khó có thể đảm bảo được chất lượng cuộc sống. Không chỉ có tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn, việc mua bỉm sữa, đồ dùng cho con cũng trở thành nỗi lo thường trực của vợ chồng trẻ chúng tôi.

Với những người lao động sản xuất trực tiếp, việc tăng giờ làm thêm là điều chúng tôi hằng mong mỏi. Thực tế mức lương cơ bản của công nhân rất thấp, trong khi đó, các khoản trợ cấp đi lại và trợ cấp chuyên cần cũng bị cắt do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khó khăn càng thêm khó khăn.

Dù chúng tôi tăng ca, làm thêm giờ đạt mức cao nhất là 40 tiếng/tháng cũng không chắc đảm bảo cuộc sống đầy đủ. Vì thế tôi rất mong Nhà nước và công ty sẽ tạo điều kiện làm thêm giờ cho người lao động. Bản thân tôi có thể làm thêm giờ từ 50-60 giờ/ tháng. Khi số giờ làm thêm tăng lên đồng nghĩa với việc người lao động sẽ vất vả hơn nhưng thu nhập cao hơn thì tôi vẫn sẵn sàng làm thêm giờ.

Anh Nguyễn Văn Thủy (Công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam): Ngoài tăng giờ làm thêm cần tăng thêm các phúc lợi xã hội

Rời quê Ninh Bình, vợ chồng tôi lên Hà Nội kiếm việc để có tiền trang trải cuộc sống. Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã gắn bó với công ty được 10 năm. Khó khăn của người công nhân xa nhà khi làm tại Khu Công nghiệp là chi phí ăn ở sinh hoạt. Trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc đi làm bị gián đoạn, thậm chí có thời điểm cả 2 vợ chồng phải nghỉ việc tạm thời nên tiền lương không cao, cũng bởi vậy mà nỗi lo chi phí ăn ở sinh hoạt nhân lên gấp nhiều lần. Lương hàng tháng của tôi và vợ chỉ đủ trang trải chi phí ăn uống, học hành của các con. Có những tháng vợ chồng con cái bị ốm, thu không đủ chi, vợ chồng tôi phải đi vay mượn người thân, bạn bè để lo tiền thuốc thang, ăn uống.

Kỳ 2: Ý kiến người trong cuộc
Anh Nguyễn Văn Thủy (Công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam).

Cũng bởi cuộc sống công nhân còn nhiều khó khăn nên tôi rất muốn được tăng giờ làm thêm. Hiện tại, công ty tôi đang cho công nhân làm thêm tối đa là 40 tiếng/tháng. Đối với tôi, mức giờ làm thêm này là quá ít, thời gian rảnh rỗi của người lao động là khá nhiều. Chính bởi vậy, việc tăng giờ làm thêm cho người lao động trong thời gian tới là việc làm cần thiết. Tăng giờ làm thêm cho công nhân cũng giúp các công ty đẩy nhanh sản xuất, hoàn thành các đơn hàng bị trì trệ trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tuy nhiên, điều kiện sức khỏe của mỗi người lao động là khác nhau. Do đó, trước khi quyết định thời gian làm thêm của người lao động, Nhà nước cũng như doanh nghiệp cần linh hoạt về thời giờ làm thêm. Cụ thể, Nhà nước và doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho từng công nhân đăng ký thời gian làm thêm giờ sao cho phù hợp với điều kiện sức khỏe của từng người, để người lao động không bị áp lực vì việc làm thêm giờ.

Nếu được tăng thêm giờ làm thêm tôi sẽ thu xếp công việc nhà ổn thỏa để đảm bảo thời gian làm việc tại công ty. Nhà có 2 vợ chồng, tôi sẽ để vợ ở nhà trông con còn tôi sẽ đi làm thêm, còn nếu nhờ được ông bà trông cháu thì cả 2 vợ chồng sẽ cùng tăng ca, từ đó có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Trong thời gian tới, tôi cũng mong muốn doanh nghiệp quan tâm, chăm lo tốt hơn các chế độ cho người lao động, đặc biệt là đối với lao động hiện đang thuê trọ để người lao động yên tâm làm việc, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung.

(Còn tiếp)

Bảo Thoa - Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Thiết thực chăm lo đời sống người lao động

Thiết thực chăm lo đời sống người lao động

Các cấp Công đoàn quận Cầu Giấy đã làm tốt chức năng chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
HAGL "vùi dập" Bình Dương với chiến thắng 4-0 trên sân Pleiku

HAGL "vùi dập" Bình Dương với chiến thắng 4-0 trên sân Pleiku

Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã có màn trình diễn bùng nổ trên sân nhà khi dễ dàng đánh bại Bình Dương với tỷ số đậm 4-0 trong khuôn khổ vòng 17 V-League 2025. Sức mạnh tấn công của đội bóng phố Núi được thể hiện rõ nét khi họ ghi liền 3 bàn thắng chỉ trong hiệp đấu đầu tiên.
Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Với mục tiêu hướng tới trở thành trung tâm sáng tạo và giao thoa văn hóa khu vực, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024) đang lấy ý kiến nhân dân, được xem là một bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa của Thành phố.
Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay tiếp tục tăng nóng

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay tiếp tục tăng nóng

Càng gần đến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay tiếp tục tăng nóng, một số chặng hết vé dù các hãng hàng không đã tăng chuyến phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Xác định hoa hậu Thùy Tiên có liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục

Xác định hoa hậu Thùy Tiên có liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục

Liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục quảng bá, giới thiệu kẹo rau củ Kera sai sự thật. Tài liệu điều tra đến nay xác định, hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên có liên quan đến vụ án. Cơ quan Công an sẽ tích cực điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
LĐLĐ quận Long Biên: Triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong quý II

LĐLĐ quận Long Biên: Triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong quý II

Bám sát chủ đề công tác năm 2025 là “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”, quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động công đoàn.

Tin khác

Thiết thực chăm lo đời sống người lao động

Thiết thực chăm lo đời sống người lao động

Các cấp Công đoàn quận Cầu Giấy đã làm tốt chức năng chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Những thủ lĩnh Công đoàn hết lòng vì người lao động

Những thủ lĩnh Công đoàn hết lòng vì người lao động

Phát huy vai trò là cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các Chủ tịch Công đoàn cơ sở - “hạt nhân” nòng cốt tại các doanh nghiệp, luôn nỗ lực thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

Theo Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức 8 hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân.
Phát huy vai trò phụ nữ thời đại mới trong công tác nữ công

Phát huy vai trò phụ nữ thời đại mới trong công tác nữ công

Năm 2025, với chủ đề "Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào công tác nữ công", Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực nhằm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nữ đoàn viên, người lao động.
Phát huy phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với chuẩn mực của phụ nữ Thủ đô

Phát huy phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với chuẩn mực của phụ nữ Thủ đô

Với những sáng tạo và đổi mới, việc triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì sẽ không ngừng phát triển, lan toả và đạt nhiều kết quả.
Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã phối hợp với Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô phát triển kinh tế gia đình, tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay; nhiều đoàn viên, CNVCLĐ đã sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, tăng thu nhập và kinh tế cho gia đình.
LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

Nhờ đẩy mạnh triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong điều hành thành lập Công đoàn cơ sở, quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã thành lập mới 57 Công đoàn cơ sở và phát triển được 2.241 đoàn viên (gấp 10 lần so cùng kỳ năm 2024).
Thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể chất lượng - kinh nghiệm từ doanh nghiệp FDI

Thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể chất lượng - kinh nghiệm từ doanh nghiệp FDI

Để xây dựng được 1 bản Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) chất lượng, đảm bảo quyền lợi và hỗ trợ kịp thời cho người lao động (NLĐ), Chủ tịch Công đoàn Công ty SWCC SHOWA Việt Nam Nguyễn Minh Sơn cho rằng cần phải có "4 được". Đó là: Được NLĐ đồng tình; được sự phối hợp, sẻ chia giữa doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở; được sự đoàn kết, nhất trí của tập thể Ban Chấp hành trong mọi tình huống và được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cấp trên.
Đổi mới, linh hoạt trong công tác phát triển đoàn viên đáp ứng tình hình mới

Đổi mới, linh hoạt trong công tác phát triển đoàn viên đáp ứng tình hình mới

Trước bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và các thách thức hiện nay, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm nhằm đổi mới hoạt động Công đoàn, tăng cường phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Các cấp Công đoàn quận Ba Đình tích cực tham gia hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện

Các cấp Công đoàn quận Ba Đình tích cực tham gia hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện

Thời gian qua, cùng với việc quan tâm chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), các cấp Công đoàn quận Ba Đình còn tích cực triển khai các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện.
Xem thêm
Phiên bản di động