Kỳ 1: Bàn bạc kỹ, thống nhất cao
Bảo đảm các chế độ phúc lợi cho người lao động khi phải làm thêm giờ Tăng giờ làm thêm phải đảm bảo sức khỏe cho người lao động |
Bảo đảm sức khỏe, tái tạo sức lao động
Tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi xem xét thông qua đề xuất của Chính phủ, báo cáo việc thẩm tra Dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, qua thẩm tra, nhiều ý kiến đồng tình với việc mở rộng đối tượng áp dụng thời giờ làm thêm trong năm không quá 300 giờ.
Đồng thời, đề nghị loại trừ việc tăng giờ làm thêm với những đối tượng lao động đặc biệt như người lao động chưa thành niên từ 15-18 tuổi, người khuyết tật, phụ nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ, người làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...
Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì tăng giờ làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng |
Về mức trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo nghị quyết, tiếp tục có ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất (của Ủy ban Xã hội) cho rằng, việc nâng trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng lên mức không quá 72 giờ là quá cao mà chưa cơ quan soạn thảo chưa đưa ra căn cứ thuyết phục, đề nghị chỉ nên nâng trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng từ không quá 40 giờ lên không quá không quá 60 giờ.
Đây cũng là quan điểm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lựa chọn để thực hiện mục tiêu bảo đảm sức khỏe, tái tạo sức lao động, an toàn lao động của người lao động.
Loại ý kiến thứ hai đồng tình nâng trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ như Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, đây là mức hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng là ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Vì còn hai loại ý kiến khác nhau nên cơ quan thẩm tra đã xin ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kết quả đa số (13/18) ủy viên tán thành phương án 1, tăng giờ làm thêm trong 1 tháng lên tối đa không quá 60 giờ.
Hài hòa lợi ích các bên
Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cũng đã điều chỉnh thời gian làm thêm giờ để ổn định kinh tế - xã hội, đảm bảo cuộc sống, thu nhập của người dân sau thời gian dài nghỉ vì đại dịch Covid-19. Đề xuất của Chính phủ dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp, người sử dụng lao động và chính người lao động.
Qua khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, nhiều người đồng thuận với việc tăng giờ làm thêm. Nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp thỏa thuận với người lao động về làm thêm giờ. Tuy nhiên, sự thỏa thuận giữa 2 bên có thể dẫn đến mất quyền lợi của người lao động. Vì vậy, cần phải có Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phạm Tấn Công cho rằng, cần cơ chế linh hoạt để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, thu nhập cho người lao động sau khi nghỉ dịch. Chủ tịch VCCI đồng tình với đề xuất tăng thời gian làm thêm tối đa trong 1 năm từ 200 giờ lên không quá 300 giờ, nâng trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ...
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, tăng giờ làm việc là bài toán cần được nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố, không chỉ là vấn đề lao động, sản xuất, việc làm, sức khỏe của người dân mà còn là vấn đề chính trị, vấn đề xã hội và nhiều vấn đề khác nữa.
Vì vậy, việc tăng giờ làm thêm cần được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, bảo đảm hài hòa lợi ích, giữa lợi ích trước mắt về kinh tế và lợi ích lâu dài về sức khỏe của người lao động trong giải quyết bài toán thiếu hụt lao động hiện nay.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhìn nhận, doanh nghiệp muốn tăng năng suất lao động là phải cải tiến khoa học kỹ thuật, công nghệ, chuyển đổi mô hình vào sản xuất, kinh doanh. Thời gian làm việc cần dựa trên quan điểm của người sử dụng lao động, người lao động và cơ sở khoa học về giờ làm theo tháng, theo năm đã được nghiên cứu khoa học. Do đó, có thể tăng thêm giờ làm việc không quá không quá 60 giờ/tháng...
Sau khi thảo luận, cân nhắc kỹ lưỡng, 100% các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí quyết nghị khi người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.
Về số giờ làm thêm trong 1 năm, Nghị quyết nêu rõ, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi; Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00