Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa

Kỳ 2: Để du lịch Tây Bắc cất cánh

(LĐTĐ) Làm thế nào để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế cho toàn vùng, song phải gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, môi trường đang là bài toán được các cấp, ngành, địa phương tìm lời giải.
Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa

Tài nguyên văn hóa: Gốc rễ để phát triển du lịch bền vững

Theo nhiều chuyên gia du lịch, Tây Bắc vốn có những đặc trưng hấp dẫn riêng tạo nhiều niềm đam mê cho du khách với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Sự hoang sơ của thiên nhiên thuần khiết với cảnh quan núi non tuyệt đẹp và hệ sinh thái phong phú, cùng 32 dân tộc thiểu số chung sống đoàn kết, thú vị và lôi cuốn; nhiều di tích cách mạng, những chiến trường xưa, tất cả tạo nên sức cuốn hút lớn. Việc khai thác những tiềm năng, tập trung xây dựng các sản phẩm đặc thù sẽ làm nên thương hiệu du lịch Tây Bắc, tạo hình ảnh mới cho cả vùng Tây Bắc cũng như cho riêng mỗi tỉnh.

Nhắc đến Tây Bắc, không thể không nhắc đến đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, bây giờ, dù cho việc đi lại đã bớt khó khăn hơn trước nhưng ước mơ chinh phục nóc nhà Đông Dương, ước được một lần chạm tay vào đỉnh cao, được đứng ngắm mây bay trên đỉnh Fansipan vẫn được nhiều du khách ấp ủ.

Kỳ 2: Để du lịch Tây Bắc cất cánh
Trong khuôn khổ sự kiện du lịch “Sắc màu Sơn La - Tây Bắc” lần thứ II năm 2022, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị Liên kết phát triển sản phẩm du lịch mới, tour du lịch Hà Nội - Sơn La với chủ đề “Sơn La - điểm đến khác biệt, an toàn và hấp dẫn”. (Ảnh: Linh Tâm)

Tây Bắc còn ôm trong lòng một Sa Pa mờ sương, lãng mạn; ruộng bậc thang Mù Căng Chải nổi tiếng; hồ Pá Khoang giữa bốn bề núi non hùng vĩ; rừng Mường Phăng là một trong những khu bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm; thung lũng Mai Châu bình yên thăm thẳm xanh; cao nguyên Mộc Châu tràn đầy sức sống,…

Cùng với cảnh quan thiên nhiên vừa hoang sơ vừa tươi đẹp, sắc màu văn hóa của các dân tộc Tây Bắc cũng là một trong những tài nguyên vô giá. Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Khơ Mú, Lào, Lự, Hà Nhì, Kháng, La Hủ, Si La, Phù Lá, Bố Y, Mảng, Giáy, Xơ Đăng, Lô Lô, Pà Thẻn, Phù Lá, Cờ Lao, La Chí…

Nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ như lễ hội Lồng Tồng, chợ tình Khâu Vai, múa sạp, múa xòe, hát then, nhạc cụ pí cặp, pí sên, khèn môi… Ẩm thực Tây Bắc mang những nét đặc trưng, khác biệt hẳn so với các vùng khác với gà mọ, cá suối nướng úp, nộm da trâu, thịt trâu gác bếp, thắng cố,…

Tây Bắc còn ẩn chứa cả một hệ giá trị lịch sử như: Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ với những chiến công hiển hách “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; Khu di tích lịch sử Mường Phăng nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ; Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Căng và Đồn Nghĩa Lộ - nơi đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt và chiến thắng năm 1952 giải phóng Nghĩa Lộ; Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ,…

Kỳ 2: Để du lịch Tây Bắc cất cánh
Sự hoang sơ của thiên nhiên thuần khiết với cảnh quan núi non tuyệt đẹp và hệ sinh thái phong phú, cùng hơn 30 dân tộc thiểu số chung sống đoàn kết, đã tạo nên một Tây Bắc vô cùng cuốn hút trong mắt du khách. (Ảnh: DL)

Dựa vào những lợi thế trên, du lịch Tây Bắc trong những năm vừa qua đã có bước phát triển đáng kể, tạo dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng, có thương hiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam như du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa dân tộc thiểu số, du lịch sinh thái.

Đặc biệt, sau 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các tỉnh Tây Bắc đã rất nhạy bén, năng động, sáng tạo đưa ra các sản phẩm du lịch mới độc đáo phục vụ du khách như Festival dù lượn tại Yên Bái, sản phẩm trải nghiệm cầu kính Bạch Long - cầu kính đi bộ dài nhất thế giới vào Sách Kỷ lục Guinness tại Mộc Châu, cùng hàng loạt các khu homestay độc đáo, các khu nghỉ dưỡng đặc sắc tại các điểm du lịch nổi tiếng đi vào hoạt động như tại Bắc Yên, Mù Cang Chải,… Đây đều là những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Không thể phủ nhận rằng, du lịch phát triển tạo ra những điều kiện hồi sinh và phát huy của nhiều hoạt động thực hành văn hóa cổ truyền. Tuy nhiên, cũng nảy sinh nhiều thách thức trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa. Có tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số tự bỏ dần các thực hành văn hóa cũng như sự phong phú của những đường nét riêng định hình bản sắc tộc người của mình.

Nguy cơ bản sắc văn hóa nhạt nhòa và mất dần cũng đồng nghĩa với nguy cơ mất đi sức hấp dẫn với số đông du khách muốn tìm hiểu văn hóa, phong tục bản địa. Tính đa dạng văn hóa ở Tây Bắc dù có sẵn, rất đậm ở đời thường nhưng cần được khai thác tốt, làm nổi bật những nét độc đáo riêng của từng dân tộc trong các sản phẩm du lịch, tránh tình trạng các sản phẩm du lịch được dựng theo kịch bản gần như giống nhau. Khi đó du khách dù muốn cũng khó phân biệt được những nét đặc trưng vùng miền hay bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh liên kết vùng trong nước, quốc tế

Du lịch là ngành kinh tế đa ngành, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Trong thời toàn cầu hóa, sự phát triển của du lịch không thể nằm trong một giới hạn hành chính nhỏ hẹp mà phải vươn ra và vươn lên ở mức vùng - miền, thậm chí xuyên quốc gia. Điều này càng đúng với kinh tế du lịch Tây Bắc.

Kỳ 2: Để du lịch Tây Bắc cất cánh
Cùng với cảnh quan thiên nhiên vừa hoang sơ vừa tươi đẹp, sắc màu văn hóa của các dân tộc Tây Bắc cũng là một trong những tài nguyên vô giá. (Ảnh: H.My)

Thời gian qua, tuy đạt được kết quả tích cực nhưng du lịch của Tây Bắc chưa phát triển xứng tầm cả về quy mô và tính chất của vùng, sức cạnh tranh kém so với các vùng du lịch khác trong cả nước. Bởi vậy, bên cạnh việc liên kết nội vùng, một trong những giải pháp đặt ra cho các tỉnh Tây Bắc là cần liên kết hợp tác phát triển du lịch với những địa phương trọng điểm là trung tâm du lịch của cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng... nhằm nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có lợi thế cạnh tranh, kêu gọi các nguồn lực đầu tư và thu hút du khách đến với khu vực Tây Bắc.

Gần đây, Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp xây dựng các sản phẩm du lịch kết nối với các địa phương; phối hợp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp. Công tác xúc tiến quảng bá được chú trọng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tạo được hiệu quả trong việc thu hút khách du lịch và kết nối giữa doanh nghiệp du lịch và các địa phương.

Ngoài ra, các sự kiện kích cầu du lịch được triển khai rộng khắp tại các tỉnh trong khu vực và sự kiện Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 24/9 tại thị xã Nghĩa Lộ là điểm nhấn du lịch của tỉnh Yên Bái và các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu,…

Sự kiện này góp phần quảng bá hình ảnh, tôn vinh tinh hoa văn hóa truyền thống đặc sắc vùng Tây Bắc, đẩy mạnh phát triển sản phẩm văn hóa du lịch, hàng thủ công, sản phẩm OCOP tại các làng nghề truyền thống, thu hút du khách đến tham quan, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch độc đáo, giàu bản sắc, mang tầm khu vực và quốc tế.

Kỳ 2: Để du lịch Tây Bắc cất cánh
Du lịch Tây Bắc trong những năm vừa qua đã có bước phát triển đáng kể, tạo dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng, có thương hiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam. (Ảnh: N.Minh)

Mới đây, tại Hà Nội, UBND tỉnh Sơn La đã phối hợp với Tổng cục Du lịch và Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị Liên kết phát triển sản phẩm du lịch mới, tour du lịch Hà Nội - Sơn La với chủ đề “Sơn La điểm đến khác biệt an toàn và hấp dẫn”. 160 doanh nghiệp du lịch lữ hành cùng các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ lưu trú, nhà hàng ăn uống, hợp tác xã của Hà Nội và Sơn La đã có cuộc gặp trao đổi trực tiếp qua đó tìm hiểu nhu cầu giữa hai bên cũng như tiến tới xây dựng các chương trình hợp tác phát triển du lịch, hình thành những tour, tuyến du lịch Hà Nội - Sơn La, từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch khác biệt, chuyên nghiệp hình thành vào sự phát triển du lịch chung của ngành Du lịch Việt Nam và của tỉnh Sơn La cùng Thủ đô Hà Nội.

Có thể nói, liên kết các địa phương trong phát triển du lịch là xu thế phát triển hiện nay và hết sức cần thiết. Các địa phương vùng Tây Bắc cần đề ra những giải pháp mang tính chiến lược, hướng đến phát triển tour, tuyến du lịch và sản phẩm du lịch liên kết ở quy mô vùng nhằm tạo ra được sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh, góp phần định vị du lịch vùng Tây Bắc đối với du khách trong nước và quốc tế trong thời gian tới.

Đôi nét phác thảo về vòng cung Tây Bắc cho thấy vùng Tây Bắc mở rộng của Tổ quốc là nơi hội tụ đầy đủ những điều kiện cần và đủ để trở thành tuyến, điểm du lịch quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, cùng với kết quả hợp tác đã đạt được, trong tương lai, các tỉnh Tây Bắc mở rộng tiếp tục liên kết để xây dựng thương hiệu du lịch của vùng, sớm đưa 8 tỉnh có cùng hướng đi, tạo ra nấc thang mới cho sự phát triển của ngành du lịch mỗi tỉnh nói riêng và cả vùng Tây Bắc mở rộng nói chung.

Hà Phong

(Hết)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024

Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/10, tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai đã công bố Chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây”.
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch

Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch

(LĐTĐ) Ngày 29/10, Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Du lịch Việt Nam 4.0: Khai phá tiềm năng và kết nối văn hóa”.
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024

Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 24/10, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Cửa Lò tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
Hơn 2.000 du khách quốc tế đến Khánh Hòa bằng du thuyền

Hơn 2.000 du khách quốc tế đến Khánh Hòa bằng du thuyền

(LĐTĐ) Sáng 23/10, ngành Du lịch Khánh Hòa đã đón tàu biển quốc tế mang tên CORAL PRINCESS chở hơn 2.000 du khách đến từ nhiều quốc gia cập Cảng quốc tế Cam Ranh.
Kích cầu du lịch “Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu”

Kích cầu du lịch “Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu”

(LĐTĐ) Tối 13/10, chương trình công bố du lịch Khánh Hòa đạt 9 triệu lượt khách, và phát động chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu” năm 2024 đã thu hút hàng nghìn du khách và người dân đến tham dự.
Thiết kế “tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội

Thiết kế “tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 là một sự kiện văn hóa nghệ thuật quy mô lớn, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 9/11 tại Thủ đô Hà Nội. Đây là lần thứ tư Lễ hội được tổ chức, với chủ đề "Giao lộ Sáng tạo", nhằm khuyến khích mỗi người nhìn nhận lại cái tôi sáng tạo của bản thân trong hành trình sống.
Hôm nay 10/10, xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí du khách tham quan Hà Nội

Hôm nay 10/10, xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí du khách tham quan Hà Nội

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức chương trình "Tinh hoa áo dài" nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Chương trình diễn ra vào ngày 10/10, người dân và du khách mặc áo dài sẽ được trải nghiệm đi xe buýt 2 tầng miễn phí tham quan thành phố.
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ

(LĐTĐ) Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi và đầy màu sắc, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 đã chính thức khép lại vào tối 6/10 tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội. Sự kiện đã diễn ra thành công rực rỡ, vượt xa kỳ vọng ban đầu, thu hút 63.000 lượt khách tham quan.
Du lịch Khánh Hòa phấn đấu đạt hơn 10 triệu lượt khách trong năm 2024

Du lịch Khánh Hòa phấn đấu đạt hơn 10 triệu lượt khách trong năm 2024

(LĐTĐ) Ngành Du lịch Khánh Hòa phấn đấu đón thêm từ 1 đến 2 triệu lượt du khách vào 3 tháng cuối năm 2024, với mong muốn đạt hơn 10 triệu lượt khách trong năm 2024.
Khám phá làng nghề thúng chai Phú Mỹ

Khám phá làng nghề thúng chai Phú Mỹ

(LĐTĐ) Làng nghề làm thuyền thúng chai truyền thống với hơn 100 năm tại thôn Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên là một trong số những làng hiếm hoi còn duy trì nghề để phục vụ đi lại và đánh bắt hải sản của ngư dân. Không những thế, thời gian qua sản phẩm của làng nghề còn xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.
Xem thêm
Phiên bản di động