Nguy cơ di chứng hậu Covid-19

Kỳ 1: Vượt "cửa ải" F0 lại bị “hậu Covid" hành

(LĐTĐ) Hiện nay, song song với gánh nặng tiếp nhận, điều trị các ca nhiễm Covid-19, ngành Y tế còn phải đối mặt với thực trạng người bệnh đã hồi phục nhưng vẫn có các triệu chứng kéo dài… Bởi vậy, đã có nhiều bệnh viện mở các khoa, phòng khám hậu Covid-19 nhằm chăm sóc, khôi phục sức khỏe và tinh thần cho những bệnh nhân F0 đã điều trị khỏi. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả, nhằm chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân hậu Covid-19.
Liên tục mất ngủ, rụng tóc, đuối sức do hậu COVID-19 Nguy cơ di chứng hậu Covid-19 Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận di chứng phổi, tim mạch, tâm thần hậu Covid-19

Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân Covid-19 bị tổn thương phổi, xơ phổi nặng sau khi khỏi có thể đối mặt với triệu chứng tồn tại dai dẳng như khó thở, mệt mỏi, đau cơ. Thậm chí, hậu Covid-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân nặng và lớn tuổi, mà còn ghi nhận ở người trẻ từ 30-40 tuổi, mắc Covid-19 nhẹ. Đã có nhiều F0 nhẹ hậu Covid-19 bị mất ngủ, rối loạn vị giác, chán ăn, rối loạn tâm thần,… gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Nhiều di chứng hậu Covid-19

Theo Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến ngày 31/1, Việt Nam có 2.275.727 ca nhiễm Covid-19. Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.268.708 ca, trong đó có 2.019.633 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.620 ca, trong đó, thở oxy qua mặt nạ là 2.536 ca; thở oxy dòng cao HFNC là 498 ca; thở máy không xâm lấn là 117 ca; thở máy xâm lấn là 450 ca; tim phổi nhân tạo - ECMO là 19 ca.

Kỳ 1: Vượt
Nhiều người tới Phòng khám hậu Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang để được thăm khám và điều trị

Đáng lo ngại, các chuyên gia y tế cho biết, thời gian qua số bệnh nhân mắc Covid-19 tăng mạnh khiến số ca nặng cũng tăng. Sau thời gian điều trị mắc Covid-19, mặc dù người bệnh đã phục hồi và có kết quả âm tính với vi rút SARS-CoV-2, nhưng sau đó nhiều bệnh nhân vẫn phải chịu tác động từ những di chứng, sự tổn thương tinh thần. Đặc biệt, với những bệnh nhân bị Covid-19 nặng, bệnh nhân lớn tuổi hay người có nhiều bệnh sẽ là lúc các bệnh nền dễ bộc phát. Bên cạnh đó, nhiều F0 trẻ, không bệnh nền phàn nàn chuyện khi đang dương tính thì triệu chứng nhẹ chỉ như bị cúm mùa, nhưng một thời gian sau khỏi bệnh thì sức khỏe giảm sút, đi lại mệt mỏi, nói vài câu thì hụt hơi...

Đơn cử như trường hợp của chị Nguyễn Thị H (ở Bắc Từ Liêm - Hà Nội) mới khỏi Covid-19 được 2 tháng. Khi mới mắc, chị tự tin điều trị ở nhà vì mọi biểu hiệu và triệu chứng bệnh chỉ giống như cúm mùa. Theo lời chị H, chị chỉ bị sốt 38,5 độ C trong hai ngày, đau người, mất khứu giác khoảng 5-6 ngày là âm tính trở lại, nhẹ nhàng, khoẻ khoắn. Nghỉ ngơi thêm một thời gian, chị quay lại làm việc như bình thường. Tuy nhiên, người phụ nữ 28 tuổi không ngờ lại bị "hậu Covid" hành.

"Công việc của tôi làm ở cửa hàng thời trang chuyên bán quần áo nên chủ yếu phải giao tiếp với khách hàng, nhiều hôm còn phải livestream (phát trực tiếp) bán hàng. Tôi không ngờ dù chỉ mắc Covid-19 thể nhẹ, mà sau khi khỏi tôi chỉ nói vài câu là mệt, phải dừng lại lấy hơi, hay bị mất ngủ, cảm giác bồn chồn, lo lắng... kéo dài" - chị Huyền chia sẻ.

Tương tự là trường hợp của chị Nguyễn Hoàng H (sinh năm 1995, quê Yên Bái) sau 1 tháng điều trị khỏi Covid-19, chị cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo lời chị H chia sẻ: “Cơ thể tôi vốn yếu vì căn bệnh thalassemia, bởi vậy, những ngày điều trị Covid-19 tình trạng sức khỏe của tôi càng thêm tồi tệ. Thậm chí có những lúc tôi đã nghĩ tới tình huống xấu nhất là mình không qua khỏi. May mắn, nhờ sự cố gắng nỗ lực điều trị của các y, bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, tình trạng bệnh của tôi đã ngày càng được cải thiện và sau 1 tháng điều trị tôi đã khỏi Covid-19 và được xuất viện”.

Tuy nhiên, sau khi khỏi Covid-19, thì chị Hoàng H nhận thấy cơ thể có nhiều bất thường về sức khỏe. “Về nhà một thời gian, ngoài những biểu hiện, triệu chứng của bệnh nền tôi bắt đầu có cảm giác hay bị hụt hơi, đau đầu… và kinh khủng nhất là rụng tóc rất nhiều. Vậy mới thấy sau khi khỏi bệnh không thể chủ quan vì di chứng hậu Covid-19 cũng rất nặng nề, nhất là đối với những người mắc bệnh thalassemia phải điều trị lâu dài như tôi" - chị Hoàng H nói.

Khi F0 thì nhẹ, hậu Covid-19 lại nặng nề

Chia sẻ về vấn đề di chứng hậu Covid-19, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết: Tổn thương nặng nhất đối với bệnh nhân nhiễm Covid-19 là tổn thương về phổi, hô hấp. Giai đoạn đầu là sự tấn công của vi rút SARS-CoV-2, giai đoạn sau đó là sự tương tác của cơ thể, tổn thương phổi đòi hỏi phải có nhiều thời gian để hồi phục dần. Đây là tổn thương nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân hậu Covid-19, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của người bệnh.

Kỳ 1: Vượt
Bác sĩ chụp Xquang để kiểm tra phổi cho bệnh nhân tới khám hậu Covid-19.

"Những người mắc Covid-19 bị tổn thương phổi lớn hai bên, thậm chí không còn chỗ nào tình trạng phổi lành rất khó qua khỏi. Có trường hợp có thể vẫn huy động được một số vùng phổi đảm bảo đủ chức năng có thể tiếp nhận đủ oxy từ bên ngoài đưa vào cơ thể. Có trường hợp bệnh nhân nặng sau 2 tháng điều trị hồi sức tích cực về nhà đã bỏ được oxy chứng tỏ một số vùng phổi cũng đã lành trở lại và phục hồi được. Đó là điều hy vọng để chúng tôi phục hồi chức năng hô hấp sớm cho bệnh nhân, kể cả vấn đề về tâm lý bệnh nhân", Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 Đại học Y Hà Nội cho biết.

Bên cạnh đó, với những bệnh nhân Covid-19 nằm hồi sức lâu cũng có thể bị tổn thương yếu cơ toàn thân, loét do tỳ đè, đột quỵ, bệnh lý nền kèm theo. Hay đối với những bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ, Phó Giáo sư Hoàng Bùi Hải cho hay, trường hợp này chưa có tổn thương phổi nhưng có người cho biết bị mất ngủ, rối loạn vị giác, chán ăn, có người rối loạn tâm thần, trầm cảm, ở phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt…

Thực tế thăm khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân tại Phòng khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa Nội Tổng hợp cho biết: Khi theo dõi các biến chứng hậu Covid-19, các bác sĩ nhận thấy có một nhóm ca bệnh khá đặc biệt, đó là bệnh nhân có triệu chứng rất nhẹ khi còn là F0, nhưng hậu Covid-19 thì triệu chứng nặng nề, người mệt mỏi, khó thở, bồn chồn, không thể làm bất kỳ việc gì kể cả tay chân lẫn trí óc...

Theo các chuyên gia y tế lý giải người bị nhiễm Covid-19 sẽ bị ảnh hưởng hệ thống tới nhiều cơ quan. Và trong quá trình bị Covid-19 cấp tính có nhiều quá trình viêm của tế bào diễn ra, gây nên các tổn thương mất, bù, kiệt năng lượng ở các tế bào cơ tim, tế bào hô hấp và rất nhiều tế bào. “Và quá trình mệt mỏi sau này là hệ quả của quá trình mất, bù trước đấy. Cùng với những lo âu, mệt mỏi của người bệnh… lại càng khuyếch đại những bất thường trước đó và gây ra nhiều triệu chứng mà bản thân không thể lý giải nổi như hụt hơi, mệt mỏi… luôn có cảm giác như thiếu năng lượng”, bác sĩ Tiến cho biết thêm.

Hiện mỗi ngày bác sĩ Tiến và cộng sự thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho khoảng 15 người đến Phòng khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện. Bác sĩ Tiến cho biết, bệnh nhân đến khám đa phần là những người cao tuổi, người có bệnh nền,… Việc người bệnh chủ động đến khám và điều trị hậu Covid-19 sẽ giúp họ sớm trở lại bình thường, nhất là với người cao tuổi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Hậu Covid-19 chắc chắn là có, đặc biệt là với những người bệnh rất là nặng, phải nằm trong hồi sức. Và có những người bệnh từ khu hồi sức mà chưa về nhà được thì phải chuyển qua khu phục hồi chức năng luôn. Do người bệnh Covid-19 thở máy nhiều quá, nên phải đi phục hồi chức năng, hay nằm điều trị quá lâu khiến cơ teo, chi cứng, thậm chí có người lệ thuộc máy một thời gian dài phổi xơ luôn thì phải đi tập thở…

Kỳ 2: Những bệnh viện tiên phong điều trị hậu Covid-19

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan

Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan

(LĐTĐ) Nhiều chiến dịch ra quân để tháo dỡ các công trình làm mất mỹ quan đô thị, cùng các công trình cộng đồng đang được Phú Quốc quyết liệt đầu tư, nhằm lấy lại cảnh quan cho đảo Ngọc.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chương trình "Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt” được tổ chức thường niên là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của thành phố Hà Nội nhằm động viên những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ tinh thần hiếu học của các em, động viên các em nỗ lực vươn lên thành con ngoan, trò giỏi.
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia, trong đó có hai máy bay MIG-21 số hiệu 4324; 5121; xe tăng T54B số hiệu 843 và bản đồ quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Xem thêm
Phiên bản di động