Thu nhập “khủng” nhưng thu thuế lại “nhỏ giọt”
3.000 cơ sở bán hàng online sẽ bị thu thuế như thế nào? Cần thắt chặt quản lý thuế kinh doanh online Dịch Covid-19 sẽ làm thay đổi cách bán hàng, tiếp thị sản phẩm bất động sản |
Muôn kiểu trốn thuế qua hình thức bán hàng online
Theo dõi một buổi livestream bán hàng quần áo online trên trang mạng facebook của một fanpage có tên “Kho hàng thời trang Hàn Quốc”, không khó để chúng tôi nhận thấy, buổi livestream bán hàng của fanpage này thu hút hàng chục nghìn lượt người xem, với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn đơn đặt hàng được chốt. Thế nhưng, sau buổi livestream bán hàng, khi chúng tôi thoát ra và tìm kiếm lại trên facebook của mình, thì fanpage “Kho hàng thời trang Hàn Quốc” nhanh chóng bị xóa hoặc tạm ẩn phần livestream trước đó; thay vào đó, chủ fanpage lại đăng những nội dung mới và không liên quan gì đến việc bán hàng thời trang trước đó.
Chia sẻ về cách thức trên, anh Tài Nguyễn, một người bán hàng online lâu năm tiết lộ, hiện nay nhiều trang fanpage bán hàng online theo kiểu chộp giật; một phần là để tránh bị cơ quan quản lý phát hiện vì bán hàng giả, hàng nhái, một phần là để trốn thuế. Vì thế, nhiều fanpage chỉ được lập ra bán hàng trong 1-2 ngày là bị xóa ngay, khi đó người tiêu dùng muốn tìm lại fanpage này cũng không được. Trong khi đó, các chủ fanpage này lại lập ra những trang bán hàng mới, rồi “gắp” tệp khách hàng cũ vào và tiếp tục bán hàng.
Lực lượng chức năng đã tăng cường xử lý, thu thuế qua hình thức bán hàng online nhưng vẫn như “muối bỏ bể”. |
“Hầu hết các mặt hàng quần áo thời trang đều được đặt may nhái ở Ninh Hiệp, Nam Định, hoặc hàng nhập về từ Trung Quốc, nhưng đều được gắn mác của các thương hiệu nổi tiếng. Do đó, nếu không xóa fanpage, hoặc ẩn livestream sau khi chốt đơn hàng thì rất dễ bị cơ quan chức năng phát hiện. Thậm chí, cơ quan thuế theo dõi và yêu cầu nộp thuế. Trong khi đó, hầu hết khi thanh toán người bán đều nhờ nhân viên giao hàng thu tiền hộ; hoặc chuyển khoản thì ghi tên facebook, số điện thoại và không cần ghi chi tiết nội dung thanh toán hàng hóa. Thậm chí, nhiều người còn đề nghị ghi nội dung là cho, biếu, tặng… để lách thuế”, anh Tài Nguyễn chia sẻ.
Không chỉ bán hàng trên facebook, zalo, tiktok… mới có các chiêu thức trốn thuế, mà ngay cả người bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử người kinh doanh cũng nghĩ ra đủ chiêu để né chiết khấu, né thuế. Anh Duy Khánh, một trong những người từng thuê mặt bằng để kinh doanh đồ gia dụng; nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, anh Khánh đã mở các gian hàng trên một số sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada vì không tốn chi phi mặt bằng, cũng không cần phải đăng ký kinh doanh. Trong khi đó, anh Khánh dễ dàng tiếp cận được một nguồn khách hàng khổng lồ trên không gian mạng.
Tuy nhiên theo anh Khánh, hiện nay ngoài việc đóng tiền “hoa hồng” cho các sàn thương mại điện tử, thì nhiều người kinh doanh không phải đóng bất kỳ một khoản thuế nào. Và để có thể “lách” thuế, nhiều người kinh doanh dùng các chiêu thức như: chia nhiều tài khoản nhận tiền, lấy tiền mặt thay vì chuyển khoản, đổi nội dung chuyển khoản mua hàng... Thậm chí, nhiều người sau khi trao đổi với khách hàng còn “né” hoa hồng của các sàn thương mại điện tử bằng cách, cho khách hàng số zalo để hỗ trợ thêm. Theo đó, người bán sẽ tư vấn và bán thêm sản phẩm và hỗ trợ phí ship như các sàn thương mại điện tử.
Khó nhưng không thể không làm
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác thuế 2021 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp công tác thuế năm 2022, Cục Trưởng Cục Thuế Thành phố Hà Nội Mai Sơn cho biết, các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, đã đóng góp cho thu ngân sách trên địa bàn Thành phố năm 2021 khoảng 14.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6% tổng thu và 10% thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được ban hành ngày 1/6/2021 và có hiệu lực vào ngày 1/8/2021 có quy định, cá nhân kinh doanh không phân biệt kinh doanh theo hình thức truyền thống hay kinh doanh thương mại điện tử, livestream bán hàng trên nền tảng mạng xã hội, đều thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân nếu có phát sinh doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Cũng từ cuối tháng 11/2021, Bộ Tài chính đã ban hành kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam”. Theo đó, về ngắn hạn, Tổng cục Thuế sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề đối với thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới, phối hợp với các bộ ngành như Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước… thực hiện quản lý thuế đối với thương mại điện tử. |
Cụ thể nhóm có thu thập từ các tổ chức nước ngoài (Google, Facebook,…), Cục Thuế Hà Nội đã đưa vào quản lý 465 cá nhân có doanh thu phát sinh từ nhà thầu nước ngoài với số thuế đã nộp năm 2021 là 56 tỷ. Với nhóm kinh doanh bán hàng online, Cục Thuế cho biết đang quản lý dữ liệu của 32.085 địa chỉ bán hàng online qua thu thập thông tin từ trung gian vận chuyển.
Trong đó 3.388 cơ sở có doanh thu trên 100 triệu/năm. Cục thuế đã tiến hành rà soát đưa vào quản lý 1.332 người nộp thuế với số nộp là 12 tỷ đồng. Với nhóm kinh doanh cho thuê nhà trực tuyến qua ứng dụng, Cục Thuế đang quản lý dữ liệu của 756 chủ cơ sở với 2.307 địa chỉ cho thuê nhà qua ứng dụng thu thập từ trung gian cho thuê nhà. Trong đó có 49 chủ cơ sở có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, doanh thu ước tính 10 tỷ, dự kiến số thu 1 tỷ đồng…
Từ thông tin của ngành thuế Hà Nội nhiều người cho rằng, mức thu thuế đối với loại hình kinh doanh online như vậy là quá ít so với thực tế. Bởi, hiện nay rất nhiều cá nhân kinh doanh online qua mạng và có doanh thu lớn, nhưng không phải đóng bất kỳ loại thuế nào. Vẫn biết, sự bùng nổ của hình thức kinh doanh này gây khó khăn, phức tạp trong công tác kiểm soát và quản lý và đặc biệt là công tác thu thuế cho Nhà nước. Thế nhưng, không phải vì khó mà không làm, hoặc cấm kinh doanh.
Đề cập đến vấn đề này, chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng, hiện nay quy định tại Việt Nam về kinh doanh online chưa đầy đủ nên xuất hiện nhiều kẽ hở. Vì vậy, ngành thuế cần phải có cơ sở công nghệ quản lý tốt; đồng thời có luật pháp về vấn đề kinh doanh online và hệ thống quản lý chặt chẽ hơn. Song song với đó là có giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; tập huấn, tuyên truyền để người dân có ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02