Kiểm soát tốt dịch Covid-19, Việt Nam vẫn có thể xuất siêu trong năm 2021
Dịch Covid-19 đã có tác động, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, để phục vụ sản xuất trong bình thường mới, đòi hỏi phải kịp thời có những giải pháp, biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả, theo sát diễn biến tình hình, nắm bắt được mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, kích cầu hàng hóa…
Kiểm soát tốt dịch Covid-19, Việt Nam vẫn có thể xuất siêu trong năm 2021. |
Đối với lĩnh vực xuất khẩu, xác định đây là lĩnh vực quan trọng có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, trong thời gian qua Bộ đã tham mưu, triển khai, kiến nghị nhiều biện pháp nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa và xuất khẩu của doanh nghiệp. Ngay từ đầu quý II, khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 còn chưa diễn biến phức tạp, Bộ đề xuất nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn trước mắt.
Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc và phải thực hiện các biện pháp phong tỏa, giãn cách ở khu vực phía Nam, xác định lưu thông hàng hóa giữa các vùng và lưu thông hàng hóa đến các cảng, cửa khẩu là vấn đề khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, Bộ đã thành lập Tổ Công đặc biệt của Bộ Công Thương ở khu vực phía Nam để phối hợp với Tổ công tác đặc biệt của các Bộ, ngành liên quan để kịp thời tiếp thu, phản ánh vướng mắc của các địa phương, doanh nghiệp trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa để phối hợp hỗ trợ xử lý.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến các trung tâm công nghiệp lớn trong năm 2021 như Bắc Ninh, Bắc Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Long An… khiến cho cán cân thương mại trong 4 tháng liên tục bị nhập siêu. Tuy nhiên, đến tháng 9 đã xuất siêu 500 triệu. Nếu tính tốc độ tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu vẫn đang ở mức tăng 18% (trong khi cùng kỳ năm 2020 tăng trưởng xuất khẩu chỉ ở mức 7%).
“Hiện nay, tăng trưởng nhập khẩu khá cao, ở mức tăng 30%. Tuy nhiên, nếu xét tỷ lệ chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu thì khoảng cách không lớn. Do đó, nếu không có tác động gì lớn và trong tình hình kiểm soát dịch bệnh tốt trong những tháng cuối năm thì Việt Nam hoàn toàn có thể duy trì cán cân thương mại ở mức cân bằng, lạc quan hơn thì có thể vẫn giữ được xuất siêu”, ông Hải khẳng định.
Bên cạnh tình hình kiểm soát tốt dịch bệnh và dần triển khai sản xuất trở lại, Bộ Công Thương cũng đang và tiếp tục triển khai nhiều giải pháp mà Bộ đã chú trọng trong thời gian qua để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới như hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh biên giới trong việc triển khai các phương án nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ; khuyến khích các Hiệp hội, doanh nghiệp logistics có biện pháp hỗ trợ như giảm chi phí lưu kho lưu bãi, giảm phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa nông sản, thủy sản.
Ngoài ra, Bộ cũng sẽ đẩy mạnh công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó, tập trung triển khai các thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN... để tạo thuận lợi cho Hiệp hội và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
Đại diện Bộ Công Thương cũng khẳng định, với tình hình trước mắt, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương vùng dịch, các Hiệp hội ngành hàng để tìm hiểu, có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng để việc xuất khẩu nông sản, thủy sản được bền vững, đặc biệt là việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương kêu gọi thương nhân, doanh nghiệp Việt Nam chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch để bảo đảm tiêu thụ nông thủy sản cho nông dân ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất của dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02