"Không thể bàng quan với 4 vấn đề nổi cộm của kinh tế Việt Nam"

"Những vấn đề nền tảng, dài hạn còn phải thảo luận nhiều, tuy nhiên cốt lõi nhất vẫn nằm ở cơ cấu và cơ chế"...
khong the bang quan voi 4 van de noi com cua kinh te viet nam Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 6,8% trong năm 2018
khong the bang quan voi 4 van de noi com cua kinh te viet nam Infographic: Bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm 2018

Trăn trở, suy ngẫm về những vấn đề mang tính nền tảng, là nút thắt trong quá trình chuyển mình của kinh tế Việt Nam, cuối cùng, TS Trần Đình Thiên đã đúc kết và chỉ rõ 4 yếu tố mang tính dài hạn mà Việt Nam cần phải quan tâm, thay đổi.

khong the bang quan voi 4 van de noi com cua kinh te viet nam
TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Diễn thuyết tại một hội thảo về tăng trưởng kinh tế do Viện Kế toán công chứng Anh (ICAEW) tổ chức trong suốt hơn 1 giờ đồng hồ, TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đề cập đến rất nhiều vấn đề, từ cơ cấu nền kinh tế, tăng trưởng GDP, ngân sách, đầu tư công cho đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thể trạng doanh nghiệp, bộ máy, biên chế...

Suy ngẫm nhiều, trăn trở không ít nhưng đúc kết lại là 4 vấn đề nổi cộm nhất, mang tính nền tảng, dài hạn của kinh tế Việt Nam mà ông Thiên cho rằng không thể bàng quan, cũng không thể không bàn luận đến.

Thứ nhất, cơ cấu tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua chưa thay đổi căn bản. Mặc dù năm 2017, đã có sự dịch chuyển cơ cấu tăng trưởng theo ngành, từ khai thác tài nguyên chuyển sang phát triển công nghiệp chế tạo, dịch vụ, song vẫn chưa đậm nét và chưa đạt được nhiều thành tựu. Chất lượng tăng trưởng vẫn còn rất thấp và chưa thực sự ổn định, bền vững.

"Để thay đổi được cơ cấu tăng trưởng thì phải tập trung tối đa cho tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. Chúng ta đã đạt ra vấn đề này từ nhiều năm trước, song cách làm không đúng, cho nên phải thay cách làm cũ bằng cách làm mới. Phải căn cứ vào các cam kết hội nhập cao nhất như CPTPP, VEFTA... để thay đổi cấu trúc thể chế và phát triển năng lực cho nhà nước và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đổi mới chỉ theo logic thay cũ là không đủ. Thời đại biến đổi nhanh nên đòi hỏi những động lực cũng phải mới và phải nhanh, ví dụ như kết nối số, tự động hóa, kinh tế chia sẻ, thanh toán trực tuyến...", ông Thiên nói.

TS Trần Đình Thiên cũng cho rằng, phải chấp nhận trả giá chuyển đổi, phải chú trọng xây dựng hệ thống thể chế và phát triển công nghệ phòng ngừa rủi ro và bảo đảm an toàn hệ thống.

Vấn đề nền tảng thứ hai là về doanh nghiệp. Tổng thể doanh nghiệp Việt Nam hiện nay năng lực yếu, sức cạnh tranh yếu, kể cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân nội địa.

Theo đó, tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 27-28% GDP, khu vực kinh tế hộ gia đình có quy mô rất nhỏ nhưng lại là khu vực sản xuất chiếm nhiều GDP nhất, khoảng 32% GDP. Khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp 18% GDP, còn khu vực tư nhân chỉ 8% GDP.

"Điều này cho thấy khối doanh nghiệp quan trọng nhất thì lại đóng góp ít nhất", ông Thiên nói.

Doanh nghiệp tư nhân tuy có lớn lên nhưng chậm, khó, không muốn lớn, yếu và không thể thành lực lượng. Khối doanh nghiệp tư nhân vẫn còn mang xu hướng đầu cơ, lệ thuộc, ít cạnh tranh, dẫn đến tinh thần doanh nghiệp yếu, xin cho, dựa dẫm, với động cơ là để kiếm sống, kiếm chác chứ không phải là động cơ làm giàu, chinh phục. "Nếu không cải thiện điều này thì hậu quả là cực kỳ nghiêm trọng", ông nhận định.

Để thay đổi được điều này thì phải làm lại chiến lược phát triển kinh tế dựa trên hai nền tảng. Thứ nhất là phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt, bằng cách thay đổi tư duy chiến lược FDI và doanh nghiệp nhà nước, thay vào đó là chiến lược doanh nghiệp tư nhân. Thứ hai là phải xây dựng lực lượng doanh nghiệp hiện đại.

Vấn đề mang tính chất nền tảng, dài hạn thứ ba là ở phía Chính phủ. Ông Trần Đình Thiên cho rằng, bộ máy hiện nay cồng kềnh, mang nặng cơ chế xin cho, cùng với các "căn bệnh" về tiền lương, biên chế, họp hành, hệ thống trách nhiệm, hệ thống khuyến khích vẫn chưa giải quyết được.

Nói cụ thể hơn về vấn đề tiền lương, ông Thiên cho biết ngân sách hiện nay dành cho trả lương chiếm đến 60%, trả nợ 20-30% nên phần dành cho đầu tư công rất ít. "Đó là lý do vì sao mà các dự án BOT nhiều đến thế. Ngân sách không đủ nên phải kêu gọi tư nhân đầu tư, mà tư nhân làm thì giá cao, phải chấp nhận", ông nói.

Ngân sách vốn đã yếu lại phải nuôi bộ máy khổng lồ. Theo TS Trần Đình Thiên, hiện Việt Nam có gần 3 triệu công chức, viên chức đang làm việc và hưởng lương ngân sách trong bộ máy nhà nước, tương đương tỷ lệ 30,5 công chức/1.000 dân.

Con số này quá cao so với các nước trong khu vực như Indonesia là 17,64 công chức/1.000 dân; Philippines 13,03 và Singapore là 25,69 công chức/1.000 dân.

Cùng với đó, tổng số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách hiện nay lên tới 11 triệu người, chiếm 11,5% dân số. Điều này cũng đồng nghĩa, 93 triệu dân đang phải nuôi 11 triệu người, hay cứ 8,5 người dân thì phải nuôi một người.

Ông Thiên cũng cho rằng, mặc dù hiện nay các bộ, ngành đã tăng cường cắt giảm biên chế, nhưng điều này xuất phát từ thực trạng thiếu lương, ngân sách hạn hẹp chứ không xuất phát từ việc cá nhân không đáp ứng được công việc.

Cuối cùng là chất lượng nguồn nhân lực. Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận xét, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp. Nguyên nhân của việc này là do cấu trúc nền kinh tế Việt Nam những năm qua chỉ tập trung vào doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước với nguồn nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ thấp. Cùng với đó, môi trường cạnh tranh không cao, Việt Nam cũng chưa nỗ lực chuẩn bị nhân lực phát triển các ngành công nghệ cao.

Giải pháp cho vấn đề này là phải thúc đẩy xu thế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất kinh doanh và thay đổi phần gốc là cấu trúc nền kinh tế, theo đó chú trọng đầu tư vào khối kinh tế tư nhân, lấy kinh tế tư nhân là nền tảng để phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt có trình độ cao.

"Những vấn đề nền tảng, dài hạn còn phải thảo luận nhiều, tuy nhiên cốt lõi nhất vẫn nằm ở cơ cấu và cơ chế", TS Trần Đình Thiên đúc kết.

Theo Duyên Duyên/ vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao kiến thức về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao kiến thức về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Chiều 7/5, hơn 200 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động, quận Nam Từ Liêm đã tham dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024, với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”, do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức.
Trạm cứu hộ trái tim

Trạm cứu hộ trái tim

(LĐTĐ) Trải qua tổn thương, Ngọc Hà khao khát được yêu thương bởi một người đàn ông mới, người có thể là điểm tựa và vỗ về trái tim vỡ vụn của cô. Anh trở thành trạm cứu hộ cho cô, và cùng cô xây dựng một tình yêu hòa quyện, mạnh mẽ.
Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động diễn ra vào 12/5

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động diễn ra vào 12/5

(LĐTĐ) Ngày 12/5, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

(LĐTĐ) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông T.Đ.T (biệt danh trên mạng xã hội Tiktok “Vua quạt”) 40 triệu đồng; đồng thời, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu.
Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

(LĐTĐ) Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Để không mắc “bẫy lừa”, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, cần luôn chủ động kiểm chứng thông tin từ những tin nhắn hay các cuộc gọi.
Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

(LĐTĐ) Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nạn nhân đã thực hiện 32 lần chuyển khoản, với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Sau khi biết mình bị lừa, người này đã đến cơ quan Công an trình báo.

Tin khác

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, giá tham chiếu 85,3 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, giá tham chiếu 85,3 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo tổ chức đấu thầu vào lúc 9h30 sáng ngày 8/5 gửi các tổ chức tín dụng doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng.
Gần 20 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm

Gần 20 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm

(LĐTĐ) Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng đang là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường tiền tệ và điều đặc biệt là làn sóng đang lan rộng ra nhiều ngân hàng chứ không chỉ ở một vài ngân hàng.
Vàng miếng SJC tăng sốc lên 87.5 triệu đồng/lượng

Vàng miếng SJC tăng sốc lên 87.5 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng SJC không ngừng tăng sốc, hiện đang được niêm yết 87.5 triệu đồng/lượng. Vàng miếng SJC trong nước liên tục xác lập các đỉnh cao mới, tăng 1 triệu đồng/lượng ở cả 2 chiều so với cuối ngày hôm qua (6/5), bất chấp giá vàng thế giới diễn biến ra sao.
Giá vàng miếng chỉ cách mốc 86 triệu đồng trong gang tấc

Giá vàng miếng chỉ cách mốc 86 triệu đồng trong gang tấc

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước sáng nay (6/5) tiếp tục tăng cao, thiết lập mức kỷ lục mới và sắp chạm mốc 86 triệu đồng/lượng.
Nhìn lại giá vàng sau 1 tuần biến động

Nhìn lại giá vàng sau 1 tuần biến động

(LĐTĐ) Giá vàng tuần qua vẫn lên xuống thất thường. Các nhà đầu tư kỳ vọng, với sự vào cuộc quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, tuần tới thị trường vàng sẽ đi vào thế ổn định.
Không sử dụng điện mặt trời mái nhà cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

Không sử dụng điện mặt trời mái nhà cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

(LĐTĐ) Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về tiến độ ban hành các chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
Việt Nam sẵn sàng "dọn tổ" để đón “đại bàng” công nghệ

Việt Nam sẵn sàng "dọn tổ" để đón “đại bàng” công nghệ

(LĐTĐ) Các tập đoàn nước ngoài đánh giá rất cao sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử…
Giá vàng miếng SJC tăng thần tốc, tiến sát 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng thần tốc, tiến sát 86 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Trong khi giá vàng thế giới liên tục giảm nhẹ và đi ngang với mức 2.301 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC bất ngờ lập kỷ lục mới, cao nhất từ trước đến nay, giao dịch ở mức 85.9 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 74.8 triệu đồng/lượng.
Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/5), trên thị trường quốc tế, giá vàng quay đầu giảm mạnh sau khi Mỹ công bố thêm thông tin về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu khá tích cực.
Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 2/5, từ 15h, giá xăng được điều chỉnh tăng giảm đan xen. Trong đó, xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 8 đồng/lít; xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 40 đồng/lít.
Xem thêm
Phiên bản di động