Không được phát sinh thêm thủ tục hành chính nào khi triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, 4 đợt dịch Covid-19 đã gây ra những thiệt hại rất nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là khối du lịch, vận tải, nhà hàng, khách sạn… Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân, ngày 1/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu yêu cầu việc triển khai hỗ trợ phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời, không được phát sinh thêm bất kỳ thủ tục hành chính nào. |
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tham mưu các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; trong đó có 3 chính sách liên quan trực tiếp đến ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, gồm: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Bên cạnh đó, ngành cũng thực hiện xác nhận trong 6 chính sách hỗ trợ thiết thực khác liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động.
Ông Trần Đình Liệu cho biết, để kịp thời triển khai hỗ trợ tới các đối tượng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao nhiệm vụ cụ thể, phân cấp, phần quyền và trách nhiệm rõ ràng cho các đơn vị và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trong toàn hệ thống. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
“Việc triển khai hỗ trợ phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời, không được phát sinh thêm bất kỳ thủ tục hành chính nào theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và công văn hướng dẫn của ngành. Phải chủ động trong việc xác nhận, tiếp nhận hồ sơ đề nghị, không để tình trạng nhận hồ sơ rồi trả lại đề nghị bổ sung”- Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu yêu cầu.
Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng yêu cầu toàn ngành đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về các chính sách hỗ trợ; tăng cường công tác hướng dẫn, trả lời câu hỏi, vướng mắc liên quan của người lao động và người sử dụng lao động; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc rà soát, xác nhận đối tượng hỗ trợ và báo cáo, tổng hợp…
Là đơn vị được giao chủ trì công tác thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg trong toàn ngành, ông Dương Văn Hào - Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ Bảo hiểm xã hội Việt Nam lưu ý, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phải nghiên cứu kỹ các văn bản trong tổ chức thực hiện để xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ và có phương án thực hiện khoa học, hiệu quả, phù hợp với điều kiện, tình hình từng địa phương; đồng thời phải thực hiện nghiêm công tác báo cáo theo ngày về Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhất là các vướng mắc để được tháo gỡ, giải quyết kịp thời.
Ngày 8/7/2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn số 1988/BHXH-TST để thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn trong toàn ngành về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Tại văn bản này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cụ thể, chi tiết các đơn vị trực thuộc và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các quy trình sau: 1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. 2. Xác nhận Danh sách người lao động tham gia đào tạo. 3. Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề. 4. Xác nhận Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; Danh sách người lao động ngừng việc; Danh sách lao động. 5. Giải quyết giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Để thực hiện các quy trình này, các đơn vị có thể nộp hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội qua giao dịch điện tử, Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc gửi hồ sơ giấy (trường hợp chưa giao dịch điện tử). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35