Khơi thông "mạch máu" của nền kinh tế bị tắc nghẽn do Covid-19

(LĐTĐ) Trong phiên thảo luận trực tuyến tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chiều 7/1, nhiều ý kiến của các đại biểu cho rằng, việc ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, nhằm khơi thông lại "mạch máu" của nền kinh tế vốn đang bị tắc nghẽn do Covid-19.
Không ngừng đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động Hà Nội: Nghiêm cấm tư lợi trong mua sắm vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh Huyện Đan Phượng cần có lộ trình thực hiện 6 tiêu chí còn thiếu để lên quận

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) cho rằng, nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mới bởi diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19, bên cạnh đó chi phí đầu vào tăng cao, tình trạng thiếu hụt lao động khiến doanh nghiệp đã gặp khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn. Vì thế, việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô đủ lớn, kịp thời, phù hợp có sức lan tỏa, tạo sự đột phá là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

undefined
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên thảo luận. (Ảnh: Q.H)

Theo đại biểu Tuấn, để giúp nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, tạo động lực tăng trưởng trong dài hạn, việc ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, nhằm khơi thông lại "mạch máu" của nền kinh tế vốn đang bị tắc nghẽn do Covid-19.

Về bố trí vốn, giải ngân nguồn kinh phí lớn trong thời gian rất ngắn, đại biểu đoàn Trà Vinh đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn nữa công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn để không xảy ra sai sót, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Đồng thời, lựa chọn đối tượng hỗ trợ khi áp dụng gói chính sách này, để phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ, tránh dàn trải cho các ngành, lĩnh vực không cần thiết ngay tại thời điểm này.

"Quốc hội, Chính phủ hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm đặc biệt quan tâm nâng mức hỗ trợ tốt hơn đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực mũi nhọn, lĩnh vực có tiềm năng lợi thế phát triển, xây dựng các công trình thủy lợi mang tính cấp thiết", đại biểu Tuấn bày tỏ.

Nêu các ý kiến về chính sách này, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) nhận định, du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 và phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có.

Lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động hoặc buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh, cắt giảm nhân sự… trong khi phần lớn doanh nghiệp du lịch nợ ngân hàng, không có doanh thu, dẫn đến mất khả năng trả nợ các khoản vay, thuế, phí… Điều này dẫn đến nguy cơ thiếu hụt lao động khi ngành du lịch hoạt động trở lại và một số khó khăn khác.

Từ thực trạng đó, đại biểu Thông đề nghị, Quốc hội, Chính phủ cần tiếp nhận nguồn lực thích hợp từ ngân sách Nhà nước để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là các địa phương là trọng điểm của du lịch.

Ngoài ra, có chính sách tái cơ cấu thị trường du lịch, thúc đẩy thị trường nội địa, có lộ trình mở cửa du lịch quốc tế an toàn, cho phép các địa phương triển khai đón khách du lịch quốc tế theo mô hình du lịch an toàn.

Đồng thời, giảm thuế sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư cơ sở lưu trú, khu du lịch sử dụng diện tích đất lớn để tạo cảnh quan, thúc đẩy, phát triển du lịch…

undefined
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình. (Ảnh: Q.H)

Còn theo đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình), nghị quyết này được ban hành sẽ mang tính lịch sử để hỗ trợ một cách kịp thời, tạo sự đột phá, nhằm thúc đẩy phục hồi nền kinh tế và tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển cho cả giai đoạn 2021-2025.

Thời hạn áp dụng chương trình hỗ trợ hoàn toàn phù hợp, tiến hành trong thời hạn nhất định để tránh sự dàn trải, lãng phí. Song ông Tâm băn khoăn về thời hạn 2 năm có đủ để tiếp cận, hấp thu hết tác động của chính sách hay chưa đặc biệt là các nội dung liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản vì thủ tục tiến hành phải qua nhiều bước với các quy trình, thủ tục như hiện nay là khó khả thi? "Đề nghị nghiên cứu, xem xét để quy định thời hạn phù hợp đối với từng gói dự án trong chương trình", đại biểu nói.

Bày tỏ đồng tình đối với nội dung các chính sách tiền tệ như giảm lãi suất ngân hàng, giảm thuế, song đại biểu Tâm đề nghị, trong quá trình triển khai cần cân nhắc lựa chọn những lĩnh vực thực sự chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh để có chính sách lọc được những lĩnh vực chưa cần thiết hỗ trợ cấp bách, thậm chí nếu hỗ trợ sẽ tạo nên hiệu ứng ngược.

Thực tế cho thấy, đại dịch Covid-19 đã có tác động tiêu cực tới nhiều ngành và lĩnh vực của nền kinh tế. Dẫn báo cáo chất lượng đại dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam do VCCI phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (đoàn Tiền Giang) cho hay có tới 87,2% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19.

Đáng chú ý, dịch bệnh Covid-19 khiến cho số doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh cao gấp đôi so với doanh nghiệp nhỏ và vừa do nam làm chủ. Đây là những doanh nghiệp cần những hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

undefined
Toàn cảnh Phiên thảo luận toàn thể trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội. (Ảnh: Q.H)

Hơn nữa, khi đại dịch xuất hiện, tỷ lệ nữ thất nghiệp tăng lên so với trước đây, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của nam giới không thay đổi. Vì thế, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm cho rằng, để chương trình thực sự đạt được mục tiêu tạo động lực để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và không để ai, nhóm nào, ngành nghề, lĩnh vực, địa phương nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thì một quan điểm quan trọng theo đại biểu là "công bằng, bình đẳng"...

Tổng hợp các ý kiến thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết đa số ý kiến các đại biểu nhất trí cần thiết có chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các đại biểu cũng lưu ý việc tăng cường kiểm tra, giám sát, tránh trục lợi, lãng phí, thất thoát, tiêu cực, trục lợi chính sách và đảm bảo các cân đối vĩ mô, an toàn, an ninh tiền tệ và an toàn tài chính quốc gia và phát triển bền vững.

"Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp thu đầy đủ các ý kiến để xây dựng báo cáo tiếp thu giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết này để trình Quốc hội xem xét thông qua", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nutifood Thụy Điển chính thức ra mắt sản phẩm Värna Colostrum bổ sung sữa non

Nutifood Thụy Điển chính thức ra mắt sản phẩm Värna Colostrum bổ sung sữa non

(LĐTĐ) Mới đây, Nutifood Thụy Điển chính thức ra mắt sản phẩm Värna Colostrum được đặc chế phù hợp cho thể trạng người Việt với hệ dưỡng chất kép: phân đoạn sữa non phân tử lượng thấp (Immunel) và kháng thể IgG, giúp tăng đề kháng nhanh cho người lớn.
Tiếp thu trí tuệ, tạo sự đồng thuận trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội

Tiếp thu trí tuệ, tạo sự đồng thuận trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Để tập trung hoàn thành Quy hoạch Thủ đô theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng quy hoạch, ngày 29/9 tới, một hội thảo khoa học sẽ chính thức được tổ chức với sự tham gia của hơn 350 đại biểu.
TP.HCM: Bé gái 5 tuổi bị ngạt nước trong hồ cảnh quan chung cư đã tử vong

TP.HCM: Bé gái 5 tuổi bị ngạt nước trong hồ cảnh quan chung cư đã tử vong

(LĐTĐ) Dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tích cực cứu chữa, nhưng bé gái 5 tuổi bị ngạt nước trong hồ cảnh quan chung cư đã không qua khỏi.
TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang

TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang

(LĐTĐ) Hưởng ứng lời kêu gọi vì người nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau, TNG Holdings Vietnam vừa đóng góp hỗ trợ 5 tỷ đồng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Hậu Giang để xây dựng 100 căn nhà Đại đoàn kết.
EVNHANOI: Cung cấp các dịch vụ điện hiệu quả đến khách hàng nhờ ứng dụng công nghệ số

EVNHANOI: Cung cấp các dịch vụ điện hiệu quả đến khách hàng nhờ ứng dụng công nghệ số

(LĐTĐ) Với việc ứng dụng công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã và đang cung cấp các dịch vụ điện đến khách hàng một cách hiệu quả, tiện lợi. Đặc biệt, EVNHANOI đã lắp đặt 100% công tơ điện tử cho hơn 2,8 triệu khách hàng sử dụng điện trên địa bàn Thủ đô.
Phát huy vai trò nghệ nhân trong trao truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội

Phát huy vai trò nghệ nhân trong trao truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 27/9, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Hội thảo Định hướng Quy hoạch Thủ đô sẽ tập trung thảo luận 3 khâu đột phá

Hội thảo Định hướng Quy hoạch Thủ đô sẽ tập trung thảo luận 3 khâu đột phá

(LĐTĐ) Sáng nay (27/9), Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Viện Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức họp báo thông tin về Hội thảo khoa học “Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Tin khác

Tô thắm tình đoàn kết Việt Nam - Lào

Tô thắm tình đoàn kết Việt Nam - Lào

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Nhà nước và Bộ Quốc phòng Lào đã truy tặng Huân chương Anh dũng hạng Nhất cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện vì đã có những đóng góp đối với Cách mạng Lào, góp phần tô thắm tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa hai quân đội và hai dân tộc Việt - Lào trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.
Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học Định hướng Quy hoạch Thủ đô

Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học Định hướng Quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” dự kiến diễn ra ngày 29/9, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Quận Gia Lâm được thành lập sẽ có 16 phường

Quận Gia Lâm được thành lập sẽ có 16 phường

(LĐTĐ) Ngày 22/9, tại kỳ họp thứ 13, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm. Theo đó, thành lập quận Gia Lâm trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Gia Lâm và thành lập 16 phường trên cơ sở 22 xã, thị trấn của huyện Gia Lâm.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn (PCCC, CHCN) với nội dung, hình thức, phương pháp đa dạng, thiết thực, hiệu quả; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và nhân dân đối với công tác PCCC, CHCN.
Hà Nội: Thông qua Nghị quyết hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Hà Nội: Thông qua Nghị quyết hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 13, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do vụ cháy tại địa chỉ số 37, ngách 29/70, phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân.
Kỳ họp 13 HĐND thành phố Hà Nội quyết định nhiều vấn đề cấp thiết

Kỳ họp 13 HĐND thành phố Hà Nội quyết định nhiều vấn đề cấp thiết

(LĐTĐ) Sáng nay (22/9), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI tổ chức kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề ) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng, kịp thời cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
TP.HCM: Kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm

TP.HCM: Kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm

(LĐTĐ) Tối 21/9, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát đi thông cáo về việc thi hành kỷ luật đối với một số tổ chức đảng, đảng viên sau khi tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm.
TP.HCM kiện toàn nhân sự và đơn vị hành chính tại thành phố Thủ Đức

TP.HCM kiện toàn nhân sự và đơn vị hành chính tại thành phố Thủ Đức

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa kiện toàn công tác cán bộ và tổ chức đơn vị hành chính tại thành phố Thủ Đức.
Tận dụng mọi cơ hội để tạo bứt phá trong bối cảnh mới

Tận dụng mọi cơ hội để tạo bứt phá trong bối cảnh mới

(LĐTĐ) Ngày 19/9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”.
Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 thành công tốt đẹp

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Phát biểu bế mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, chiều 16/9, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ khẳng định: Sau hai ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, hữu nghị, đoàn kết, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 đã hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự chính thức và thành công tốt đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động