Khởi sắc cơ hội việc làm

(LĐTĐ) Với việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã trở lại bình thường, kéo theo thị trường lao động tại Hà Nội có dấu hiệu khởi sắc. Khi thị trường lao động “ấm lên”, không chỉ doanh nghiệp mà người lao động cũng được hưởng lợi bởi có nhiều sự lựa chọn.
Ngày 25/3: Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố với hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng Hơn 1.500 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Đông Anh Nỗ lực vượt qua khó khăn, chủ động nắm bắt cơ hội việc làm

Thị trường lao động sôi động trở lại

Đối với người lao động, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và đặc biệt sau những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu tìm kiếm một công việc mới của họ ngày càng tăng cao. Đây chính là yếu tố tích cực giúp thị trường cung ứng nguồn nhân lực của Hà Nội trở nên dồi dào hơn, phong phú, và dần sôi động trở lại trong quý I năm 2021.

Sau 2 tháng tạm nghỉ việc kể từ khi làn sóng dịch lần thứ ba, anh Nguyễn Đình Phượng (quê Hải Dương) đã đi khắp các trung tâm giới thiệu việc làm ở Hà Nội để tìm việc mới. Anh Phượng cho biết, khi hoạt động sản xuất trở lại bình thường, anh mong muốn tìm một công việc đúng ngành nghề được đào tạo.

Nỗ lực tìm việc, đầu tháng 4 vừa qua, anh Phượng đã có được việc làm như mong muốn là nhân viên IT cho một công ty phần mềm. Không chỉ riêng anh Phượng, theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, trong thời gian qua, Hà Nội có 30.000-40.000 lao động đã tiếp cận được cơ hội việc làm mới. Tín hiệu tích cực của thị trường lao động, việc làm cũng thể hiện rõ qua số lượng lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm, số công việc chờ người lao động tăng.

Khởi sắc cơ hội việc làm
Việc kiểm soát tốt dịch bệnh, các hoạt động sản xuất, trở lại bình thường kéo theo thị trường lao động có dấu hiệu khởi sắc (Ảnh: P.Ngân)

Tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến nay, trung bình mỗi tháng, hệ thống sàn giao dịch việc làm trên địa bàn thành phố ghi nhận 4.000 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm sâu so với năm 2020 (7.000 người nộp hồ sơ/tháng). Trung tâm đã tiếp nhận hàng trăm doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 3.000 vị trí việc làm mới, với mức thu nhập 5-25 triệu đồng/người/tháng.

Theo đó, xu hướng tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào nhóm lĩnh vực sản xuất như linh kiện điện tử, cơ khí, điện thoại... Những nhóm khác như: Công nghệ thông tin, dệt may, thương mại dịch vụ, bán hàng, tài chính ngân hàng... cũng có xu hướng tuyển dụng khá lớn.

Nguyên nhân khiến thị trường lao động của Hà Nội có nhiều tín hiệu khởi sắc trong quý I là do Thành phố đã cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh và triển khai các biện pháp nhằm hạn chế tác động của dịch Covid-19 đến lĩnh vực lao động, việc làm.

Từ cuối năm 2020, nhận định trước tình hình nếu dịch chưa kết thúc sẽ ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là việc làm của người lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố năm 2021 với chỉ tiêu 160.000 người.

Theo đó, các đơn vị, địa phương cũng đổi mới hoạt động của hệ thống trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm. Hiện nay, các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội đều đã tăng cường kết nối cung cầu lao động qua các phiên giao dịch việc làm lưu động, trực tuyến. Hình thức tư vấn được đa dạng hóa để phù hợp với nhiều đối tượng như tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua Facebook, Zalo…

Các doanh nghiệp cũng được tạo điều kiện để tham gia sâu vào quá trình đào tạo nghề, tiếp cận với các chính sách ưu đãi nhằm duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh, hạn chế tình trạng người lao động bị thất nghiệp… Đặc biệt, để cơ hội việc làm cho người lao động được mở rộng hơn nữa, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm lưu động, trực tuyến, nhằm kết nối cung cầu trên thị trường lao động trong quý I.

Một số phiên giao dịch việc làm đã cho kết quả ấn tượng như: Phiên giao dịch việc làm huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thu hút 35 doanh nghiệp trên địa bàn huyện và 21 doanh nghiệp tại địa bàn các quận, huyện lân cận với 2.467 chỉ tiêu tuyển dụng; phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Sơn La với hơn 10.000 cơ hội việc làm cho người lao động.

Xu hướng nhảy việc để có thu nhập tốt hơn

Khi thị trường lao động “ấm lên”, không chỉ chủ doanh nghiệp mà người lao động cũng được hưởng lợi bởi có nhiều sự lựa chọn, khác với suy nghĩ những tháng trước đây là “có gì làm nấy, miễn là có việc làm”.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 kéo dài cũng khiến nhiều thứ thay đổi. Một trong những thay đổi đáng kể nhất là người lao động có xu hướng nhảy việc để tìm kiếm công việc có thu nhập tốt hơn. Xu hướng ngày tập trung số đông vào lao động ngành dịch vụ, lữ hành, du lịch và khách sạn… khi ngành này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa được phục hồi bởi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực…

Khởi sắc cơ hội việc làm
Ảnh minh họa: P.Ngân

Làm việc tại công ty kinh doanh tour du lịch Hàn Quốc, hơn một năm qua, chị Nguyễn Thanh Thúy ( trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn giữ được công việc của mình.Tuy nhiên cuộc sống của chị vẫn vô cùng khó khăn khi thu nhập giảm đến 70%. Nhận thấy thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, chị đã quyết định xin nghỉ và tìm một công việc mới.

"Trước đây thu nhập của tôi có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng, thời gian gần đây chỉ duy trì ở mức 3-4 triệu/tháng. Mặc dù có làm thêm các công việc khác nhưng thu nhập không được như mong muốn. Nhận thấy thời gian gần đây các công ty đã tuyển dụng nhiều với mức lương tương đối tốt, tôi quyết định nghỉ việc hiện tại và tìm cơ hội mới”, chị Thúy tâm sự.

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội, việc dịch chuyển đến nơi làm việc có điều kiện tốt hơn và thu nhập cao hơn là nhu cầu thiết yếu của người lao động. Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được thu nhập cho lao động như giai đoạn trước, khiến người lao động có xu hướng nhảy việc.

“Bất cứ người lao động nào đều mong muốn có thu nhập cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn. Dịch Covid-19 tạm thời được kiểm soát, các doanh nghiệp tích cực kinh doanh sản xuất, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, tốt hơn cho người lao động. Đây cũng là nguyên nhân khiến người lao động có xu hướng nhảy việc nhất là ở nhóm lao động trẻ”, bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết.

Tuy vậy, người lao động cũng nên cẩn trọng trước khi quyết định trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng lên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ và tình trạng thất nghiệp vẫn tăng. Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng đến 2,42% trên cả nước và nhu cầu mua sắm giảm.

Để đáp ứng được yêu cầu cho thị trường lao động hiện nay, người lao động cần phải tìm những việc làm phù hợp, linh hoạt và đa dạng hóa bản thân. Cần tiếp tục đầu tư, nâng cao kiến thức chuyên môn, đặc biệt là thích ứng với những yêu cầu công việc mới, chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, kỹ năng. Đồng thời người lao động cũng cần mở rộng khả năng kết nối với các trung tâm việc làm, đơn vị tuyển dụng, tăng mức hiểu biết về nhau giữa doanh nghiệp và người lao động để tạo ra được nhiều cơ hội việc làm khác./.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Xem thêm
Phiên bản di động