Khẳng định vị thế cho các sản phẩm nông nghiệp
Gỡ khó cùng thanh niên trong tham gia chương trình OCOP Chương trình OCOP: Tạo sân chơi bình đẳng, minh bạch cho các nhà sản xuất |
Nhiều sản phẩm nông nghiệp thế mạnh
Những năm gần đây, huyện Mê Linh đã và đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ưu tiên phát triển cây trồng có thế mạnh. Nhờ vậy, trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, hiệu quả kinh tế cao... Về thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh trong thời điểm hiện tại, ta sẽ thấy những cánh đồng xanh mướt với đủ các loại rau củ quả như củ cải, su hào, súp lơ, cà chua…
Qua chương trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của huyện Mê Linh đã khẳng định được chất lượng, từ đó nâng tầm giá trị cho sản phẩm. |
Chia sẻ với phóng viên, anh Ngô Văn Cát (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) cho biết, cánh đồng mà gia đình đang canh tác vốn là lò gạch bỏ hoang, sau khi cải tạo san lấp, khu đất này đã “chuyển mình” thành cánh đồng rau màu mỡ. Cũng như các hộ gia đình khác, củ cải chính là sản phẩm đưa lại thu nhập chính cho gia đình anh. Cùng với việc phát triển giống củ cải, bà con nông dân nơi đây còn trồng thêm nhiều loại rau màu khác như: Rau cải ngồng, cải chip, súp lơ, cà chua, bắp cải, su hào để đa dạng các loại rau củ cung ứng cho thị trường.
Được biết, thôn Đông Cao có 200ha đất nông nghiệp, trong đó có 134ha đã được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất rau an toàn. Trung bình mỗi năm, thôn Đông Cao thu 35.000 tấn rau, củ, quả các loại. Với những thế mạnh về phát triển rau xanh, kinh tế của người dân nơi đây cũng dần ổn định hơn.
Không chỉ có thế mạnh phát triển rau xanh, huyện Mê Linh còn có nghề truyền thống trồng hoa. Bên cạnh việc sản xuất theo cách truyền thống, những năm gần đây, người dân đã biết áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, từ đó đưa lại giá trị kinh tế cao. Được biết đến là một trong những vùng có thế mạnh về hoa hồng, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh được nhiều thương buôn tìm tới, nhất là trong dịp cận Tết.
Theo người dân địa phương, nghề trồng hoa đã trở thành nghề đưa lại thu nhập chính từ chục năm trở lại đây. Là một trong những hộ gia đình đi đầu trong việc kinh doanh các loại hồng thế, hồng bonsai, ông Phạm Đức Tài (chủ vườn hoa Tài Lý) cho biết, "Trước đây, gia đình tôi chỉ trồng hoa hồng cắt bông, nhưng nay đã chuyển hơn 6.000m2 đất sang trồng cây hồng thế, giống ngoại nhập. Nhờ vậy, mỗi năm, vườn hồng đem lại cho gia đình tôi thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng".
Để có được thành công như hiện tại là nhờ vào những hướng đi đúng đắn của lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh và nhân dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Mê Linh khóa X trình Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Mê Linh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 -2025 cho thấy, trong những năm qua, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục được duy trì ổn định, từng bước nâng cao đời sống cho người dân.
Theo đó, huyện đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích sản xuất lúa, tăng diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao như: Cây hoa ổn định trên 500 ha; cây rau màu trên 2.000 ha. Việc chuyển đổi cơ cấu bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực như: Khai thác tối đa nguồn lực từ đất; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung như: vùng sản xuất rau an toàn tại xã Tiền Phong, Tráng Việt, Đại Thịnh, Văn Khê, Tiến Thắng; vùng hoa tại các xã Mê Linh, Đại Thịnh, Văn Khê; vùng chăn nuôi tập trung tại các xã Tiến Thắng, Liên Mạc, Tự Lập.
Nâng tầm sản phẩm nông nghiệp qua chương trình OCOP
Những năm qua, chương trình OCOP của Thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực; gia tăng giá trị; phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp theo chuỗi giá trị; là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp...
Để cụ thể hóa Chương trình mỗi xã một sản phẩm, ngày 6/4/2020, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh đã ban hành Kế hoạch 215 để triển khai thực hiện trên địa bàn huyện trong năm 2020. Kế hoạch được triển khai với mục tiêu đặt ra trên địa bàn huyện Mê Linh sẽ có từ 30 đến 36 sản phẩm được xem xét đánh giá, phân hạng đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 của huyện Mê Linh, sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ của các sở, ngành Thành phố và sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp, Hợp tác xã, các hộ gia đình và Công ty cổ phần Sông Đà Kinh Bắc, đến nay, trên địa bàn huyện đã có 7 đơn vị, với trên 50 sản phẩm đã được xem xét công nhận là sản phẩm OCOP của huyện năm 2020.
Theo đó, 7 chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vật tư và giống cây trồng Hà Nội (hoa); Hợp tác xã Bưởi đỏ Đông Cao (bưởi); Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Phong (trái cây); Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (rau củ các loại); Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn và dịch vụ nông nghiệp Minh Hưng (rau màu các loại); Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Việt Doanh (rau quả các loại); Hợp tác xã Dịch vụ và thương mại Thành Tâm (bưởi).
Tại hội nghị phân hạng sản phẩm OCOP, huyện Mê Linh đã có 49 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 4 sao vòng 1 năm 2020. Trong đó, nổi trội nhất là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vật tư và Giống cây trồng Hà Nội, xã Đại Thịnh, có 3 sản phẩm tham dự gồm: Hoa cúc trắng, vàng; hoa hồng; hoa đồng tiền. Các sản phẩm trên đều đạt OCOP 4 sao năm 2020.
Là một trong những cơ sở có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, ông Lương Văn Phương, Giám đốc Hợp tác xã bưởi đỏ Đông Cao bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi khi được đưa sản phẩm bưởi đỏ tới buổi đánh giá, phân hạng. Sản phẩm Bưởi đỏ Đông Cao được biết đến với hương vị thơm ngon và màu sắc đặc trưng, có giá trị dinh dưỡng lớn. Thông qua chương trình OCOP, ông Phương mong muốn sản phẩm bưởi đỏ Đông Cao sẽ được chứng nhận chất lượng để người dân yên tâm sử dụng, tạo điều kiện cho sản phẩm vươn ra thị trường trong và ngoài nước.
Phó Chánh Văn phòng Thường trực điều phối nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, so với nhiều quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện Mê Linh chậm hơn. Tuy nhiên, địa phương lại đi chậm nhưng chắc. Theo kế hoạch, huyện chỉ đặt mục tiêu có từ 30 đến 36 sản phẩm được đánh giá, phân hạng, thì hiện tại huyện đã có 51 sản phẩm được thẩm định, cấp sao.
Dù việc triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho chủ thể chưa thực hiện được, nhưng các doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn vẫn tham gia tích cực nhờ công tác thông tin, tuyên truyền khá tốt. Các chủ thể nhận thức được lợi ích của việc tham gia chương trình OCOP, từ đó chủ động nâng cấp các sản phẩm tham gia.
Thông qua chương trình OCOP, các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của huyện Mê Linh sẽ được nhiều địa phương biết tới, đây cũng là một bàn đạp quan trọng tạo thêm động lực hình thành các vùng chuyên canh chất lượng cao. Những năm tới, để nâng cao giá trị của các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, huyện Mê Linh cần tập trung thu hút doanh nghiệp về huyện đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ đó hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững./.
Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01