Khẳng định vai trò "trái tim của cả nước"
Kinh tế phát triển nhanh và bền vững
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, dù phải chịu những biến động phức tạp của kinh tế quốc tế, song tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội vẫn luôn đạt mức khá. Bình quân giai đoạn 2016-2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,38%. Năm 2020, quy mô GRDP ước đạt 1,02 triệu tỷ đồng, khoảng 43,9 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.325 USD, gấp 1,29 lần so với năm 2015, gấp 1,92 lần bình quân cả nước.
Thủ đô Hà Nội ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp, văn minh. (Ảnh: Hữu Duyên) |
Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16,2% GDP, 19,1% thu ngân sách Nhà nước và 8,1% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Điểm sáng của Hà Nội trong giai đoạn 2016-2020 là công tác thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và xúc tiến đầu tư. Sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, liên tiếp trong 2 năm 2018 và 2019, Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Thông qua Hội nghị "Hà Nội - Hợp tác đầu tư và phát triển" các năm 2016, 2017, 2018, vốn đầu tư thu hút năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, song vốn đầu tư nước ngoài của Thành phố vẫn đạt 3,83 tỷ USD; lũy kế giai đoạn 2016-2020 đã thu hút mới 3.113 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 26,5 tỷ USD, gấp 4,2 lần giai đoạn 2011-2015.
Cũng trong năm 2020, trong khi thế giới đang vật lộn, chống chọi với đại dịch Covid-19, nhiều nơi có mức tăng trưởng âm hoặc tăng trưởng không đáng kể, Hà Nội vẫn kiểm soát được tình hình dịch bệnh và duy trì được mức tăng trưởng.
Kể cả vào những thời điểm khó khăn nhất khi làn sóng dịch bệnh đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam cũng như Hà Nội, Thủ đô vẫn giữ được mức tăng trưởng quý I/2020 là 4,43%. Sau khi giảm sâu trong tháng 4, đến tháng 5, kinh tế Thủ đô đã lấy lại đà tăng và hồi phục từ tháng 9/2020, GRDP quý IV/2020 đã tăng trưởng bứt phá, đạt 5,77%. Năm 2020 GRDP của Hà Nội tăng 3,98%, gấp hơn 1,3 lần mức tăng của cả nước.
Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô được cải thiện rõ rệt. (Ảnh: NC) |
Cơ cấu kinh tế Thủ đô cũng chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh; khu vực nông nghiệp giảm còn 2,12%. Tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân đạt 7,31%/năm. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 44,19 tỷ USD, gấp 1,22 lần so với năm 2015.
Hoạt động của các tổ chức tín dụng đạt kết quả tích cực, vốn huy động liên tục tăng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô được cải thiện rõ rệt. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của thành phố tăng 15 bậc, lên vị trí thứ 9 cả nước.
Đô thị văn minh, nông thôn hiện đại
Song song với phát triển kinh tế, giai đoạn 2016-2020, công tác phát triển đô thị, nông thôn; phát triển văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, khoa học... của Thủ đô đều có bước chuyển biến ấn tượng góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp, văn minh...
Hà Nội tiếp tục quan tâm phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội. Ước tính đến năm 2020, diện tích đất đô thị dành cho giao thông, tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng của thành phố đều tăng, ước đạt lần lượt là 10,07% và 14,85%.
Bên cạnh đó, Thành phố đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu nhà ở theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại, làm thay đổi diện mạo kiến trúc Thủ đô; từng bước phát triển vùng đô thị khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài. Đến nay, Hà Nội đã đạt diện tích nhà ở bình quân 27,25m2/người, vượt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ đô thị hóa của thành phố đạt 49,2%. Hà Nội đã hoàn thành trồng mới 1 triệu cây xanh trước 2 năm và đang trồng thêm 600 nghìn cây xanh.
Các chỉ tiêu quan trọng về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân đạt kết quả tích cực. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét. Hầu hết các hộ dân có điện thoại, 100% xã có kết nối Internet. Đã có 13 huyện và 368/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 167 xã so với cuối năm 2015), đạt tỷ lệ 9,3%, hoàn thành sớm 2 năm so với mục tiêu đề ra, là địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới dẫn đầu cả nước. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 55 triệu đồng, gấp 1,36 lần so với năm 2016.
Diện mạo nông thôn Thủ đô Hà Nội thay đổi rõ nét. (Ảnh: Hồng Quang) |
Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, trong giai đoạn này, Hà Nội tiếp tục quan tâm, chú trọng đầu tư và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các giá trị văn hóa truyền thống nghìn năm văn hiến được gìn giữ và phát huy. Thủ đô tiếp tục dẫn đầu cả nước nhiều chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục - đào tạo, thể dục, thể thao, nhất là thể thao thành tích cao.
Tiếp tục phát huy truyền thống, giai đoạn 2016-2020, Thủ đô Hà Nội đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống nhân dân. Các chính sách của Nhà nước đối với người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… được thực hiện đúng, đủ và kịp thời; ngoài ra còn ban hành và thực hiện nhiều chính sách đặc thù, riêng có của Hà Nội.
Thống kê đến nay, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế của thành phố đạt 90,1%. Trong giai đoạn 2016-2020, Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Thành phố đã giải ngân 17,36 nghìn tỷ đồng cho trên 523 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn. Hà Nội cũng đã hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trước 2 năm, đến nay, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2020, ở Thủ đô Hà Nội, quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố; Trật tự, an toàn xã hội có chuyển biến tốt hơn. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Thủ đô được mở rộng, tạo dấu ấn quan trọng. Hà Nội còn chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan trung ương, hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước được đẩy mạnh. Vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô ngày càng được nâng cao cả trong nước và quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09