Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước

(LĐTĐ) Sáng nay (21/7), tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước, kết nối trực tuyến giữa 3 tỉnh: Hà Nội, Đồng Tháp, Quảng Nam. Dự chương trình có ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh & Xã hội (TB&XH) Hà Nội.
Cảnh báo khi tham gia “việc làm online” Nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực Công nghệ thông tin - viễn thông tiếp tục tăng

Phát biểu tại phiên giao dịch việc làm, ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Lao động TB&XH Hà Nội cho biết, tình hình kinh tế - xã hội trong những tháng đầu năm 2022 đã có những tín hiệu khởi sắc, thể hiện sức bật của các ngành kinh tế đang dần hồi phục sau Covid-19.

Ngay từ đầu năm, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động. Tính đến ngày 15/7/2022 toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 137.326 lao động, đạt 85,8% so với kế hoạch; ước tăng 13,5 so với cùng kỳ 2021.

Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Các đại biểu bấm nút khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước, kết nối trực tuyến giữa 3 tỉnh: Hà Nội, Đồng Tháp, Quảng Nam.

Trong những năm qua đã có hơn 100.000 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản theo chương trình EPS và thực tập sinh IM Japan về nước. Chương trình đã mang lại cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao, giúp cải thiện đời sống cho người lao động góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

“Qua thời gian làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, những người lao động này không chỉ có tay nghề cao mà còn có ưu điểm lớn là biết tiếng bản địa. Bằng kiến thức, kinh nghiệm và số vốn tích lũy được, sau khi về nước đã khởi nghiệp thành công hoặc đảm nhiệm những vị trí làm việc quan trọng trong các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, còn có nhiều lao động khác gặp khó khăn trong tìm kiếm một việc làm phù hợp để phát huy khả năng và kinh nghiệm. Do vậy việc hỗ trợ việc làm trong nước để người lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng làm việc nói chung và ở Hàn Quốc nói riêng có thể yên tâm quay về là vô cùng quan trọng”- Phó Giám đốc Sở Lao động TB&XH Hà Nội nhấn mạnh.

Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Lao động TB&XH Hà Nội phát biểu tại chương trình.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Lao động TB&XH Hà Nội, trong những năm qua, Sở Lao động TB&XH Hà Nội đã giao Trung tâm dịch vụ việc làm đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giao dịch việc làm, phỏng vấn kết nối trực tuyến online giữa các Điểm/Sàn vệ tinh trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các Sàn Giao dịch việc làm các tỉnh thành trên khắp cả nước.

Đây là cơ hội cho người lao động nói chung cũng như lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh IM Japan về nước có được cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với kinh nghiệm và trình độ tay nghề của mình, nhằm ổn định cuộc sống.

Tại chương trình, ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi vì sự kiện đã thu hút 53 doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, gần 200 người lao động, thực tập sinh đã từng làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản về nước.

Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước phát biểu tại chương trình.

Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước mong muốn thông qua phiên giao dịch việc làm các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng được những lao động tốt đáp ứng yêu cầu công việc. Người lao động cũng tìm được công việc phù hợp. Gửi gắm tâm tư tới những lao động chuẩn bị sang Hàn Quốc làm việc, ông Hồng mong muốn người lao động sẽ chăm chỉ làm việc, trau dồi kỹ năng nghề, nâng cao trình độ tiếng Hàn, tích lũy vốn cũng như kiến thức để sau này trở về quê hương khởi nghiệp, làm giàu tại quê hương hoặc tìm được những công việc có mức thu nhập cao sau khi về nước.

Bà Kim Yoon Hye, Ủy viên Lao động và việc làm Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, trong số 16 quốc gia đang phái cử người lao động sang Hàn Quốc làm việc, Việt Nam là quốc gia có số lượng người lao động đưa sang làm việc đông nhất, khoảng 130.000 người. Quan hệ giao lưu nhân lực giữa Việt Nam và Hàn Quốc tới nay đã được 30 năm, trong quãng thời gian đó, nguồn nhân lực đi làm việc tại Hàn Quốc và trở lại Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng. Nguồn nhân lực này có tìm được công việc ổn định cuộc sống ở quê nhà cũng là một vấn đề quan trọng đặt ra.

Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Bà Kim Yoon Hye, Ủy viên Lao động và việc làm Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đánh giá cao chất lượng nguồn nhân lực sau khi từ Hàn Quốc trở về Việt Nam
Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ông Nishizawa Hidekazu, Trưởng Văn phòng IM Japan tại Việt Nam mong muốn các công ty sẽ tuyển dụng các thực tập sinh của IM Japan vì đây là nguồn nhân lực đã được đào tạo kinh nghiệm, kỹ năng khắt khe tại Nhật Bản.

Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực sau khi từ Hàn Quốc trở về Việt Nam, bà Kim Yoon Hye bày tỏ: “Tôi đánh giá nguồn nhân lực trở về từ Hàn Quốc là nguồn nhân lực rất quý báu. Đại đa số lao động đều biết tiếng Hàn Quốc cũng như học hỏi được kỹ thuật bên Hàn Quốc trong quá trình lao động, làm việc. Thông qua phiên giao dịch việc làm hôm nay tôi cũng nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc có thể tìm được nhân lực phù hợp với nhu cầu của công ty mình.”

Với vai trò là Ủy viên Lao động và việc làm Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, bà Kim Yoon Hye hứa sẽ hỗ trợ nhiều hơn nữa để các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như người lao động tại Hàn Quốc trở về có nhiều phiên giao dịch việc làm, từ đó có nhiều cơ hội gặp gỡ nhau hơn nữa.

Ông Nishizawa Hidekazu, Trưởng Văn phòng IM Japan tại Việt Nam cho biết Chương trình IM Japan đã được triển khai từ 30 năm trước. Chương trình đào tạo của IM Japan thường kéo dài từ 3 - 5 năm, mặc dù thời gian không dài nhưng trong khoảng thời gian này, các lao động trẻ được học hỏi kinh nghiệm, kiến thức để áp dụng, phát huy tại quê nhà, xây dựng sự nghiệp sau khi về nước.

Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Các công ty tiến hành phỏng vấn trực tiếp, online tại phiên giao dịch để tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp.

“Tôi mong muốn các công ty tham gia phiên giao dịch việc làm hôm nay sẽ tham khảo và tuyển dụng thực tập sinh của IM Japan vì các thực tập sinh trong quá trình học tập tại Nhật Bản đã được học kiến thức, cách làm việc, cách suy nghĩ của người Nhật Bản. Chúng tôi nghĩ rằng những kiến thức, kinh nghiệm này sẽ được người lao động áp dụng hiệu quả vào các công ty, không chỉ có công ty Nhật”- ông Nishizawa Hidekazu nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu đã bấm nút khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước, kết nối trực tuyến giữa 3 tỉnh: Hà Nội, Đồng Tháp, Quảng Nam. Ngay sau khi kết thúc chương trình khai mạc, các doanh nghiệp đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp, online với người lao động để tìm nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của công ty.

Tại phiên giao dịch việc làm đã có 53 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng. Trong đó, tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội có 37 đơn vị; sàn giao dịch việc làm Quảng Nam: 07 đơn vị; sàn giao dịch việc làm Đồng Tháp: 09 đơn vị. Tổng số nhu cầu tuyển dụng trong phiên giao dịch việc làm là 10.910 vị trí.
Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday

Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday

(LĐTĐ) Lợi dụng thời điểm ngày hội mua sắm Black Friday, các đối tượng xấu sẽ chủ động tiếp cận nạn nhân thông qua tin nhắn Email và các trang web giả mạo, dụ dỗ nạn nhân đặt mua các sản phẩm với mức giá ưu đãi nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản.
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm

Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Chiều 25/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm”. Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà và PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển

Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển

(LĐTĐ) Chủ trì tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn mong muốn mối quan hệ hợp tác hữu nghị gần 30 năm giữa Tổng Công hội Bắc Kinh và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ngày càng sâu sắc và bền chặt; giao lưu học hỏi lẫn nhau để cùng đưa phong trào công nhân lao động và hoạt động Công đoàn của hai nước phát triển hơn nữa, đáp ứng yêu cầu chung của phong trào công đoàn quốc tế.
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

(LĐTĐ) Chiều 25/11, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra hội đàm giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội với Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc).
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024

Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024

(LĐTĐ) Dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số với phương pháp luận Viettel Agile của Viettel Solutions vừa được Giải thưởng quốc tế BIG Awards for Business 2024 công bố là điển hình của năm (Case Study of the Years).

Tin khác

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động