Khắc phục vướng mắc khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy
Sổ hộ khẩu giấy: Chỉ thu hồi nếu người dân thay đổi thông tin Triển khai sử dụng thông tin cư trú thay thế sổ hộ khẩu giấy |
Quy định của pháp luật là thế, tuy nhiên, thực tiễn triển khai bỏ Sổ hộ khẩu giấy trong gần 2 tháng qua cho thấy, do các thông tin, dữ liệu chưa thực sự đồng bộ, đầy đủ nên đã phát sinh những bất cập, khiến người dân cảm thấy phiền hà, còn công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cũng vất vả.
Người dân làm thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa phường Ô Chợ Dừa. Ảnh: HL |
Để làm một thủ tục liên quan đến đất đai ở quê nhà tại Thanh Hóa, chị Nguyễn Thị T (thường trú tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) phải xin xác nhận nơi cư trú. “Thay cho việc chứng thực Sổ hộ khẩu giấy rồi nộp, hoặc photo rồi cầm theo sổ gốc để đối chiếu như trước đây, tôi phải đến Công an xã để kê khai, 3 ngày sau đến nhận Giấy xác nhận cư trú. Giấy xác nhận lại chỉ có giá trị trong 1 tháng, nếu chưa xong thủ tục, sẽ phải xin cấp lại... Tôi mong Nhà nước sớm đồng bộ các dữ liệu, để người dân thuận tiện hơn trong thực hiện thủ tục hành chính”, chị T chia sẻ.
Hai thủ tục đang gặp vướng mắc nhiều nhất để chứng minh thông tin cư trú là thủ tục đăng ký kết hôn và xác nhận tình trạng hôn nhân. Để xác định tình trạng hôn nhân của một người từ khi đủ tuổi đăng ký kết hôn đến thời điểm xin xác nhận, nếu họ chỉ cư trú tại một nơi thì UBND xã/phường nơi họ cư trú sẽ tra cứu được thông tin để xác nhận được nhanh chóng. Tuy nhiên, với những người thường trú ở nhiều nơi khác nhau, thì cần có thông tin để chứng minh tình trạng hôn nhân của họ từ khi đủ tuổi kết hôn đến khi chuyển hộ khẩu đến địa phương họ xin xác nhận tình trạng hôn nhân.
Trong trường hợp người dân khai báo đầy đủ, dữ liệu dân cư đã cập nhật trên hệ thống thì về nguyên tắc, người dân chỉ cần xuất trình căn cước công dân gắn chíp là công chức tiếp nhận hồ sơ có thể tra cứu để biết được tình trạng hôn nhân cho họ. Nhưng do các dữ liệu chưa đầy đủ, nên các trường hợp dữ liệu dân cư không có đầy đủ thông tin, thông tin không trùng khớp, thì phải có giấy xác nhận thông tin cư trú của những khoảng thời gian cư trú ở nơi khác trước đó.
Hiện, trên địa bàn Hà Nội, UBND các phường chưa được trang bị thiết bị đọc chip, nên công chức tiếp nhận hồ sơ phải đọc dữ liệu thủ công. Anh Bùi Quang Huy, công chức Tư pháp phường Đội Cấn cho hay: Theo quy định, UBND xã, phường không được yêu cầu công dân cung cấp giấy tờ xác nhận nơi cư trú. Tuy nhiên, có những thủ tục như đăng ký kết hôn, hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân thì bắt buộc phải xác định khoảng thời gian cư trú.
Thực tế, theo anh Huy, thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân là vướng nhiều nhất. Hiện, thông tin có thể tra cứu được từ căn cước công dân gắn chíp chỉ có thông tin nơi ở và nơi đăng ký thường trú hiện tại, chứ không có quá trình cư trú trước đó, nếu công dân không cư trú liên tục tại địa phương thì không rõ trước họ ở đâu, thời điểm trước có đăng ký kết hôn với ai hay không?
“Chúng tôi thường liên hệ với cơ quan Công an, hỏi Tổ trưởng dân phố, nếu thông tin trong căn cước công dân gắn chíp sai so với thông tin trong dữ liệu dân cư quốc gia thì dựa vào căn cước công dân cũ để đối chiếu... nói chung là cố gắng khắc phục. Nếu không đủ thông tin thì sẽ xác nhận theo khoảng thời gian”, anh Huy cho biết.
Hiện, cơ quan Công an cung cấp cho người dân 2 loại giấy xác nhận thông tin cư trú, một loại xác nhận chỉ có thông tin gần giống với thông tin trong căn cước công dân là công dân A đang cư trú tại địa chỉ này, và một loại giấy nữa là xác nhận khoảng thời gian cư trú. Chưa kể, thực tế còn phát sinh các tình huống như căn cước công dân chỉ ghi công dân cư trú tại phường A, quận B, nhưng trong Giấy xác nhận thông tin cư trú lại ghi rõ địa chỉ số nhà, tổ dân phố... Vì vậy, người dân khi xin xác nhận thông tin về cư trú cần tìm hiểu kỹ là mình muốn xác nhận nội dung hiện đang cư trú tại địa chỉ nào, hay xác nhận về khoảng thời gian cư trú, để xin xác nhận chính xác...
Thay thế quản lý cư trú từ Sổ hộ khẩu giấy bằng quản lý theo thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi các thông tin chưa được cập nhật đầy đủ, đồng bộ, cần có sự “chia sẻ” giữa người dân và cơ quan quản lý Nhà nước. Người dân cũng nên mở tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia và kịp thời cập nhật thông tin mới khi có thay đổi về cư trú để thuận tiện khi cần tra cứu, giải quyết thủ tục hành chính.
7 phương thức thông tin công dân Theo quy định tại Luật Cư trú, kể từ ngày 1/1/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chính thức hết giá trị sử dụng. Để việc triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) hay giao dịch dân sự, người dân có thể sử dụng 7 phương thức thông tin công dân sau đây thay cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: 1. Sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú. 2. Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp. 3. Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ CCCD. 4. Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự. 5. Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các TTHC, giao dịch dân sự (theo Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ). 6. Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú (ban hành kèm theo Thông tư số 56/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an). 7. Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (theo quy định tại Thông tư số 59/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an).
|
Phương Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25