Kết quả khắc phục hạn chế, tồn tại là "thước đo" năng lực cán bộ
Tạo bứt phá để xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” Tăng cường tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2022 Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong tình hình mới |
Kiến nghị đầu tư nhiều dự án hạ tầng
Báo cáo khái quát tình hình phát triển của địa phương với Thường trực Thành ủy Hà Nội, tại buổi làm việc ngày 15/9, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Trần Đình Cảnh cho biết, huyện có dân số gần 230 nghìn người, với 22 xã và 1 thị trấn; có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, với các tuyến đường giao thông quan trọng; Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội, đô thị vệ tinh Hòa Lạc…
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Huyện Thạch Thất cũng có 50/59 làng có nghề, trong đó, có 9 làng được công nhận làng nghề truyền thống, 6 cụm công nghiệp làng nghề. Đảng bộ huyện có 40 tổ chức cơ sở đảng, 364 chi bộ, với gần 9 nghìn đảng viên.
Theo ông Trần Đình Cảnh, năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, huyện Thạch Thất triển khai nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức do tác động của dịch Covid-19, song các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được triển khai đồng bộ và đạt kết quả khá toàn diện.
Tổng giá trị sản xuất các ngành 8 tháng đầu năm 2022 của huyện đạt gần 20 nghìn tỷ đồng, bằng 63,3% kế hoạch năm và tăng 15,1% so với cùng kỳ; tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 615,3 tỷ đồng, bằng 63% dự toán Thành phố giao, tăng 9% so với cùng kỳ…
Công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, trật tự xây dựng được huyện chú trọng và có nhiều chuyển biến. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2022, huyện đã phát hiện và xử lý dứt điểm, kịp thời 41/43 trường hợp vi phạm về quản lý đất đai và trật tự xây dựng; đồng thời, lập phương án, tổ chức chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho 1.454 lượt hộ, diện tích thu hồi 69 ha, tổng kinh phí 512 tỷ đồng.
Cùng với đó, các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Huyện ủy đã hoàn thành công tác rà soát, bổ sung quy hoạch nhiệm kỳ hiện tại và xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp đối với các chức danh Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Trong công tác kiểm tra, giám sát, trong 8 tháng đầu năm 2022, Ban Thường vụ Huyện ủy đã triển khai 7 cuộc kiểm tra đối với 8 tổ chức đảng và 2 đảng viên; cấp ủy cơ sở kiểm tra, giám sát 25 tổ chức Đảng… thông qua đó, đã xem xét, thi hành kỷ luật đối với 8 đảng viên.
Từ thực tiễn phát triển, để giúp địa phương hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất kiến nghị Thành phố sớm thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch vùng huyện; sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 thị trấn Liên Quan và khu vực phụ cận; cho phép huyện triển khai thực hiện một số dự án đầu tư, phát triển cụm công nghiệp và trung tâm thương mại, dịch vụ và mở rộng, phát triển khu nhà ở, điểm dân cư nông thôn…
Huyện Thạch Thất cũng kiến nghị Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc trong các quyết định giao đất giãn dân giai đoạn 2002-2007; đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư, xây dựng, nâng cấp, mở rộng dự án Quốc lộ 21A (Xuân Mai - Sơn Tây); quan tâm đầu tư hạ tầng, cảnh quan và công trình phụ trợ di tích quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương…
Phân công rõ người, rõ việc, gắn với trách nhiệm người đứng đầu
Tại buổi làm việc, lãnh đạo thành phố Hà Nội và các sở, ngành đã phân tích tình hình phát triển của huyện Thạch Thất, đồng thời, giải đáp một số kiến nghị cụ thể của địa phương này. Ông Hoàng Trọng Quyết, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cho rằng, huyện Thạch Thất có nhiều điều kiện để phát triển, từ năm 2021, huyện đã bước vào “câu lạc bộ thu ngân sách nghìn tỷ”. Tuy nhiên, bên cạnh sự quan tâm của Thành phố, huyện cần phải chủ động hơn, rà soát toàn bộ những vấn đề còn tồn tại, hạn chế; xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để phát triển trong thời gian tới.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Hoàng Trọng Quyết phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Trong đó, huyện Thạch Thất cần rà soát tổng thể để xây dựng quy hoạch huyện sát thực tế và khả thi. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông, kết nối với các trục giao thông lớn của Thành phố, đồng thời quan tâm đầu tư các tuyến kết nối giữa các xã trong huyện. Đặc biệt, để phát triển thương mại, dịch vụ, huyện cần kêu gọi đầu tư một trung tâm thương mại lớn, tạo thành trung tâm của huyện và vùng.
Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, hiếm có huyện nào nhiều tiềm năng như Thạch Thất, với 3 dự án lớn của Trung ương trên địa bàn; có nhiều cụm công nghiệp làng nghề đang hoạt động. Tuy vậy, cũng đặt ra những khó khăn, nhất là trong công tác quản lý đất đai, môi trường.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị, huyện Thạch Thất cần bám sát Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị để định hình phát triển huyện trong giai đoạn tới. Cùng với đó, tập trung giải quyết những tồn tại trong công tác quản lý đất đai, nhất là đất giãn dân; xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; quan tâm củng cố hệ thống chính trị, trong đó cần có một Nghị quyết chuyên đề về phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã…
Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Trần Đình Cảnh trình bày báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được trong thời gian qua của huyện Thạch Thất, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng lưu ý, huyện còn nhiều vấn đề hạn chế, tồn tại cần phải tập trung khắc phục.
Trong đó, kinh tế chưa tăng trưởng tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chưa tạo đột phá trong phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề. Công tác bảo vệ môi trường ở làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề còn nhiều bất cập. Công tác quản lý đất đai còn hạn chế, giao đất giãn dân còn chậm. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công thấp. Xếp hạng về cải cách hành chính năm 2021 còn đứng ở vị trí 28/30 quận, huyện, thị xã...
Do đó, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ đạo, Ban Thường vụ Huyện ủy phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục bằng được những hạn chế, khuyết điểm. Trong đó, cần học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, ra tấm ra món; xây dựng trường học, trạm y tế cái nào chuẩn cái đó; ao, hồ còn lại phải kè lại để bảo vệ; bê tông hóa đường làng, ngõ xóm...
“Kết quả giải quyết những hạn chế tồn tại này chính là “thước đo” năng lực cán bộ huyện. Tôi đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy phải có quyết tâm, giải pháp cụ thể, phân công rõ người, rõ việc, gắn với trách nhiệm người đứng đầu để thực hiện. Trong đó, hạn chế đầu tiên phải tập trung khắc phục là giải ngân vốn đầu tư công. Bởi có nguồn lực đầu tư mà không tiêu được là có lỗi với dân; giải ngân được sẽ tạo ra sản phẩm, ra công trình, dự án thì người dân mới sớm được thụ hưởng. Có công trình, dự án thì mới tạo ra động lực, tạo nguồn thu cả trước mắt và lâu dài”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị các cơ quan, các sở, ban, ngành quan tâm, phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện cho huyện Thạch Thất đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội, giao thông...
Bên cạnh đó, huyện Thạch Thất cần tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách lề lối làm việc, nói đi đôi với làm; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; trong lãnh đạo, chỉ đạo cần thể hiện rõ tính quyết liệt, rõ ràng, bản lĩnh, không né tránh trước việc khó, không sợ trách nhiệm khi đề xuất giải quyết vấn đề mới; phân công nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ kết quả và rõ trách nhiệm...
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu huyện Thạch Thất tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh các dự án đầu tư công, phát huy thế mạnh của huyện về tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm làng nghề, dịch vụ thương mại, các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49