Tạo bứt phá để xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
Hà Nội - Phnôm Pênh: Thắt chặt hợp tác trên tất cả các lĩnh vực Quận Đống Đa: Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại Hà Nội: Chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh |
Kinh tế Thủ đô phục hồi và phát triển
Từ những thành quả trong phòng, chống dịch Covid-19, Hà Nội tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Trung ương, quyết tâm, cố gắng, nỗ lực triển khai quyết liệt các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát tốt dịch bệnh để từng bước phục hồi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ để sớm đưa các công trình, dự án quan trọng trên địa bàn Thủ đô về đích, vận hành hiệu quả. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội tập trung thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế; chú trọng phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống của người dân với tinh thần “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá cao trong 6 tháng đầu năm 2022, GRDP 6 tháng tăng 7,79% (Quý I tăng 6,03%, quý II tăng 9,49%) - gấp 1,32 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 (5,91%).
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong 8 tháng năm 2022, Hà Nội thu hút 992,3 triệu USD vốn FDI, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đăng ký cấp mới 226 dự án với số vốn đạt trên 141 triệu USD, tăng 19,4%; có 122 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 374,6 triệu USD, tăng 16%; có 258 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt trên 476 triệu USD.
Đáng chú ý, trong 8 tháng đầu năm 2022, Hà Nội có hơn 20.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 226 nghìn tỷ đồng, tăng 2%; thực hiện thủ tục giải thể cho gần 2,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 14%; 13,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 46%; 7,8 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 7%.
Trong thời gian qua, hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn Hà Nội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, có nhiều khởi sắc nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và sự quan tâm, chỉ đạo, điều hành của Thành phố trong việc giảm giá bán lẻ xăng, dầu; bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu; kiềm chế lạm phát, đảm bảo cung ứng hàng hóa trên thị trường.
Hà Nội thu hút 992,3 triệu USD vốn FDI 8 tháng đầu năm. |
Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng của năm 2022, Hà Nội đã thống nhất điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2022 bao gồm: Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư dự án cấp Thành phố giảm trên 700.000 triệu đồng; điều chỉnh kế hoạch đầu tư dự án thuộc nhiệm vụ chi cấp huyện được ngân sách Thành phố hỗ trợ bổ sung; bố trí bổ sung 53.700 triệu đồng trong tổng nguồn vốn kế hoạch năm 2022 từ nguồn dự phòng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Hà Nội cũng đã thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030 với tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trên địa bàn toàn Thành phố khoảng 1.868 ha (gồm 1.384ha thuộc khu vực đô thị và 484ha khu vực nông thôn). Nguồn vốn phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 khoảng 880.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn ngân sách khoảng 11.700 tỷ đồng.
Nhiều giải pháp mới cũng được đưa ra phù hợp thực tiễn, tính khả thi cao, thể hiện rõ vai trò nhà nước trong công tác phát triển nhà ở, cũng như điều tiết thị trường bất động sản.
Đưa Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị vào cuộc sống
Mới đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Đảng bộ Thành phố thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Đây là cơ sở pháp lý, điều kiện quan trọng để tạo động lực phát triển Thủ đô từ nay đến năm 2030 và 2045, với định hướng lớn: Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế.
Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Mục tiêu đặt ra là xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
Để sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Chương trình hành động của Hà Nội đã xác định 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để quyết tâm đưa Nghị quyết số 15-NQ/TW đi vào cuộc sống. Trong đó, Thành phố xác định đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung phát triển công nghiệp văn hoá, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa; phát triển nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi giá trị; chú trọng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch; ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo.
Bên cạnh đó, tập trung phát triển văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô thông qua nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chương trình “Hội tụ tinh hoa và cộng hưởng sức mạnh văn hóa Quốc gia” với nhiều nội dung, cách thức thể hiện phong phú.
Đồng thời, hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai (đầu tư khép kín 7 tuyến đường vành đai giao thông Thủ đô: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5), hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch; đầu tư xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng, sông Đuống tạo điểm nhấn về kiến trúc gắn với quy hoạch các công trình hiện đại hai bên bờ sông. Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030; mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; nghiên cứu, xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc gắn với xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng logistics hiện đại.
Đối với phát triển đô thị, Thành phố sẽ tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới; từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD). Phấn đấu đến năm 2025 có 3 - 5 huyện và đến năm 2030 có thêm 1 - 2 huyện phát triển thành quận.
Mục tiêu đặt ra là xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn. |
Đặc biệt, để Nghị quyết số 15-NQ/TW đi vào cuộc sống, Hà Nội cũng đặt nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô. Theo đó, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Hà Nội sẽ rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định đang còn vướng mắc, bất cập; trọng tâm là tiến hành tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Thủ đô nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô.
Hiện nay, Thành phố đang hoàn thiện Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội gắn với việc xây dựng Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND Thành phố về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn. Hà Nội là địa phương tiên phong về thực hiện phân cấp trong quản lý, do đó Thành phố đang rà soát, bóc tách từng nhiệm vụ để tiếp tục phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện, cấp xã theo tinh thần giảm đầu mối. Cấp nào sát thực tế và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của người dân thì giao cho cấp đó thực hiện.
Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tổ chức mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, việc đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền là nội dung tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các quận, huyện, thị xã nói riêng và Thành phố nói chung. Việc đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước là một trong những khâu đột phá, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Hà Nội.
Đề án phân cấp của Hà Nội hướng tới mục tiêu phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền địa phương; bảo đảm vai trò chủ đạo, sự quản lý thống nhất của chính quyền thành phố; tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các cấp, ngành; khai thác hiệu quả và giải phóng nguồn lực của các địa phương, đặc biệt là các quận, huyện đã tự bảo đảm ngân sách và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52