Hy vọng không còn vòng “kim cô”
Thành lập Tổ công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật | |
Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển Thủ đô |
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tranh minh họa |
Nhìn một cách tổng thể, đến nay chúng ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội; chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật từng bước được nâng lên, đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hệ thống pháp luật vẫn còn những hạn chế, bất cập, nhất là vẫn còn những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn chưa được kịp thời khắc phục. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác về rà soát văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, các quy định gây cản trở sự phát triển, từ đó kịp thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật để giải phóng nguồn lực tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ công tác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Tổ trưởng, các thành viên là đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành, cơ quan Trung ương và một số tổ chức đại diện cho doanh nghiệp nhằm phát huy trí tuệ liên ngành, tập hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến của người dân, doanh nghiệp để phát hiện và kiến nghị giải pháp xử lý cho được những bất cập trong hệ thống pháp luật góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác tập trung thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu là: Tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan thực hiện công tác rà soát vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật; rà soát độc lập, chuyên sâu các quy định của pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển để kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm giải phóng nguồn lực tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó cho thấy, sự kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ đối với vai trò độc lập, khách quan của Tổ công tác trong việc phát hiện và tham mưu kịp thời Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những bất cập mang tính tổng thể, liên ngành của hệ thống pháp luật.
Cũng theo Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, ngay sau khi được thành lập, Tổ công tác đã khẩn trương triển khai thực hiện nhiệm vụ với các công việc cụ thể như: Xây dựng, ban hành các văn bản phục vụ tổ chức và hoạt động của Tổ công tác; xây dựng văn bản hướng dẫn cách thức triển khai nhiệm vụ rà soát.
Theo đó, Tổ công tác đã nghiên cứu và nhận diện được 11 chuyên đề cần tập trung rà soát chuyên sâu trong năm 2020, cụ thể là các nhóm quy định về: Điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp; phê duyệt, triển khai, tổ chức thực hiện, chấm dứt dự án đầu tư (gồm cả dự án đầu tư công); tài chính, thuế; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản; lao động, việc làm và an sinh xã hội; hợp đồng, giải quyết tranh chấp phát sinh trong kinh doanh, phá sản doanh nghiệp; kiểm tra chuyên ngành (trọng tâm là kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu); bổ trợ tư pháp, tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp; phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế; rà soát quy định pháp luật đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; rà soát quy định pháp luật gây cản trở, vướng mắc, khó khăn cho sản xuất kinh doanh để kịp thời ứng phó và giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế.
Để hỗ trợ các nhóm rà soát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giải quyết khó khăn, Bộ Tư pháp – cơ quan thường trực của Tổ công tác, đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp lớn trên cả nước cung cấp thông tin, phản ánh, kiến nghị về các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không còn phù hợp; đồng thời, xây dựng website để “Tiếp nhận phản ánh văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, bất cập” tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
Tính đến ngày 15/5/2020, bộ phận thường trực Tổ công tác đã tiếp nhận hàng trăm văn bản của các hội, hiệp hội, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong toàn quốc gửi đến với trên 3.000 nội dung kiến nghị, phản ánh. Qua đó cho thấy, các doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan, tổ chức đã hưởng ứng nhiệt tình, có trách nhiệm, đặt nhiều hy vọng vào hoạt động rà soát, phát hiện các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở sự phát triển để có biện pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, kinh doanh. Các kiến nghị, phản ánh đã được Bộ Tư pháp tổng hợp, phân loại, chỉ dẫn và chia sẻ kịp thời đến các bộ, cơ quan ngang bộ và các Nhóm rà soát để phục vụ việc rà soát.
Tổ công tác được thành lập, đi vào hoạt động giữa lúc dịch bệnh Covid-19 đang tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan khẩn trương rà soát các quy định pháp luật gây cản trở, vướng mắc, khó khăn cho sản xuất kinh doanh để kịp thời ứng phó và giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã cơ bản đồng ý với kiến nghị, đề xuất của Bộ Tư pháp và giao các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất triển khai thực hiện. Qua đó, đã kịp thời tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những giải pháp cụ thể hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, từng bước phục hồi nền kinh tế.
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cũng cho biết, trong thời gian tới, việc rà soát những văn bản quy phạm pháp luật có quy định chồng chéo, mẫu thuẫn, không phù hợp với thực tiễn là công việc khó, đòi hỏi nhiều công sức và thời gian thực hiện. Vì vậy, ngay sau khi đi vào hoạt động, Tổ công tác đã xác định rà soát 11 chuyên đề là công việc trọng tâm của Tổ công tác trong năm 2020.
Trong 11 chuyên đề nêu trên, Tổ công tác đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành triển khai thực hiện và nhanh chóng hoàn thành bước đầu đối với việc rà soát các quy định pháp luật gây cản trở, vướng mắc, khó khăn cho sản xuất kinh doanh để kịp thời ứng phó và giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế.
Đối với 10 chuyên đề còn lại, hiện nay, các nhóm rà soát đang chủ động triển khai thực hiện các công việc theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp – Cơ quan thường trực Tổ công tác. Trong đó, sau khi xác định, lập Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi rà soát đối với từng chuyên đề, các nhóm rà soát sẽ tiến hành rà soát, đối chiếu các quy định của pháp luật trong từng lĩnh vực hoặc với các lĩnh vực khác có liên quan để nhận diện những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Tổ công tác cũng sẽ có các hình thức tham vấn rộng rãi, thực chất các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng điều chỉnh của pháp luật, nhất là về các giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quá trình rà soát văn bản.
Bên cạnh việc rà soát độc lập, chuyên sâu đối với các chuyên đề, lĩnh vực nêu trên, Tổ công tác sẽ tập trung đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ. Dự kiến, các Bộ, cơ quan ngang bộ sẽ hoàn thành việc rà soát và gửi báo cáo kết quả rà soát về Bộ Tư pháp trong tháng 6/2020. Trên cơ sở kết quả rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ, Tổ công tác sẽ có ý kiến chính thức đối với kết quả rà soát văn bản của từng bộ, cơ quan ngang bộ để gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả rà soát đối với toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Trung ương ban hành trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp cuối năm 2020.
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31