Huyện Thanh Trì phải lên quận vào năm 2025
Không ngừng vun đắp mối quan hệ hữu nghị, truyền thống đặc biệt Hà Nội đã huy động trên 30.820 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới Tập trung thanh tra, xử lý dứt điểm dự án vi phạm, chậm tiến độ |
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương cho biết, tại thời điểm phê duyệt Đề án đầu tư, xây dựng huyện Thanh Trì thành quận (tháng 10/2019), huyện Thanh Trì đạt 24/27 tiêu chí, còn 3/27 tiêu chí chưa đạt là: Tiêu chí cân đối thu, chi ngân sách; tiêu chí mật độ giao thông đô thị và tiêu chí đất cây xanh công cộng trên địa bàn.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Lương Toàn) |
Đến nay, chất lượng 3 tiêu chí chưa đạt đã có sự chuyển biến tích cực. Cụ thể, đối với tiêu chí cân đối thu, chi ngân sách, đến hết năm 2021, tỷ lệ cân đối thu, chi ngân sách huyện đạt 52,3%. Tiêu chí mật độ giao thông đô thị đạt 9,3km/km2, còn thiếu khoảng 0,7km/km2 so với tiêu chuẩn quận, tương ứng 50,03km đường giao thông đô thị. Còn lại tiêu chí đất cây xanh công cộng trên địa bàn, đến hết năm 2021, tỷ lệ đất cây xanh công cộng trên địa bàn huyện đạt 4,5 m2/người, còn thiếu 1,5m²/người, tương đương thiếu khoảng 41,6 ha đất cây xanh công cộng.
Đồng chí Nguyễn Việt Phương cho biết, huyện Thanh Trì dự kiến đến hết năm 2022, tỷ lệ tự cân đối thu, chi ngân sách của huyện đạt 63,6%; năm 2023 dự kiến đạt 77,5%; năm 2024 dự kiến đạt 98,7% và năm 2025 đạt khoảng 109,1%.
Đối với tiêu chí mật độ giao thông đô thị, giai đoạn 2021-2025, huyện đề xuất thực hiện 46 dự án đường giao thông, trong đó: 28 dự án thuộc thẩm quyền quản lý và đầu tư của huyện; 18 dự án thuộc thẩm quyền quản lý và đầu tư của Thành phố. Sau khi hoàn thành 46 dự án này, dự kiến đến hết năm 2025, số km đường giao thông đô thị trên địa bàn huyện sẽ tăng thêm khoảng 51,55km/50,03km, hoàn thành tiêu chí “Mật độ đường giao thông đô thị” theo tiêu chuẩn quận.
Còn đối với tiêu chí đất cây xanh công cộng, huyện Thanh Trì đang tập trung đầu tư 18 dự án hạ tầng cây xanh công cộng; 21 dự án kè ao hồ; 13 dự án trung tâm văn hóa kết hợp cây xanh công cộng tại các xã và các dự án hạ tầng kỹ thuật các khu đấu giá, khu tái định cư trên địa bàn huyện. Dự kiến đến hết năm 2022, diện tích đất cây xanh công cộng trên địa bàn huyện sẽ tăng thêm khoảng 49,31ha/41,6 ha cây xanh công cộng còn thiếu.
Huyện Thanh Trì cũng đang tập trung hoàn thành mục tiêu kép “xã phát triển thành phường gắn với xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”. Theo đó, dự kiến đến hết năm 2025, huyện tăng thêm 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 là 10 xã (chiếm 66,7%), trong đó, có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (chiếm 33%).
Tại buổi làm việc, huyện Thanh Trì nêu 3 nhóm kiến nghị lớn, liên quan đến việc thực hiện Đề án xây dựng, phát triển huyện lên quận, gồm nhóm kiến nghị về quy hoạch, về hạ tầng giao thông và nguồn lực thực hiện.
Đáng chú ý, huyện kiến nghị Thành phố chấp thuận chủ trương, cho phép huyện được sử dụng nguồn vốn ngân sách huyện để đầu tư 11 dự án giao thông thuộc thẩm quyền đầu tư của Thành phố; giao huyện làm chủ đầu tư và lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với 2 dự án; ưu tiên dành nguồn lực hỗ trợ các dự án giao thông của huyện, với số tiền 380 tỷ đồng...
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn) |
Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, phát biểu chỉ đạo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận những kết quả của huyện Thanh Trì trong thực hiện Đề án xây dựng, phát triển huyện lên quận, cũng như những kiến nghị, đề xuất và ý kiến phát biểu tại hội nghị.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, mời Bộ Xây dựng giúp huyện rà soát lại toàn bộ các tiêu chí phát triển huyện lên quận, thống nhất được bộ tiêu chí, đảm bảo phù hợp với các quy định mới của Trung ương.
Nhấn mạnh một trong những tiêu chí khó là cân đối thu chi ngân sách, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, huyện cần rà soát lại gần 10 nghìn hộ sản xuất kinh doanh, nếu đủ điều kiện thì vận động, hỗ trợ để các hộ sản xuất kinh doanh phát triển lên doanh nghiệp, qua đó, tạo nguồn thu bền vững. Cùng với đó, tăng cường nguồn thu tại các xã, khuyến khích sự chủ động, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ cơ sở.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan hỗ trợ huyện rà soát lại toàn bộ thủ tục để triển khai các dự án thuộc thẩm quyền đầu tư của huyện; cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thuộc thẩm quyền đầu tư của Thành phố.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cũng giao Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải sau buổi làm việc có thông báo cụ thể, giao trách nhiệm cho các sở, ngành phối hợp với huyện Thanh Trì để tháo gỡ, giải quyết từng kiến nghị, đề xuất của huyện.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị huyện Thanh Trì xác định quyết tâm trong toàn hệ thống chính trị, phấn đấu hoàn thành xây dựng huyện lên quận vào năm 2025.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51