Huyện Phú Xuyên cơ bản khắc phục xong hậu quả sau mưa bão
Ngày 8/9, Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh đã cùng đoàn công tác kiểm tra thực tế tại Trạm bơm Lễ Nhuế, xã Tân Dân. Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên đề nghị Xí nghiệp Thủy lợi Phú Xuyên kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm, xung yếu, khơi thông dòng chảy. Tại các trạm bơm có chức năng tiêu úng, bảo đảm hoạt động của tất cả các tổ máy, huy động nhân lực phục vụ tiêu thoát nước bảo vệ sản xuất.
Còn tại xã Đại Xuyên có khoảng hơn 300 mẫu lúa bị đổ, chủ yếu là những diện tích lúa gieo sạ. Hiện nhân dân đang tranh thủ thời gian, khẩn trương buộc lúa. Sau khi đi kiểm tra thực tế, Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên lưu ý xã tiếp tục chỉ đạo, rà soát khắc phục những ảnh hưởng của bão để khôi phục sản xuất, bảo đảm giao thông và sinh hoạt của người dân.
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Xuân Thanh kiểm tra công tác khắc phục sự cố về điện. |
Kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sự cố đổ cột điện đường dây trung thế 35KV tại thôn Cổ Trai, xã Đại Xuyên, Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên đề nghị Công ty Điện lực Phú Xuyên khẩn trương khắc phục các sự cố về điện trong toàn huyện để bảo đảm sinh hoạt và sản xuất của nhân dân...
Theo báo cáo sơ bộ của Huyện Phú Xuyên, bão số 3 không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, có 16 cột điện bị gãy đổ, 12 cột điện hạ áp bị nghiêng; 144/562 trạm biến áp mất điện sau mưa bão. Trong ngày, Công ty Điện lực Phú Xuyên cơ bản khắc phục xong sự cố.
Trên địa bàn huyện có 3 xã (Bạch Hạ, Phượng Dực, Nam Triều) bị gãy đổ cột loa truyền thanh; 2 trạm y tế ở Phú Tiến và thị trấn Phú Xuyên bị đổ tường rào; 28 trường ở 19 xã, thị trấn bị tốc mái nhà hiệu bộ, nhà xe, phòng học, khu vui chơi…; 3 chợ bị tốc mái, cây đổ đè vào ki ốt.
Cán bộ, chiến sĩ phối hợp với cùng địa phương, các nhà trường tập trung di chuyển, thu dọn cây xanh. |
Mưa bão đã làm 418 nhà dân bị tốc mái, sập đổ ở 22 xã, thị trấn; 142 nhà xưởng, trang trại ở 9 xã, thị trấn bị tốc mái. Về lĩnh vực nông nghiệp, diện tích lúa bị đổ là 1.989ha, chiếm 31,8% tổng diện tích gieo cấy vụ mùa; 389ha chuối bị gãy đổ; 122,4ha ngô bị đổ; diện tích rau màu bị thiệt hại là 116,7ha; số lượng cây ăn quả bị ngã đổ 9.011 cây; 2.335 cây bóng mát bị đổ…
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số thiệt hại khác do cơn bão số 3 gây ra ở một số xã, thị trấn, như: Đổ tường rào, tốc mái đình, chùa, nhà dân; nhiều cột đèn chiếu sáng, biển quảng cáo bị đổ, gãy, bay xuống đường.
Để bảo đảm chống úng, trong những ngày qua, Xí nghiệp Thủy lợi Phú Xuyên đã vận hành 53 trạm bơm với 184 máy để tiêu thoát nước đệm trên kênh mương, đồng ruộng. Hiện tại không có diện tích sản xuất nông nghiệp bị ngập úng…
Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, huyện đã chỉ đạo các đơn vị chức năng và các xã, thị trấn khẩn trương huy động nhân lực thu dọn cành cây, cột điện gãy, đổ để giải tỏa giao thông, tránh ách tắc, gây tai nạn giao thông; phối hợp khẩn trương khắc phục sự cố về điện để cấp điện trở lại, bảo đảm giao thông đi lại và thông tin được thông suốt.
Ban Chỉ huy quân sự huyện và Công an huyện Phú xuyên cũng đã huy động cán bộ, chiến sĩ cùng địa phương khắc phục sự cố sau bão. |
Ban Chỉ huy quân sự huyện và Công an huyện Phú xuyên cũng đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ tham gia phối hợp với cùng địa phương, các nhà trường tập trung di chuyển, thu dọn cây xanh.
Với tinh thần khẩn trương, các lực lượng đã làm việc tích cực, nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn trong các khu vực trường học khi học sinh tới trường. Đồng thời, trả lại cảnh quan môi trường và bảo đảm an toàn giao thông cho nhân dân trong huyện…
Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục rà soát, kiểm tra hệ thống cây xanh, nhất là những cây bị nghiêng sau bão số 3 chặt, tỉa kịp thời để bảo đảm an toàn giao thông. Các phòng, ban, cơ quan, đơn vị của huyện cũng sẽ phối hợp tích cực với các địa phương, nhà trường rà soát, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn, nhất là hệ thống mái tôn, cây xanh tại các trường học, công trình công cộng… để khắc phục sự cố phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân.
Đối với diện tích lúa bị đổ, huyện tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tranh thủ buộc lúa để giảm thiểu tối đa thiệt hại về năng suất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59